YOMEDIA

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Sinh sản ở vi sinh vật Sinh học 10 có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập có đáp án Sinh sản ở vi sinh vật với mục đích giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Mong rằng với tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

1273) Sinh sản của vi sinh vật không thể xem là:

       A. Sự tăng kích thước quần thể

       B. Sự phân chia tế bào của nó

       C. Sự tăng số lượng tế bào của nó

       D. Sự tăng độ lớn tế bào của nó

1274) Cơ chế sinh sản chủ yếu của vi khuẩn là:

       A. Phân đôi (trực phân)                    B. Nguyên phân

       C. Giảm phân                                      D. A+B+C

1275) Một nguyên nhân dẫn đến sinh sản của cá thể vi sinh vật là:

       A. Sự giảm kích thước màng của nó

       B. Sự dư thừa nguồn sống ở môi trường

       C. Sự giảm số lượng tế bào của quần thể

       D. Sự tăng độ lớn từng tế bào

1276) Cho: S = diện tích màng tế bào, V = thể tích tế bào. Vi khuẩn thường bắt đầu sinh sản khi:

       A. S tăng                 B. V giảm             C. V tăng             D. S giảm

1277) Ở vi sinh vật , mêzôxôm là:

       A. Một loại riboxom

       B. Thành phần của nucleoxom

       C. Một dạng lizoxom

       D. Phần màng sinh chất gấp nếp

1278) Chỗ dựa để NST vòng của vi khuẩn bám vào khi tự sao là:

       A. Lizoxom  

       B. Nucleoxom        

       C. Mezoxom

       D. Peroxixom        

       E. Riboxom

1279) Sự tự sao của NST vi khuẩn diễn ra từ:

       A. Đầu 5’ → 3’                                        B. Đầu 3’ → 5’

       C. Từ đầu này đến đầu kìa                   D. Từ 1 điểm trong ADN đó

1280) Các giai đoạn chính của trực phân của vi khuẩn là:

       A. Tạo vách ngăn → ADN nhân đôi → tạo mezoxom

       B. ADN nhân đôi → tổng hợp NST → tạo lizoxom

       C. Tổng hợp riboxom → nhân đôi ADN → tạo vách

       D. Tạo mezoxom NST tự sao → tạo vách

1281) * Nhiễm sắc thể (NST) của vi khuẩn thực chất là:

       A. ADN vòng ở vùng nhân.                       B Plasmit

       C. Mọi ADN của nó                                      D. ADN thẳng ở vùng nhân

1282) *Ở phân bào của vi khuẩn, cái gì được phân và đôi ?

       A. ADN vòng                   B.Plasmit              C. NST       D. Mọi ADN của nó

1283) Một vi khuẩn “mẹ” sau 4 lần phân bào liên tiếp thì sinh ra số “con,cháu” là:

       A. 4               B. 8             C. 12           D. 16

1284) *Trong tự nhiên, vi khuẩn thường tồn tại ở dạng:

       A. Lưỡng bội (2n)                       B. Đơn bội (n)

       C. Không NST (n=0)                 D. A hay B tùy điều kiện thuận lợi

1285) * Một vi khuẩn “mẹ” có n NST, thì sau k lần phân bào liên tiếp thì sinh ra số “con,cháu” với tổng số NST là:

       A. k2n            B. kn           C. n2k                  D. nk

1286) Ngoại bào tử của vi khuẩn có đặc điểm chính là:

       A. Hình thành bên ngoài tế bào của nó

       B. Hình thành ở trong tế bào của nó

       C. Hình thành ở trong tế bào sát cạnh nó

       D. Hình thành ngoài tế bảo chủ của nó

1287) Nội bào tử của vi khuẩn được hình thành ở:

       A. Ngoài tế bào của nó                        B. Trong tế bào của nó

       C. Trong tế bào sát cạnh nó                D. Trong tế bào chủ của nó

1288) Cơ chế hình thành nội bào tử của vi khuẩn là:

       A. Màng tế bào lồi ra, thu lấy plasmit, tạo lớp vỏ

       B. Màng lõm vào, bao quanh NST, tạo lớp vỏ

       C. NST co lại tối đa, thành tế bào dày ra

       D. Tế bào thải nước, co lại, tiết ra lớp vỏ dày

1289) Ở vi khuẩn, ngoại bào tử khác nội bào tử ở điểm cơ bản là:

       A. Ngoại bào tử ở ngoài, còn nội bào tử ở trong

       B. Ngoại bào tử có khi bất lợi, nội bào tử - ngược lại

       C. Ngoại bào tử sinh sản, nội bào tử tiềm sinh

       D. Ngoại bào tử có khi thuận lợi, nội bào tử khi bất lợi

1290) Tính chất cơ bản của nội bào tử vi khuẩn là:

       A. Chịu nhiệt và chịu hạn

       B. Hình thành trong tế bào của nó

       C. Vỏ dày, tỉ lệ nước rất thấp

       D. Tiềm sinh ( chuyển hóa rất chậm)

1291) Đặc điểm của chuyển hóa chất ở nội bào tử vi khuẩn là:

       A. Chịu nhiệt và chịu hạn

       B. Hình thành trong tế bào của nó

       C. Vỏ dày, tỉ lệ nước rất thấp

       D. Tiềm sinh ( chuyển hóa rất chậm)

1292) Điểm nào dưới đây có ở nội bào tử mà không có ở ngoại bào tử của vi khuẩn?

       A. Vỏ dày                                  B. Có canxi đipicolinat

       C. Màng sinh chất                      D. Trao đổi năng lượng

       E. Chịu nhiệt độ cực thấp                  F. Chịu khô và nóng

       G. Sinh sản được

1293) Điểm nào dưới đây ở ngoại bào tử mà không có ở nội bào tử của vi khuẩn?

       A. Nước nhiều                           B. Có canxi đipicolinat

       C. Tế bào to hơn                       D. Dị hóa mạnh

       E. Sinh sản được

1294) Trong không khí thường có rất nhiều vi khuẩn ơ dạng:

       A. Bào tử nảy chồi.                    B. Phân nhánh

       C. Nội bào tử (endospore)        D. Trực phân

1295) Ý nghĩa sinh học chính của nội bào tử đối với vi khuẩn là:

       A. Sinh sản             B. Tồn tại

       C. Chịu nhiệt          D. Phát tán

1296) Ý nghĩa sinh học chính của ngoại bào tử đối với vi khuẩn là:

       A. Sinh sản            B. Tồn tại

       C. Chịu nhiệt          D. Phát tán

1297) Lon thịt hộp, lon quả hộp tuy không mở nhưng để quá hạn có thể bị phồng lên vì:

       A. Khí bên ngoài lâu cũng lọt vào

       B. Nội bào tử sinh trưởng, thải cacbonic

       C. Vi khuẩn lên men tạo nhiệt làm nở ra

       D. A+C

1298) Khi vi khuẩn “mẹ”  sinh các bào tử dính nhau như chuỗi hạt, thì có thể là:

       A. Chuỗi nội bào tử                   B. Bào tử đốt

       C. Nảy chồi                               D. Phân đôi không tách

1299) Cơ chế sinh sản nào sau đây không có ở vi khuẩn?

       A. Phân đôi                      B. Nguyên phân

       C. Tiếp hợp                      D. Ngoại bào tử

       E. Bào tử đốt                    F. Nảy chồi

       G. Tạo nội bào tử

1300) Sinh sản bằng ngoại bào tử có thể gặp ở:

       A. Vi khuẩn tía Rhodomicrobium vannielli

       B. Vi khuẩn metan Methylosinus

       C. Xạ khuẩn Actinomycetes

       D. Vi khuẩn than Bacillus anthrracis

{-- Từ câu 1301 - 1316 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đê Sinh sản của vi sinh vật Sinh học 10 ôn tập có đáp án vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Sinh sản ở vi sinh vật có đáp án . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.         

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON