Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Thăng Long. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới.
Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!
TRƯỜNG THPT THĂNG LONG |
KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: VẬT LÝ 10 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của động lượng
A. kg.m/s
B. m/s
C. kg/s
D. kg/m.s
Câu 2: Một người nặng 60 kg leo lên 1 cầu thang. Trong 10s người đó leo được 8m tính theo phương thẳng đứng. Cho g = 10m/s2. Công suất người đó thực hiện được tính theo Hp ( mã lực 1Hp = 746W ) là:
A. 480Hp
B. 2,10Hp
C. 1,56Hp
D. 0,643Hp
Câu 3: Một lò xo có độ cứng k, bị kéo giãn ra một đoạn x. Thế năng đàn hồi của lò xo được tính bằng biểu thức:
Câu 4: Hệ thức liên hệ giữa động lượng p và động năng Wđ của 1 vật khối lượng m là:
Câu 5: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận vốc 3 m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Coi va chạm giữa hai vật là mềm. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc
A. 2 m/s B. 1 m/s
C. 3 m/s D. 4 m/s
Câu 6: Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 200 J. Khí nở ra và thực hiện công 140 J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí.
A. 340 J. B. 200 J.
C. 170 J. D. 60 J.
Câu 7: Một đèn chùm có khối lượng 120 kg được treo bằng một sợi dây nhôm với giới hạn bền của nhôm là 1,1.108 Pa. Dây treo phải có tiết diện ngang là bao nhiêu để ứng suất kéo gây bởi trọng lượng của vật không vượt quá 20% giới hạn bền của vật liệu làm dây? Cho Enhôm = 7.107 Pa và lấy g = 10m/s2. Chọn đáp án đúng.
A. S ≥ 24 mm2
B. S = 50 mm2
C. S ≥ 54 mm2
D. S < 50 mm2
Câu 8: Hình vẽ nào cho biết đồ thị biến thiên nội năng của hệ là hoàn toàn do nhiệt lượng mà hệ nhận được ?
Câu 9: Trong hình vẽ là đường đẳng nhiệt của hai lượng khí giống nhau kết quả nào sau đây là đúng khi so sánh các thể tích T1 và T2?
A. T1 < T2
B. T1 ≤ T2
C. T1 > T2
D. T1 ≥ T2
Câu 10: Khi nói về độ ẩm tuyệt đối câu nào sau đây là đúng ?
A. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 m3 không khí
B. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra kg trong 1 m3 không khí
C. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước bão hòa tính ra g trong 1 m3 không khí
D. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 cm3 không khí.
ĐÁP ÁN
1.A |
2.D |
3.A |
4.C |
5.B |
6.D |
7.C |
8.B |
9.A |
10.A |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
2. ĐỀ SỐ 2
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Nội năng của một vật là:
A. tổng động năng và thế năng của vật
B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 2: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công (Q và A) thì biểu thức ΔU = A + Q phải thoả mãn
A. Q > 0 và A < 0
B. Q < 0 và A > 0
C. Q > 0 và A > 0
D. Q < 0 và A < 0
Câu 3: Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng áp?
A.
B.
C.
D.
Câu 4:Biểu thức diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình là
A. ΔU = A
B. ΔU = Q + A
C. ΔU = 0
D. ΔU = Q
Câu 5: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?
A. Hạt muối.
B. Chiếc cốc làm bằng thủy tinh.
C. Viên kim cương.
D. Miếng thạch anh.
Câu 6: Một thanh rắn hình trụ tròn có tiết diện S, độ dài ban đầu là l0, làm bằng chất có suất đàn hồi E, biểu thức nào sau đây cho phép xác định hệ số đàn hồi k của thanh
Câu 7: Công thức về sự nở khối của vật rắn là:
A. V = V0[1 + β(t - t0)]
B. V = V0[1 - β(t - t0)]
C. V = V0[1 + β(t + t0)]
D. V = V0[1 - β(t + t0)]
Câu 8: Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí là
A. kg.m3
B. kg/m3
C. g.m3
D. g/m3
Câu 9: Một thanh kim loại ban đầu ở nhiệt độ 20oC có chiều dài 20m. Tăng nhiệt độ của thanh lên 45oC thì chiều dài thanh là 20,015m. Hệ số nở dài của thanh kim loại bằng
A. 3.10-5K-1
B. 6.10-4K-1
C. 1,67.10-5K-1
D. 3,75.10-5K-1
Câu 10: Một băng kép gồm hai lá kim loại thẳng, lá đồng ở dưới, lá thép ở trên. Khi bị nung nóng thì:
A. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài lớn hơn thép.
B. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài lớn hơn đồng.
C. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài nhỏ hơn thép.
D. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài nhỏ hơn đồng.
ĐÁP ÁN
1.B |
2.A |
3.C |
4.D |
5.B |
6.C |
7.A |
8.D |
9.A |
10.D |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Tìm câu sai. Độ lớn của lực căng bề mặt của chất lỏng luôn:
A. Tỉ lệ với độ dài đường giới hạn bề mặt chất lỏng
B. Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng
C. Phụ thuộc vào hình dạng chất lỏng
D. Tính bằng công thức F = σ.l
Câu 2: Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian gọi là
A. công cơ học
B. công phát động
C. công cản
D. công suất
Câu 3: Một vật sinh công âm khi:
A. Vật chuyển động nhanh dần đều.
B. Vật chuyển động chậm dần đều.
C. Vật chuyển động tròn đều.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 4: Thế năng trọng trường của một vật
A. luôn luôn dương.
B. có thể âm, dương hoặc bằng không
C. luôn không đổi.
D. không phụ thuộc vào vị trí của vật
Câu 5: Chọn đáp án đúng.
Mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống phụ thuộc vào:
A. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng.
B. đường kính trong của ống và tính chất của thành ống.
C. tính chất của chất lỏng và của thành ống.
D. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng và của thành ống.
Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?
A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn hợp
B. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn hợp và không ngừng
C. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động không ngừng
D. Các phân tử của chất khí luôn chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí bằng cố định.
Câu 8: Một quả cầu có mặt ngoài hoàn toàn không bị dính ướt. Bán kính quả cầu là 0,2 mm. Suất căng mặt ngoài của nước là 73.10-3 N/m. Bỏ qua lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu. Quả cầu có trọng lượng bằng bao nhiêu thì nó không bị chìm?
A. P ≤ 9,2.10-5 N
B. P < 5,2.10-5 N
C. P ≤ 9,9.10-5 N
D. P ≥ 5,2.10-5 N
Câu 9: Một vùng không khí có thể tích V = 1010 m3 có độ ẩm tương đối là f = 80% ở nhiệt độ 20oC. Hỏi khi nhiệt độ hạ đến 10oC thì lượng nước mưa rơi xuống là bao nhiêu? Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 20oC là A = 17,3 g/m3, ở 10oC là A’ = 9,4 g/m3.
A. A = 22200 tấn.
B. A = 44400 tấn.
C. A = 66600 tấn.
D. A = 11100 tấn.
Câu 10: Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường
A. thẳng song song với trục hoành.
B. hypebol.
C. thẳng song song với trục tung.
D. thẳng có đướng kéo dài đi qua gốc tọa độ.
ĐÁP ÁN
1.C |
2.D |
3.A |
4.B |
5.D |
6.B |
7.D |
8.A |
9.B |
10.D |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?
A. Nội năng là một dạng năng lượng
B. Nội năng là nhiệt lượng
C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác
D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.
Câu 2: Trường hợp nào sau ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?
A. ΔU = Q với Q > 0.
B. ΔU = Q + A với A > 0.
C. ΔU = Q + A với A < 0.
D. ΔU = Q với Q < 0.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây phù hợp với nguyên lí II nhiệt động lực học ?
A. Độ tăng nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
B. Động cơ nhiệt chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
C. Nhiệt lượng không thể truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
D. Nhiệt lượng truyền cho vật làm tăng nội năng của vật và biến thành công mà vật thực hiện được.
Câu 4: Thực hiện công 100J để nén khí trong xylanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20J. Kết luận nào sau đây là đúng.
A. Nội năng của khí tăng 80J.
B. Nội năng của khí tăng 120J.
C. Nội năng của khí giảm 80J.
D. Nội năng của khí giảm 120J.
Câu 5: Chọn đáp án đúng.
Mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống phụ thuộc vào:
A. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng.
B. đường kính trong của ống và tính chất của thành ống.
C. tính chất của chất lỏng và của thành ống.
D. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng và của thành ống.
Câu 6: Tính chất nào sau đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?
A. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Có tình dị hướng hoặc đẳng hướng.
C. Có cấu trúc mạng tinh thể.
D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 7: Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ?
A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
Câu 8: Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là:
A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
B. Bề mặt tiếp xúc.
C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng.
D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng.
Câu 9: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pit tông chuyển động được. Lúc đầu, khí có thể tích 15 lít, nhiệt độ 27oC và áp suất 2 atm. Khi pit tông nén khí đến thể tích 12 lít thì áp suất khí tăng lên tới 3,5 atm. Nhiệt độ của khí trong pit tông lúc này là
A. 37,8oC
B. 147oC
C. 147 K
D. 47,5oC
Câu 10: Khi 1 vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau (bỏ qua ma sát). Chọn câu sai.
A. Gia tốc rơi bằng nhau.
B. Thời gian rơi bằng nhau.
C. Công của trọng lực bằng nhau
D. Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau.
ĐÁP ÁN
1.B |
2.A |
3.C |
4.D |
5.D |
6.D |
7.A |
8.A |
9.B |
10.B |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc tính của vật rắn tinh thể?
A. Mỗi vật rắn tinh thể đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.
C. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
A. Trong giới hạn mà vật rắn còn có tính đàn hồi.
B. Với những vật rắn có khối lượng riêng nhỏ.
C. Với những vật rắn có dạng hình trụ tròn.
D. Cho mọi trường hợp.
Câu 3: Gọi V0 là thể tích ở 0oC; V là thể tích ở toC; β là hệ số nở khối. Công thức tính thể tích V ở toC là:
A. V = V0/(1 + βt)
B. V = V0 + βt
C. V = V0(1 + βt)
D. V = V0 - βt
Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất lỏng?
A. Các khối chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng.
B. Dưới tác dụng của trọng lực, khối chất lỏng có hình dạng của phần bình chứa nó.
C. Khi chất lỏn chứa trong bình, những chỗ chất lỏng không tiếp xúc với bình chứa gọi là mặt thoáng, thông thường mặt thoáng là mặt phẳng nằm ngang.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng:
A. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
B. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
D. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 6: Nhiệt độ nóng chảy riêng của vật rắn có đơn vị là:
A. Jun trên độ (J/độ).
B. Jun trên kilôgam (J/kg).
C. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ).
D. Jun (J).
Câu 7: Trong động cơ nhiệt, nguồn nóng có tác dụng:
A. Duy trì nhiệt độ cho tác nhân.
B. Cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân để tăng nhiệt độ.
C. Cung cấp nhiệt lượng trực tiếp cho nguồn lạnh.
D. Lấy nhiệt lượng của tác nhân phát động.
Câu 8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt lượng?
A. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.
B. Khi vật nhận nhiệt lượng từ vật khác hay tỏa nhiệt ra cho vật khác thì nhiệt độ của vật thay đổi.
C. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J).
D. Cả A, B, C, đều đúng.
Câu 9: Trong quá trình đẳng áp thì:
A. Phần nhiệt lượng mà khí nận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí.
B. Một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.
C. Phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để biến thành công mà khí sinh ra.
D. Một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm giảm nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.
Câu 10: Trong quá trình đẳng nhiệt:
A. Toàn bộ nhiệt lượng khí nhận được chuyển thành công mà khí sinh ra và làm tăng nội năng của khí.
B. Nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành nội năng của khí.
C. Nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công do khí sinh ra.
D. Một phần nhiệt lượng khí nhận được chuyển thành công do khí sinh ra.
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Chọn D.
Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 2: Chọn A.
Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp giới hạn mà vật rắn còn có tính đàn hồi.
Câu 3: Chọn C.
Công thức: V = V0(1 + βt)
Câu 4: Chọn D.
Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Chọn B.
Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 6: Chọn A.
Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/kg).
Câu 7: Chọn B.
Nguồn nóng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân để tăng nhiệt độ.
Câu 8: Chọn D.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Chọn B.
Trong quá trình đẳng áp, một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.
Câu 10: Chọn C.
Trong quá trình đẳng nhiệt, toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công do khí sinh ra.
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Thăng Long. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!