Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Phân giải các chất ở vi sinh vật có đáp án với nội dung là những câu hỏi nằm trong phần Ôn tập Chương do Hoc247 tổng hợp và biên soạn với mục đích giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Mong rằng với tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT
1194) Ở vi sinh vật, sự phân giải chất hữu cơ gồm:
A. Sự phân giải nội bào
B. Sự phân giải ngoại bào
C. Cả A và B
1195) Sự phân giải ngoại bào ở vi sinh vật diễn ra ở:
A. Trong cơ thể chúng
B. Ngoài cơ thể chúng
C. Cả A và B
1196) Sự phân giải nội bào ở vi sinh vật thực chất là:
A. Quá trình đồng hóa của nó
B. Quá trình dị hóa của nó
C. Chuẩn bị cho đồng hóa
D. Chuẩn bị cho dị hóa
1197) Sự phân giải ngoại bào ở vi sinh vật dị dưỡng có ý nghĩa là:
A. Quá trình đồng hóa của nó
B. Quá trình dị hóa của nó
C. Chuẩn bị cho đồng hóa
D. Chuẩn bị cho dị hóa
1198) Ở vi sinh vật, sự phân giải ngoại bào khác với dị hóa của chúng ở điểm:
A. Xảy ra ở ngoài tế bào
B. Không sản sinh năng lượng
C. Thiếu chuỗi chuyền e- nội bào
D. Không cần enzim
E. A+B
F. A+CG. B+C
1199) Quá trình phân giải chất hữu cơ ngoại bào ở vi sinh vật đặc biệt cần cho vi sinh vật dị dưỡng vì:
A. Chúng không hấp thụ được chất cao phân tử
B. Quá trình này cấp ATP cho chúng
C. Quá trình này cấp nguồn C và N cho chúng
D. A+B
E. A+C
1200) Nhóm vi sinh vật phân giải có thể có kiểu dinh dưỡng là:
A. Quang dị dưỡng B. Quang tự dưỡng
C. Hóa dị dưỡng D. Hóa tự dưỡng
E. A+B F. C+D
G. A+C
1201) Sự phân giải protein ở vi sinh vật cuối cùng thường tạo ra:
A. Đường gluco B. ADP – G (ADP glucoza)
C. Glucoza (C6H12O6) D. Nucleotit
E. Axit amin F. Axit béo và glyxeron
1202) *Có người nói : « Thực phẩm đã bị vi sinh vật gây mốc, ôi, thiu... vẫn có thể ăn uống sau khi nấu sôi kĩ ». Ý kiến này đúng hay sai ?
A. Đúng, vì đun sôi đã diệt hết vi sinh vật rồi
B. Đúng, để tiết kiệm nếu thứ đó không hỏng quá
C. Sai, vì có thể nhiễm độc tố nguy hiểm
D. Sai, vì mất ngon
1203) Khi vi sinh vật phân giải hoạt động ở môi trường thiếu nguồn cacbon và thừa nguồn nitơ, sản phẩm sẽ nhiều :
A. Axit amin B. Axit hữu cơ
C. Amoniac D. Axit béo
1204) Khi vi sinh vật phân giải hoạt động ở môi trường thừa nguồn cacbon và thiếu nguồn nitơ, sản phẩm sẽ nhiều :
A. Axit amin B. Axit hữu cơ
C. Amoniac D. Axit béo
1205) Một bình cổ cong (bình Pasto) đựng nước thịt để ngỏ vài ngày sẽ :
A. Có mùi thối B. Có vị chua
C. Không thay đổi D. Biến màu
1206) Một bình cổ cong (bình cổ Thiên nga) đựng nước đường để ngỏ vài ngày sẽ :
A. Có mùi thối B. Có vị chua
C. Không thay đổi D. Biến màu
1207) Một bát nước canh thịt để ngỏ vài ngày sẽ :
A. Có mùi thối B. Có vị chua
C. Không thay đổi D. Biến màu
1208) Một bát nước đường để ngỏ vài ngày sẽ :
A. Có mùi thối B. Có vị chua
C. Không thay đổi D. Biến màu
1209) Để làm tương, người ta sử dụng nguyên liệu chủ yếu là :
A. Đậu xanh hay đậu nành B. Sắn (củ mì) hay ngô
C. Đậu tương và gạo D. Lạc (đậu phộng)
1210) Trong làm tương, người ta đã lợi dụng vi sinh vật là :
A. Nấm vàng xanh (Aspergillus flavus)
B. Nấm vàng hoa cau (Aspergillus oryzae)
C. Vi khuẩn lên men
D. A+B
E. B+C
1211) Để làm nước mắm, người ta sử dụng nguyên liệu chủ yếu là :
A. Tôm B.Cá C. Tép D. Đậu tượng
1212) Trong làm nước mắm, người ta đã sử dụng vi sinh vật là :
A. Nấm sợi và nấm men
B. Vi khuẩn lên men
C. Vi khuẩn kị khí vốn ở ruột cá
D. B+C
1213) Người ta luôn cho nấm men vào bột ủ để làm bánh mì, gatô hay bánh quy để :
A. Tăng lượng vitamin nhóm B
B. Khiến bánh trở nên xốp
C. Tăng lượng protein
D. A+B+C
1214) Tiến hành quá trình lên men rượu để sản xuất rượu, bia có cần sự tham gia của khí oxi không?
A. Rất cần
B. Tuyệt đối không
C. Cần ít (để hé)
D. Lúc đầu không, về cuối cần
1215) Tiến hành sản xuất sinh khối từ nấm lên men rượu có cần sự tham gia của khí oxi không?
A. Rất cần
B. Tuyệt đối không
C. Cần ít (để hé)
D. Lúc đầu không, về cuối cần
1216) Thành phần chủ yếu của giấm làm nó có vị chua là:
A. Etanol (CH3CH2OH)
B. Axit axetic (CH3COOH)
C. Axit xitoric
D. Axit lactic (CH3CHOHCOOH)
1217) Dưa, kiệu hay hành muối có vị chua là vì chứa:
A. Etanol (CH3CH2OH)
B. Axit axetic (CH3COOH)
C. Axit xitoric
D. Axit lactic (CH3CHOHCOOH)
1218) Thành phần chủ yếu của rượu làm nó có vị cồn là:
A. Etanol (CH3CH2OH)
B. Axit axetic (CH3COOH)
C. Axit xitoric
D. Axit lactic (CH3CHOHCOOH)
1219) Chanh,cam có vị chua do chứa hợp chất là:
A. Etanol (CH3CH2OH)
B. Axit axetic (CH3COOH)
C. Axit xitoric
D. Axit lactic (CH3CHOHCOOH)
1220) Khi làm sữa chua, người ta đã ứng dụng hoạt động của:
A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn axetic
C. Vi khuẩn etilic D. Vi khuẩn xitoric
1221) Muối rau, dưa, cà… người ta đã ứng dụng hoạt động của:
A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn axetic
C. Vi khuẩn etilic D. Vi khuẩn xitoric
1222) Hiện nay, để sản xuất mì chính (bột ngọt) người ta thường sử dụng nguyên liệu chủ yếu là:
A. Đậu xanh, đậu tượng B. Lông gia cầm (gà, vịt…)
C. Gạo, lúa mì, khoai tây D. Bã mía, rỉ đường, sắn
1223) * Phương pháp dân gian làm giấm ứng dụng hoạt động của:
A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn axetic
C. Vi khuẩn etilic D. Vi khuẩn xitoric
1224) *Phản ứng tổng quát quá trình oxi hóa rượu thành giấm là:
A. CH3CH2OH + O2 → CH3COOH + H2O
B. (C6H12O6)n → n C6H12O6
C. C6H12O6 → C2H5OH + CO2 + ATP
D. C6H12O6 → C3H4O3 à AcoA à CH3COOH
1225) * Nhân dân ta thường làm giấm từ nguyên liệu là :
A. Rượu B. Bột hoặc đường
C. Chuối D. A hay B hoặc C đều được
1226) *Khi làm rượu nếp, người ta đã ứng dụng hoạt động của:
A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn etilic
C. Nấm mốc D. B+C
1227) *Khi làm rượu nếp, không có sự tham gia của:
A. Nấm men Sacharomyces cerevisiae
B. Nấm sợi Aspergillus sp
C. Nấm mốc Rhisopus
D. Vi sinh vật cố định đạm Annabaena azollae
1228) *Quá trình lên men rượu có thế tóm tắt bằng phương trình tổng quát là:
A. CH3CH2OH + O2 → CH3COOH + H2O
B. (C6H12O6)n → n C6H12O6
C. C6H12O6 → C2H5OH + CO2 + ATP
D. B → C
1229) * Giai đoạn đầu của quá trình làm rượu nếp nhờ nấm được tóm tắt bằng phản ứng:
A. CH3CH2OH + O2 → CH3COOH + H2O
B. (C6H12O6)n → n C6H12O6
C. C6H12O6 → C2H5OH + CO2 + ATP
D. B → C
{-- Từ câu 1230 - 1242 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đê Phân giải các chất ở vi sinh vật Sinh học 10 ôn tập có đáp án vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Phân giải các chất ở vi sinh vật có đáp án . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.