YOMEDIA

Bộ 5 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Lộc Thanh

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn trường THPT Lộc Thanh. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em và quý thầy cô dạng đề thi thử vào lớp 10 phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LỘC THANH

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I (5,0 điểm):

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.

2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.

3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

4. Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm.

Phần II (5,0 điểm)

Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):

Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba…a…a…ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014)

1. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?

2. Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển chúng thành những lời dẫn gián tiếp.

3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm cha con sâu nặng, cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay, trong đó có sử dụng kiểu câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và phép lặp để liên kết (gạch dưới câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và các từ ngữ được sử dụng trong phép lặp)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I (5,0 điểm):

Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

- Đôi nét về tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

- Bài thơ được sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I (7,0 điểm)

Cho đoạn trích

"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)

Câu 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.

Câu 2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"

Câu 3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy 4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thể).

Phần II (3,0 điểm)

Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau :

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143)

Câu 1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa" mà tác giả nhắc tới?

Câu 2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".

Câu 3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích là: Bé Thu, nó (con bé) và anh Sáu (anh).

Câu 2: Thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh".

Câu 3: Lý do khiến nhân vật anh Sáu đau đớn là vì: Trên mặt anh bấy giờ có một "cái thẹo" bởi chiến tranh gây ra, khiến mặt anh không giống với tấm hình bé Thu có được cho nên "nó" đã không nhận anh là cha.

Câu 4: Có thể dựa vào những gợi ý dưới đây để làm bài:

- Suốt tám năm trời xa cách, anh Sáu lúc nào cũng canh cánh bên lòng tình cảm thương nhớ con.

- Trong tám năm ấy, anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ.

- Đến lúc được trở về, cái tình cha cứ nôn nao trong người anh.

- Khi xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi mà anh đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập bến anh nhún chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra và cất tiếng gọi con.

- Nhưng trái với lòng mong ước và suy nghĩ của anh, bé Thu nhất quyết không nhận anh là cha.

- Anh vô cùng đau đớn .

- Suốt mấy ngày anh luôn mong được nghe một tiếng gọi "ba" của con bé, nhưng cái tiếng ấy vẫn không được nó thốt ra.

- Chỉ đến lúc anh chuẩn bị ra đi và khi bé Thu đã hiểu ra sự việc, "nó" mới cất lên một tiếng gọi "ba" đến "xé ruột".

- Nhưng vì nhiệm vụ, anh vẫn phải lên đường với bao xúc động và lưu luyến.

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”…

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? (1,0 điểm)

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ trên? (2,0 điểm)

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”của tác giả Nguyễn Thành Long.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Câu 1:

- Đoạn thơ trên trích từ bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương

- “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.

Câu 2:

- Thành ngữ có trong đoạn thơ trên là “Lên thác xuống ghềnh”

- Ý nghĩa của câu thành ngữ: Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của “người đồng mình”.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

(Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58)

Câu 1. (1,0 điểm). Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy? Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2. (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu.

Câu 3. (2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) phát biểu cảm nhận của em về khổ thơ trên.

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần 1: Đọc - Hiểu

Câu 1:

- Khổ thơ trên trích trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.

- Nội dung chính của đoạn thơ: Nói lên sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người

+ Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác

+ Hình ảnh dòng người thành một tràng hoa trước lăng. sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc

+ Việt Nam đối với Bác.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I: Đọc - hiểu văn bản (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

(Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)

Câu 1: (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.

Câu 2: (1,0 điểm): Chỉ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 câu) phát biểu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

II: Làm văn (6,0 điểm):

Phân tích đoạn thơ sau:

“….Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc…”

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I: Đọc- hiểu văn bản

Câu 1

- Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978)

Câu 2

- Phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên: Ẩn dụ (cây tre)

- Tác dụng: Nói lên biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Hướng dẫn làm bài

- Nêu ra được 4 ý chính

+ Câu thơ thật giản dị thân quen với cách xưng hô “con- Bác” -> gần gũi, thân thiết, ấm áp.

+ Dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.

+ Hình ảnh hàng tre: (ẩn dụ) -> biểu tượng sức sống bền bỉ….. của dân tộc

+ Cảm xúc: tự hào.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Lộc Thanh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF