YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý có đáp án Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị trước kì thi sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý có đáp án Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, được HOC247 biên tập và tổng hợp để giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 60p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (3,0 điểm)

      Một chiếc ca nô chuyển động trên quãng sông thẳng nhất định AB, người lái ca nô nhận thấy: Để đi hết quãng sông, những hôm nước sông chảy thì thời gian ca nô khi xuôi dòng từ A đến B ít hơn thời gian những hôm nước sông đứng yên là 9 phút, còn khi ngược dòng từ B về A hết khoảng thời gian là 1 giờ 24 phút.

      Tính thời gian ca nô chuyển động từ A đến B những hôm nước sông yên lặng. Coi tốc độ dòng nước những hôm nước sông chảy đối với bờ là không đổi và công suất ca nô luôn luôn ổn định.

Câu 2. (4,0 điểm)

      Thanh AB không đồng chất dài AB = L, trọng lượng P, có trọng tâm G cách đầu A là 0,6L. Đầu A của thanh tựa vào bức tường thẳng đứng, còn trung điểm M của thanh được buộc bằng sợi dây MC cột vào tường (Hình 1). Khi thanh cân bằng hợp với tường góc 60o và CA = L.

1. Hãy phân tích và biểu diễn các lực tác dụng vào thanh AB.

2. Tính độ lớn các lực tác dụng lên thanh AB theo P.

3. Xác định hệ số ma sát k giữa thanh và tường để thanh cân bằng. Biết lực ma sát giữ thanh đứng yên được tính theo công thức Fms ≤k.N trong đó N là áp lực.

Câu 3. (3,0 điểm)

       Cho hai bình cách nhiệt hoàn toàn với môi trường ngoài. Người ta đổ vào mỗi bình 300g nước, bình 1 nước có nhiệt độ +55,6 oC và bình 2 nước có nhiệt độ +30 oC. Bỏ qua sự mất nhiệt khi đổ, khi khuấy và nhiệt dung của 2 bình.

1. Lấy ra 100 g nước từ bình 1 đổ sang bình 2 rồi khuấy đều. Tính nhiệt độ của nước ở bình 2 khi cân bằng nhiệt.

2. Từ bình 2 (khi đã cân bằng nhiệt) lấy ra 100 g nước đổ sang bình 1 rồi khuấy đều. Tính nhiệt độ của nước ở bình 1 khi cân bằng nhiệt và hiệu nhiệt độ giữa 2 bình khi đó.

3. Cứ đổ đi đổ lại như thế với cùng 100 g nước lấy ra. Tìm số lần đổ từ bình 2 sang bình 1 để hiệu nhiệt độ của nước trong hai bình khi cân bằng nhiệt là 0,4 oC.

ĐÁP ÁN

Câu 1: (3,0 đ)

- Gọi độ dài quãng sông, vận tốc ca nô, vận tốc của nước sông lần lượt là S = AB, v, u.

- Thời gian ca nô chạy hết quãng sông khi nước sông đứng yên là t=S/v(1)

- Thời gian ca nô chạy hết quãng sông khi xuôi dòng tX=S/(u+v)

- Theo bài ra ta có:

Thời gian ca nô chạy hết quãng sông khi ngược dòng:

- Chia vế với vế của (2) và (3) ta được:

- Biến đổi và rút gọn ta được: 28u2 + 3v2 - 25uv = 0

- Chia cả 2 vế cho tích (v.u), ta được: 28u/v+3v/u-25=0

- Đặt 

+ Với x=7+>v/u=7 hay u=v/7  thay vào (3), biến đổi

+ Với  u=3v/4 thay vào (3), biến đổi 

+ Cả 2 nghiệm đều được chấp nhận.

Câu 2: (4,0 đ)

1

Các lực tác dụng vào thanh AB được phân tích như hình vẽ.

+ Trọng lực: P

+ Lực căng: T

+ Phản lực: N

+ Lực ma sát: Fms

(Hình vẽ đúng: 0,5 điểm; kể tên các lực đúng: 0,5 điểm)

2

Vì AB = AC = L và góc BAC=60o nên DACB đều. Do đó CM vuông góc AB

Từ điều kiện cân bằng của thanh AB đối với trục quay A, ta có:

- Điều kiện cân bằng lực, ta có:

+ Chiếu (2) lên Ox: 

+ Chiếu (2) lên Oy: 

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (1,5 điểm). Một người đứng tại điểm A trên bờ hồ phẳng lặng, người này muốn tới điểm B trên mặt hồ. Khoảng cách từ b tới bờ hồ là BC = d, khoảng cách AC = S, người đó chỉ có thể bơi thẳng đều trên mặt nước với vận tốc v1 và chạy thẳng đều dọc theo bờ hồ với vận tốc là v2 (v1 < v2). Tìm quãng đường mà người náy phải đi để khoảng thời gian đi từ A đến B là nhỏ nhất.

Câu 2 (2,0 điểm). Cho hai nhiệt lượng kế có vở cách nhiệt, mỗi nhiệt kế này chứa một lượng chất lỏng khác nhau ở nhiệt độ ban đầu khác nhau. Người ta dùng một nhiệt kế lần lượt nhứng vào các nhiệt lượng kế trên, lần 1 vào nhiệt lượng kế 1, lần 2 vào nhiệt lượng kế 2, lần 3 vào nhiệt lượng kế 1,… quá trình cứ như thế nhiều lần. Trong mỗi lần nhúng, người ta chờ đến khi cân bằng nhiệt mới rút nhiệt kế ra khi đó số chỉ của nhiệt kế tương ứng với các lần trên là 800C, 160C, 780C, 190C.

1. Lần 5 nhiệt kế chỉ bao nhiêu?

2. Sau một số rất lớn lầ nhúng nhiệt kế theo trật tự như trên thì nhiệt kế chỉ bao nhiêu.

Bỏ qua sự mất mát nhiệt khi chuyển nhiệt kế từ nhiệt lượng kế này sang nhiệt lượng kế kia.

ĐÁP ÁN

Câu 1: (1,5 đ)

+ Gọi quãng đường DC có độ dài là: x

+ Độ dài quãng đường BD:  √ (d2+x2)

+ Thời gian người này đi từ A đến D rồi đến B là:

+ Quãng đường mà người nay phải đi thỏa mãn yêu cầu bài toán là :

Câu 2: (2,0 đ)

a, Sau lần nhúng thứ hai nhiệt độ của bình 1 là 800C, bình 2 và nhiệt kế là 160C.

+ Gọi nhiệt dung của bình 1, bình 2 và nhiệt kế lần lượt là q1, q2 và q.

+ Sau lần nhúng thứ ba vào bình 1 phương trình cân bằng nhiệt là :

+ Sau lần nhúng thứ tư vào bình 2 phương trình cân bằng nhiệt là :

+ Sau lần nhúng thứ năm vào bình 1 phương trình cân bằng nhiệt là :

b, Sau một số lớn lần nhúng nhiệt kế ta coi như bài toán đổ hai chất lỏng vào nhau rồi thả nhiệt kế vào đó.

+ Khi đó phương trình cân bằng nhiệt là : q1(80 – t’) = (q2 + q)(t’ – 16)

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Bài I (2,5 điểm)

1. Trời về chiều, sau một ngày lao động mệt nhọc, ông lão đánh cá nằm nghỉ trên bờ sông. Theo thói quen, ông lão thả mắt theo dòng nước nhìn thấy một vật ngập hoàn toàn trong nước đang lững lờ trôi. Ông lão vớt lấy vật và mang lên bờ, đó là một chiếc bình đất nung, miệng bình được nút kín. Ông lão mở nút ra và kinh ngạc: trong bình có 400 đồng tiền vàng giống nhau. Ông lão quyết định giữ lại một phần nhỏ, phần còn lại để phân phát cho những người nghèo trong vùng. Sau đó, ông lão đậy kín bình lại rồi ném xuống sông thấy một phần ba bình nhô lên khỏi mặt nước. Hãy tìm khối lượng mỗi đồng tiền vàng. Biết bình có thể tích ngoài 4,5 lít và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.

2. Hai bố con có khối lượng lần lượt là 60kg và 30kg cần phải vượt qua một hào nước sâu có chiều rộng cỡ 2m trong lúc đi dã ngoại. Trong tay họ chỉ có 2 tấm ván nhẹ, chắc, cùng độ dài nhưng nhỏ hơn bề rộng của hào nước. Hai người đang lúng túng chưa nghĩ ra cách vượt qua khó khăn này. Bạn hãy chỉ cho họ cách làm và dự kiến chiều dài tối thiểu của tấm ván để hai bố con vượt qua hào nước một cách an toàn.

Bài II (1,5 điểm)

Vào mùa đông, người ta dẫn nước nóng ở nhiệt độ không đổi chảy đều vào bể tắm có sẵn nước lạnh. Giả sử sự cân bằng nhiệt diễn ra ngay sau khi nước nóng chảy vào bể và bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ thống với môi trường xung quanh. Sau phút thứ nhất, nhiệt độ của nước trong bể tăng thêm 0,8oC so với ban đầu. Sau phút thứ hai, nhiệt độ của nước trong bể tăng thêm 1,2oC so với ban đầu. Sau bao lâu nhiệt độ của nước trong bể tăng 2oC so với ban đầu?

Bài III (2,0 điểm)

Bàn là điện sử dụng cho các chất liệu vải khác nhau có sơ đồ mạch điện như hình 1. Các chốt 1, 2, 3, 4 là các tiếp điểm để đấu nối các thanh dẫn có điện trở không đáng kể nhằm thiết lập chế độ nhiệt cho bàn là.

Bạn hãy cho biết có bao nhiêu chế độ cho các công suất tỏa nhiệt khác nhau? Chỉ rõ cách đấu nối thanh dẫn vào các chốt và giá trị các công suất tương ứng.

ĐÁP ÁN

Bài I: (2,5 đ)

1. Khi bình có đầy tiền : Pb + Pt = FA = V.dn

Khi lấy hết tiền thì: Pb = 2V.dn/3

Vậy thì Pt = V.dn/3 nên 400.m.10 = 4,5.10/3 tìm được m = 3,75g

2. Lập luận qua nguyên lý đòn bẩy để đưa đến các hình vẽ

Bài II: (1,5 đ)

Giả sử cứ mỗi phút có m nước nóng ở nhiệt độ t chảy vào M nước lạnh ở t0

Sau 1ph thì m(t - t0 - 0,8) = M.0,8        (1)

Sau 2ph thì 2m(t - t0 - 1,2) = M.1,2       (2)

Sau n ph thì n.m(t- t0 - 2) = M.2       (3)

Từ (1) (2) và (3) tìm được n = 10 phút

Bài III: (2,0đ)

* Cho 2 điện trở ghép nối tiếp khi nối tắt chốt 4-3:

* Dùng điện trở 96,8Ω khi nối tắt 1-2 và 3-4: P2 = U2 / R1 = 500W

* Dùng điện trở 48,4Ω khi nối tắt 1-3: P3 = U2 / R2 = 1000W

* Dùng 2 điện trở song song khi nối tắt 1-3;2-4: P4 = P2 + P3 = 1500W

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Cho mạch điện như Hình 1. Các điện trở R1 = R2 = R, các ampe kế có cùng điện trở RA, các vôn kế có cùng điện trở RV. Ampe kế A1 chỉ I1 = 0,1 A, ampe kế A2 chỉ I2 = 0,11 A. Các vôn kế chỉ U1 = U2 = 9 V. Tính R, RA, RV và hiệu điện thế U giữa hai đầu mạch.

Câu 2: Hai bình nhiệt lượng kế giống nhau chứa cùng một lượng chất lỏng X ở cùng nhiệt độ.

- Đổ nước có nhiệt độ bằng nhiệt độ của X vào bình 1 rồi thả một mẩu hợp kim vào bình đó thì mực nước đầy đến miệng bình. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ chất lỏng trong bình tăng thêm ∆t1 = 4oC, nhiệt độ mẩu hợp kim giảm ∆t2 = 70 oC.

- Thả N = 7 mẩu hợp kim giống như trên vào bình 2 thì mực chất lỏng X cũng đầy bình. Khi cân bằng nhiệt thì độ tăng nhiệt độ của chất lỏng X bằng độ giảm nhiệt độ của N mẩu hợp kim.

Xác định nhiệt dung riêng của hợp kim.

Cho biết nhiệt dung riêng của nước c0 = 4200 J/(kg.K), khối lượng riêng của nước D0 = 1 g/cm3, của hợp kim D = 3 g/cm3, của chất lỏng X là DX với D > DX > D0. Các chất lỏng không bị trộn lẫn vào nhau và không bị bay hơi trong quá trình trao đổi nhiệt. Các chất lỏng và hợp kim không phản ứng hóa học với nhau, không trao đổi nhiệt với môi trường.

Câu 3: Một bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ thẳng đứng có tiết diện thẳng lần lượt là S1 = 100 cm2 và S2 = 60 cm2 chứa nước có khối lượng riêng D0 = 1 g/cm3. Mực nước cách miệng các nhánh h0 = 3 cm.

1. Thả một vật có khối lượng m = 80 g và khối lượng riêng D1 = 0,8 g/cm3 vào nhánh lớn. Tính mực nước dâng lên ở nhánh nhỏ.

2. Sau đó đổ dầu có khối lượng riêng D2 = 0,75 g/cm3 vào nhánh lớn cho đến khi đầy thì toàn bộ vật bị ngập hoàn toàn trong nước và dầu. Tính thể tích vật bị ngập trong nước và khối lượng dầu đã đổ vào.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Câu 2: Gọi m0 là khối lượng nước, m là khối lượng một mẩu hợp kim, qx là nhiệt dung của khối chất lỏng X. Ta viết các phương trình cân bằng nhiệt:

+ Bình 1: (qmx + mm0cm0)∆tm1 = mc∆t2 (1)

+ Bình 2: qmx∆t = Nmc∆t (2)

Thể tích của lượng nước bằng thể tích (N – 1) mẩu hợp kim:

Từ (2) => qx = Nmc

Thế vào (1) => (Nmc + m0c0)∆t1 = mc∆t2 => m0c0∆t1 = mc(∆t2 - N∆t1)

Kết hợp với (3) 

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Bài 1. (2,0 điểm)

       Trên dòng sông, nước chảy với vận tốc u, có hai tàu thủy đi lại gặp nhau. Tại một thời điểm nào đó, khi một tàu thủy qua địa điểm A thì chiếc tàu thủy kia đi qua địa điểm B, đồng thời từ A có một xuồng máy chạy qua chạy lại giữa hai tàu thủy nói trên cho tới khi hai tàu thủy gặp nhau. Khoảng cách giữa hai địa điểm A và B theo bờ sông là L. Vận tốc của tàu thủy và của xuồng máy khi nước yên lặng là v và V. Địa điểm A nằm ở thượng nguồn.

a. Xác định thời gian xuồng máy đã chuyển động từ địa điểm A cho đến khi hai tàu thủy gặp nhau.

b. Xác định quãng đường mà xuồng máy đã chạy trong thời gian nói trên. Câu trả lời như thế nào nếu xuồng máy xuất phát từ B.

Bài 2. (2,5 điểm)

       Một bình hình trụ có bán kính đáy là R1 = 20cm chứa nước ở nhiệt độ t1 = 20oC đặt trên mặt bàn nằm ngang. Người ta thả một quả cầu đặc bằng nhôm có bán kính R2 = 10cm ở nhiệt độ t2 = 40oC vào bình thì mực nước ngập chính giữa quả cầu. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước, quả cầu với bình và môi trường; cho biết khối lượng riêng của nước là D1 = 1000 kg/m3 và của nhôm là D2 = 2700 kg/m3; nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200 J/kg. K và của nhôm là c2 = 880 J/kg.K.

a. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt.

b. Đổ thêm dầu ở nhiệt độ t3 = 15oC vào bình cho vừa đủ ngập quả cầu. Biết khối lượng riêng của dầu là D3 = 800 kg/m3, nhiệt dung riêng của dầu là c3 = 2800 J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước, dầu, quả cầu với bình và môi trường. Hãy xác định nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt, áp lực của quả cầu lên đáy bình.

Bài 3. (2,5 điểm)

       Cho mạch điện (như hình 1). Đặt vào hai đầu của đoạn mạch một hiệu điện thế UAB = 18V; vôn kế có điện trở rất lớn và ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể.

1. Điều chỉnh con chạy C để ampe kế chỉ 1A.

a. Xác định vị trí con chạy C.

b. Tìm số chỉ vôn kế khi đó.

c. Biết đèn sáng bình thường. Tìm công suất định mức của đèn.

2. Phải di chuyển con chạy C đến vị trí nào để công suất tiêu thụ trên biến trở đạt giá trị lớn nhất? Giá trị lớn nhất ấy bằng bao nhiêu? Cho biết độ sáng của đèn lúc này.

3. Biết đèn chịu được hiệu điện thế tối đa là 4,8V. Hỏi con chạy C chỉ được dịch chuyển trong khoảng nào của biến trở để đèn không bị cháy?

ĐÁP ÁN

BÀI 1 (2,0 điểm)

a.

Vận tốc của tàu A là vA = v + u, của tàu B là: vB = v – u

Thời gian để hai tàu gặp nhau là:

 đó cũng là thời gian xuồng máy chuyển động.

b.

Vận tốc xuồng máy khi xuôi dòng là: Vx = V + u

Vận tốc xuồng máy khi ngược dòng là: Vn = V - u

Theo sơ đồ trên ta có:

AB1 = A1B+ AA1

A1B2 = A2B2 + A1A2 ..............

⟹ (AB1 + A1B2 +............) = (A1B1 + A2B2 + .......) + (AA1 + A1A2 +.......)

Với

AB1 + A1B2 +................: là tổng quãng đường sx xuồng máy đi xuôi dòng.

A1B1 + A2B2 + ............: là tổng quãng đường sn xuồng máy đi xuôi dòng.

AA1 + A1A2 +.................: là tổng quãng đường sA tàu thuỷ A đi được.

Bài 2: (2,5 điểm)

a.

Tìm nhiệt độ của nước khi cân bằng

Thể tích chất lỏng trong bình 

Khối lượng của bình là : 

Thay số ta được m1 = 10,47kg

Khối lượng của quả cầu : 

Từ điều kiện của bài toán cho, ta có phương trình cân bằng nhiệt

m1c1(t - t1) = m2c2(t - t2) với t là nhiệt đôi hỗn hợp khi cân bằng

Do đó, ta có nhiệt độ khi cân bằng là   thay số t ≈ 23,7oc

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý có đáp án Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF