YOMEDIA

Bộ đề thi thử tuyển sinh vào trường THPT chuyên môn Sinh học năm 2020 trường Nguyễn Trãi

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ đề thi thử tuyển sinh vào trường THPT chuyên môn Sinh học năm 2020 trường Nguyễn Trãi được HOC247 sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Môn: SINH HỌC

Năm học: 2020 – 2021

Tổng thời gian làm bài: 150 phút

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1 (1,5 điểm)

a) Di truyền liên kết là gì? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?

b) Tương quan trội lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?

Câu 2 (1,0 điểm) Một chuỗi pôlipeptit gồm 499 axit amin được tổng hợp từ một phân tử mARN có tổng số nuclêôtit loại ađênin (Am) và loại uraxin (Um) bằng 600. Xác định chiều dài và số lượng nuclêôtit từng loại của gen đã tổng hợp phân tử mARN trên? Biết trên mARN bộ ba cuối cùng không quy định axit amin.

Câu 3 (1,5 điểm)

a) Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Tại sao những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho sinh vật?

b) Trong một quần thể ruồi giấm, người ta phát hiện các thể đột biến mắt dẹt do đột biến lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X. Xét 100 tế bào sinh tinh ở một thể đột biến tiến hành giảm phân bình thường. Xác định tỉ lệ giao tử mang nhiễm sắc thể X đột biến được tạo ra.

Câu 4 (1,5 điểm) Quá trình tổng hợp ADN và mARN có điểm gì giống và khác nhau?

Câu 5 (1,0 điểm).

a) Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng?

b) Lai kinh tế là gì? Tại sao người ta không dùng con lai kinh tế để nhân giống?

Câu 6 (1,0 điểm) Quần thể người khác quần thể sinh vật khác ở những đặc trưng nào? Vì sao lại có điểm khác nhau đó?

Câu 7 (1,0 điểm) Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là kết quả của mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật diễn ra mạnh mẽ? Từ mối quan hệ trên, trong trồng trọt và chăn nuôi ta cần lưu ý điều gì để đạt năng suất cao?

Câu 8 (1,5 điểm) Người ta đã tiến hành các phép lai trên loài cà chua như sau:

Phép lai 1: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả đỏ, dài thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 cây quả đỏ, tròn : 1 cây quả vàng, tròn.

Phép lai 2: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả vàng, tròn thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 3 quả vàng, tròn : 1 quả vàng, dài.

Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.

ĐÁP ÁN

Câu 1

a)

- Di truyền liên kết: là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trình phân bào.

- Ý nghĩa của di truyền liên kết: trong chọn giống, người ta có thể chọn được những giống mang nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng nhau.

b) Ý nghĩa của tương quan trội - lặn trong sản xuất:

- Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi.

- Trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.

Câu 2

- Số nuclêôtit của gen: (499 + 1) x 6  = 3000 nuclêôtit.

- Chiều dài của gen: \(\frac{{3000}}{2}x3,4 = 5100\) Å .

- Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen:

   + A của gen  = T của gen = Am + Um =  600 nuclêôtit.

   + G của gen  = X của gen =\(\frac{{3000}}{2} - 600 = 900\) nuclêôtit.

Câu 3

a)

- Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

+ Ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến môi trường bên ngoài: vật lí, hóa học, sinh học.

+ Ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến môi trường bên trong: do rối loạn các quá trình sinh lý, sinh hóa bên trong tế bào.

- Những biến đổi trong cấu trúc NST gây hại cho sinh vật vì:

+ Trong quá trình tiến hóa các gen đã được sắp xếp hài hòa trên nhiễm sắc thể.

+ Biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật.

b)

- Một tế bào sinh tinh có nhiễm sắc thể X đột biến lặp đoạn khi giảm phân cho 4 loại giao tử trong đó có 2 giao tử bình thường, 2 giao tử mang nhiễm sắc thể X đột biến.

- 100 tế bào giảm phân => 400 giao tử; trong đó có 200 giao tử bình thường, 200 giao tử đột biến => tỉ lệ giao tử đột biến: \(\frac{{200}}{400} =\frac{{1}}{2} \).

 

-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Hoc247.net để tải tài liệu về máy)-

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1 (2.25 điểm)

a. Trình bày các hàng rào bảo vệ của bạch cầu đối với cơ thể. Tại sao virut HIV lại gây suy giảm miễn dịch ở người?

b. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn.

                     1. Ở người, tất cả các loại động mạch chứa máu đỏ tươi.

                     2. Mọi tế bào đều có nhân.

                     3. Mọi sinh vật lớn lên là do sự tăng trưởng của tế bào.

c. Sự tạo thành nước tiểu ở người diễn ra như thế nào? Nêu nguyên nhân dẫn đến sỏi thận và hậu quả của nó?

Câu 2 (1.0 điểm) Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài (D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập. Cho thứ lúa dị hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về chín muộn, hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng), hãy xác định:

- Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?

- Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?

Câu 3 (1.25 điểm)

a. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?

b. Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Tại sao?

c. Cơ thể có kiểu nhiễm sắc thể AaXY, ở một số tế bào, có hiện tượng không phân li của cặp NST XY tại giai đoạn giảm phân II. Theo lí thuyết, hãy viết các loại giao tử có thể được tạo ra.

Câu 4 (2.5 điểm)

a. Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất?

b. Hãy nêu tóm tắt các bước tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E.coli sản xuất hoocmôn Insulin dùng làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường ở người. Tại sao muốn sản xuất một lượng lớn hoocmôn Insulin ở người, người ta lại chuyển gen mã hoá hoocmôn Insulin ở người vào tế bào vi khuẩn đường ruột (E.coli)?

Câu 5 (1.0 điểm) Hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:  1. Chim ăn sâu; 2. Dây tơ hồng bám trên cây; 3. Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu; 4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người; 5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; 6. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn; 7. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông; 8. Địa y; 9. Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm; 10. Cáo ăn thỏ.

Câu 6 (1.0 điểm) Một gen có số liên kết hyđrô là 2805. Hiệu số giữa A và G bằng 30% tổng số nuclêôtít của gen.

a. Tính số nuclêôtít mỗi loại của gen.

b. Tính chiều dài của gen.

c. Tính số liên kết hyđrô trong các gen con được tạo ra khi gen ban đầu tự nhân đôi 2 lần.

Câu 7 (1.0 điểm) Một tế bào sinh dục cái sơ khai 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên 11176 NST đơn mới hoàn toàn, các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%.

a. Tính số đợt phân bào của tế bào sinh dục cái sơ khai nói trên.

b. Tính số hợp tử tạo thành.

c. Tính số tế bào sinh tinh cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh.

ĐÁP ÁN

Câu 1

a. Các hàng rào bảo vệ của bạch cầu:

+ Đại thực bào: bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa

+ Tế bào limpho B: Tiết kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn.

+ Tế bào limphoT: phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.

- Vì vi rút HIV khi vào cơ thể sẽ phá hủy các tế bào bạch cầu làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

b. Giải thích

Sai - Vì: Có động mạch phổi chứa máu đỏ thẫm.

Sai - Vì: Có tế bào hồng cầu không có nhân.

Sai - Vì: Sinh vật lớn lên là do sự phân chia và lớn lên của tế bào

(HS trả lời đồng nghĩa cũng được điểm)

c - Quá trình tạo thành nước tiểu: gồm 3 quá trình.

+ Quá trình lọc máu ở nang cầu thận: tạo nước tiểu đầu.

+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận (lấy các chất cần thiết, dinh dưỡng, nước, Na+....).

+ Quá trình bài tiết tiếp: Thải các chất cặn bã, chất không cần thiết.....tạo thành nước tiểu chính thức

- Nguyên nhân tạo sỏi thận: do khẩu phần ăn không hợp lí quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. Khi bị sỏi thận làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, nguy hiểm đến tính mạng con người.

Câu 2

Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1:

- Kiểu gen của P:

AaBbDd (Cao, muộn, dài)   x          AABbdd (cao, muộn, tròn)

Số kiểu gen ở F1   :  2 x 3 x 2 = 12

Tỉ lệ kiểu gen ở F1 : (1 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 1)

= 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1

Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 :

Tỉ lệ kiểu hình ở F1 : (1) (3 : 1)  (1 : 1)   =   3 :  3 : 1 : 1

Câu 3

a. - Cơ chế xác định giới tính ở người:

Nam: XX, Nữ: XY

Sơ đồ lai:   P:           44A + XX       x          44A + XY

GP:   22A + X          22A + X,  22A + Y

F1:    44A + XX (gái),          44A + XY (trai)

=> Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1

- Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được

hình thành từ người bố.

b. Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.

- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).

(HS trả lời đồng nghĩa cũng cho điểm)

c. Các giao tử có thể có: AXX, aXX, AYY, aYY, AX, aX, AY, aY, AO, aO.

Câu 4

a.
- Giống: Là kiểu gen qui định giới hạn năng suất.

- Kỹ thuật sản xuất: Qui định năng suất cụ thể của giống trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen qui định

- Năng suất (tập hợp một số tính trạng số lượng): Là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật.

- Có giống tốt nếu không nuôi trồng đúng kĩ thuật sẽ không phát huy được năng suất của giống. Muốn vượt giới hạn năng suất thì phải thay giống cũ bằng giống mới. Kỹ thuật sản xuất sẽ qui định năng suất cụ thể trong giới hạn năng suất do giống qui định.

b. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Tách ADN khỏi tế bào của người, tách Plasmit khỏi vi khuẩn E.coli.

- Bước 2: Dùng enzim cắt ADN (gen mã hoá insulin) của người và ADN Plasmit ở những điểm xác định, dùng enzim nối đoạn ADN cắt (gen mã hoá insulin) với ADN Plasmit tạo ra ADN tái tổ hợp.

- Bước 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn E.coli, tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợp hoạt động.

- Chuyển gen mã hoá hoocmôn insulin ở người vào tế bào vi khuẩn đường ruột: Vì E.coli có ưu điểm dễ nuôi cấy và sinh sản rất nhanh, dẫn đến tăng nhanh số bản sao của gen được chuyển (tế bào E.coli sau 30 phút lại nhân đôi, sau 12 giờ 1 tế bào ban đầu sẽ sinh ra hơn 16 triệu tế bào).

- Dùng chủng E.coli được cấy gen mã hoá hoocmôn insulin ở người trong sản xuất thì giá thành insulin để chữa bệnh đái tháo đường dễ hơn hàng vạn lần so với trước đây phải tách chiết từ mô động vật.

 

-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Hoc247.net để tải tài liệu về máy)-

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Bộ đề thi thử tuyển sinh vào trường THPT chuyên môn Sinh học năm 2020 trường Nguyễn Trãi. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF