Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN |
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1 Đặt hai điện tích điểm trong điện môi có hằng số điện môi ε, so với trong không khí thì lực tương tác giữa chúng sẽ
A. tăng lên ε lần.
B. tăng lên ε2 lần.
C. giảm đi ε lần.
D. tăng lên 3ε lần.
Câu 2: Một con lắc lò xo khối lượng m và độ cứng k, đang dao động điều hòa. Tại thời điểm t con lắc có gia tốc a, vận tốc v, li độ x thì lực hồi phục có giá trị là
A.F=kx2/2.
B.F=ma.
C.F=kx.
D.F=mv2/2.
Câu 3: Một chất điểm khối lượng m dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\). Động năng của chất điểm có biểu thức là
\(\begin{array}{l} A.\frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}{\cos ^2}\left( {\omega t + \varphi } \right)\\ B.\frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}{\sin ^2}\left( {\omega t + \varphi } \right)\\ C.\frac{1}{2}m{\omega ^2}A{\cos ^2}\left( {\omega t + \varphi } \right)\\ D.\frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\sin \left( {\omega t + \varphi } \right) \end{array}\)
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng về sóng âm tần và sóng cao tần trong quá trình phát sóng vô tuyến?
A. Âm tần và cao tần cùng là sóng điện từ nhưng tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.
B. Âm tần là sóng âm còn cao tần là sóng điện từ nhưng tần số của chúng bằng nhau.
C. Âm tần là sóng âm còn cao tần là sóng điện từ và tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.
D. Âm tần và cao tần cùng là sóng âm nhưng tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.
Câu 5: Các đồng vị là các hạt nhân khác nhau nhưng có cùng
A. số khối. B. số prôtôn. C. số nơtrôn. D. khối lượng nghỉ.
Câu 6: Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc không đổi ω=300 rad/s vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần với độ tự cảm L=0,5H. Cảm kháng của cuộn cảm là
A. 100 Ω. B. 200 Ω. C. 300 Ω. D. 150 Ω.
Câu 7: Pin quang điện hiện nay được chế tạo dựa trên hiện tượng Vật Lí nào sau đây?
A. Quang điện ngoài. B. Lân quang. C. Quang điện trong. D. Huỳnh quang.
Câu 8: Khi đi từ chân không vào một môi trường trong suốt nào đó, bước sóng của tia đỏ, tia tím, tia lam, tia chàm giảm đi lần lượt n1, n2, n3, n4 lần. Trong bốn giá trị n1, n2, n3, n4, giá trị lớn nhất là
A.n1. B.n2. C.n3. D.n4.
Câu 9: Sóng dừng hình thành trên một sợi dây với bước sóng λ. O là một nút sóng, hình ảnh bên mô tả dạng của một bó sóng tại thời điểm t. Khi không có sóng truyền qua, khoảng cách OM là
A.λ.
B.λ/6.
C.λ/12.
D.λ/4.
Câu 10: Một vật dao động cưỡng bức đang xảy ra cộng hưởng, nếu tiếp tục tăng biên độ của ngoại lực cưỡng bức thì biên độ dao động của vật sẽ
A. tăng. B. không đổi. C. giảm. D. tăng rồi lại giảm.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN |
|||||||||
01. C |
02. B |
03. B |
04. C |
05. B |
06. D |
07. C |
08. B |
09. C |
10. A |
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU |
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x=Ccos(ωt+φ),C>0. Đại lượng C được gọi là
A. biên độ của dao động.
B. pha của dao động.
C. tần số góc của dao động.
D. pha ban đầu của dao động.
Câu 2: Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?
A. động năng; tần số; lực.
B. biên độ; tần số; năng lượng toàn phần.
C. biên độ; tần số; gia tốc
D. lực; vận tốc; năng lượng toàn phần.
Câu 3: Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ
A. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.
B. dao động với biên độ cực tiểu.
C. dao động với biên độ cực đại.
D. không dao động.
Câu 4: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. sóng cơ lan truyền được trong chân không.
B. sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.
C. sóng cơ lan truyền được trong chất khí.
D. sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng.
Câu 5: Đặt hiệu điện thế \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)\) (U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất.
B. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R.
C. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.
D. Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.
Câu 6: Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại I0 và điện áp cực đại trên tụ U0 của mạch dao động LC là
\(\begin{array}{l}
A.{U_0} = {I_0}\sqrt {LC} \\
B.{I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \\
C.{U_0} = {I_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \\
D.{I_0} = {U_0}\sqrt {LC}
\end{array}\)
Câu 7: Trong dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên là
A. một chu kì. B. một nửa chu kì.
C. một phần tư chu kì. D. mai chu kì.
Câu 8: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn – ghen, tia tử ngoại.
B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen.
C. tia Rơn – ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen.
Câu 9: Cho hai dây dẫn thẳng, dài, đặt song song trong cùng một mặt phẳng như hình vẽ. Trong hai dây dẫn có hai dòng điện cùng chiều chạy qua. Gọi M là điểm mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng 0. M chỉ có thể nằm tại vùng
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. cả ba vị trí trên.
Câu 10: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ
A. các prôtôn. B. các nuclôn. C. các nơtrôn. D. các electrôn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN |
|||||||||
01. a |
02. B |
03. C |
04. A |
05. C |
06. B |
07. C |
08. B |
09. B |
10. B |
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN CHIÊU |
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 2cos(π+2t)cm, t được tính bằng giây. Tốc độ cực đại của vật dao động là
A. 2 cm/s. B. 4 cm/s. C. 2πcm/s. D. cm/s.
Câu 2: Tại một nơi, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với
A. căn bậc hai của gia tốc trọng trường. B. chiều dài con lắc.
C. căn bậc hai của chiều dài con lắc. D. gia tốc trọng trường.
Câu 3: Sóng ngang truyền được trong các môi trường
A. rắn, lỏng, khí.
B. rắn, lỏng, chân không.
C. rắn, lỏng.
D. chỉ lan truyền được trong chân không.
Câu 4: Đặt điện áp u=U0cos(2πft) vào mạch điện xoay chiều RL nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Điện áp hai đầu đoạn mạch luôn sớm pha so với cường độ dòng điện trong mạch.
B. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng trên điện trở.
C. Điện áp tức thời trên cuộn dây vuông pha với cường độ dòng điện trong mạch.
D. Tại thời điểm điện áp trên cuộn dây là cực đại thì điện áp trên điện trở là cực tiểu.
Câu 5: Một máy biến áp có tỉ số giữa số vòng dây sơ cấp và số vòng dây thứ cấp là k>1. Đây là máy
A. tăng áp.
B. hạ áp.
C. giảm dòng.
D. chưa kết luận được.
Câu 6: Tia tử ngoại được dùng
A. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.
B. để tìm khuyết tật bên trong các sản phẩm bằng kim loại.
C. trong y tế dùng để chụp điện, chiếu điện.
D. dùng để tìm vết nứt trên bền mặt sản phẩm bằng kim loại.
Câu 7: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian
A. luôn ngược pha nhau.
B. với cùng biên độ.
C. luôn cùng pha nhau.
D. với cùng tần số.
Câu 8: Cho phản ứng hạt nhân A→B+C. Gọi mA, mB và mC lần lượt là khối lượng của các hạt nhân A, B,C; c là tốc độ của ánh sáng trong chân không. Năng lượng của phản ứng được xác định bằng biểu thức
\(\begin{array}{l}
A.\left( {{m_A} - {m_B} - {m_C}} \right){c^2}\\
B.\left( {{m_A} + {m_B} - {m_C}} \right){c^2}\\
C.\left( {{m_A} - {m_B} - {m_C}} \right)c\\
D.{m_A}{c^2}
\end{array}\)
Câu 9: Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân
A. có thể dương hoặc âm.
B. như nhau với mọi hạt nhân.
C. càng lớn thì hạt nhân càng bền vững.
D. càng nhỏ thì hạt nhân càng bền vững.
Câu 10: Cho hai dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O trên trục Ox. Đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc li độ của hai dao động được cho như hình vẽ. Độ lệch pha giữa hai dao động này là
A. 0 rad.
B. π rad.
C. 2π rad.
D. π/2 rad.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN |
|||||||||
01. B |
02. C |
03. C |
04. D |
05. B |
06. D |
07. D |
08. A |
09. C |
10. D |
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI |
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Một chất điểm M dao động điều hòa với phương trình \(x = 4\cos \left( {5\pi t + \frac{{3\pi }}{4}} \right)\) cm. Biên độ dao động của chất điểm M là
A. 4 cm. B. 8 cm. C. 0,75π cm. D. 5π cm.
Câu 2: Dao động cưỡng bức có
A. tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức. B. tần số lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.
C. biên độ thay đổi theo thời gian. D. biên độ không đổi theo thời gian.
Câu 3: Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.
B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.
D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
Câu 4: Sơ đồ của một quá trình truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được mô tả bởi hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. biến thế 2 là biến thế tăng áp.
B. biến thế 1 là biến thế hạ áp.
C. biến thế 3 là biến thế tăng áp.
D. biến thế 4 là biến thế hạ áp.
Câu 5: Đặt điện áp u=U√2cos(ωt) chỉ chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua cuộn cảm là
A. I=U/ωL√2 B. I=UωL C. I=U/ωL D. I=UωL√2
Câu 6: Trong chân không, ánh sáng màu vàng của quang phổ hơi natri có bước sóng bằng
A. 0,70 nm. B. 0,39 pm. C. 0,58 µm. D. 0,45 mm.
Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản giữa hiện tượng quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài là electron quang điện
A. bị bứt ra khỏi liên kết.
B. nhận thêm năng lượng.
C. bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại hoặc chỉ ra khỏi liên kết.
D. mất hết năng lượng.
Câu 8: Một hạt nhân X có số khối A, độ hụt khối ∆m. Với c là vận tốc của ánh sáng trong chân không. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này được xác định bởi biểu thức
A. ∆mc2/A B. ∆mc/A C. ∆mc2/A2 D.∆mc2/2A
Câu 9: Một phần đồ thị li độ – thời gian của một dao động điều hòa trên trục Ox được cho như hình vẽ. Biên độ dao động của vật là
A. 1 cm.
B. 2 cm.
C. 3 cm.
D. 4 cm.
Câu 10: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
A. sự chuyển động của nam châm với mạch.
B. sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch.
C. sự chuyển động của mạch với nam châm.
D. sự biến thiên từ trường Trái Đất.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
01. A |
02. D |
03. B |
04. D |
05. C |
06. C |
07. C |
08. A |
09. B |
10. B |
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG |
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, vật nặng khối lượng m. Chu kì dao động của vật được xác định bởi biểu thức
\(\begin{array}{l}
A.2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \\
B.\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \\
C.2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \\
D.\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}}
\end{array}\)
Câu 2: Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là
\(\begin{array}{l}
A.\lambda = \frac{v}{T} = vf\\
B.v = \frac{1}{f} = \frac{T}{\lambda }\\
C.\lambda = \frac{T}{v} = \frac{f}{v}\\
D.f = \frac{1}{T} = \frac{v}{\lambda }
\end{array}\)
Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos(ωt) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Nếu điện dung của tụ điện không đổi thì dung kháng của tụ
A. lớn khi tần số của dòng điện lớn. B. nhỏ khi tần số của dòng điện lớn.
C. nhỏ khi tần số của dòng điện nhỏ. D. không phụ thuộc vào tần số của dòng điện.
Câu 4: Cách tạo ra dòng điện xoay chiều nào say đây là phù hợp với nguyên tắc của máy phát điện xoay chiều?
A. Cho khung dây quay đều trong một từ trường đều quanh một trục cố định nằm song song với các đường cảm ứng từ.
B. Cho khung dây chuyển động tịnh tiến trong một từ trường đều.
C. Cho khung dây quay đều trong một từ trường đều quanh một trục cố định nằm vuông góc với mặt phẳng khung dây.
D. Làm cho từ thông qua khung dây biến thiên điều hòa.
Câu 5: Trong mạch dao động LC lí tưởng cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian sớm pha hơn điện tích q trên một bản tụ điện một góc
A. 0 rad. B. π rad. C. 2π rad. D. π/2 rad.
Câu 6: Quang phổ vạch phát xạ
A. của mỗi nguyên tố sẽ có một màu sắc vạch sáng riêng biệt
B. do các chất rắn, lỏng, khí bị nung nóng phát ra
C. dùng để xác định nhiệt độ của vật nóng phát sáng.
D. là quang phổ gồm hệ thống các vạch màu riêng biệt trên một nền tối.
Câu 7: Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lăng kính. Chùm sáng tách thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Đó là hiện tượng
A. nhiễu xạ ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng.
C. giao thoa ánh sáng. D. khúc xạ ánh sáng.
Câu 8: Công thoát của electron đối với một kim loại là 2,3 eV. Chiếu lên bề mặt kim loại này lần lượt hai bức xạ có bước sóng là λ1=0,45μm và λ2=0,50μm. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ1 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện.
B. Cả hai bức xạ trên đều có thể gây ra hiện tượng quang điện.
C. Cả hai bức xạ trên đều không thể gây ra hiện tượng quang điện.
D. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ2 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện.
Câu 9: Có thể tăng tốc độ quá trình phóng xạ của đồng vị phóng xạ bằng cách
A. Đốt nóng nguồn phóng xạ đó.
B. Đặt nguồn phóng xạ đó vào trong từ trường mạnh.
C. Hiện nay chưa có cách nào để thay đổi hằng số phóng xạ.
D. Đặt nguồn phóng xạ đó vào trong điện trường mạnh.
Câu 10: Một vật dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O, khi vật đến vị trí biên thì
A. vận tốc của vật bằng 0.
B. li độ của vật là cực đại.
C. gia tốc của vật là cực đại.
D. lực kéo về tác dụng lên vật là cực đại.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN |
|||||||||
01. C |
02. D |
03. B |
04. D |
05. D |
06. D |
07. B |
08. B |
09. C |
10. A |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !