YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hòa Bình có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hòa Bình có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu . Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

HÒA BÌNH

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3,0 đ)

a) Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân .

b) Vì sao prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào cơ thể ?

Câu 2: (6,5 đ)

      - Tìm kiểu gen và kiểu hình của P, F1 trong các phép lai sau:

A. Bố bò đen X mẹ ? -  Được F1: 1 bò đen : 1 bò xám

B. Bố ? X mẹ bò xám - Được F1: toàn bò đen

C. Bố ? X mẹ ? - Được F1: 3 bò đen : 1 bò xám

Biết màu lông đen là trội hoàn toàn so với lông xám.

Câu 3: (3,0 đ)

        Một gen có T = 3200 nuclêôtit, X = 6400 nuclêôtit.

A. Tìm số lượng nuclêôtit G, A ?

B. Tổng số nuclêôtit của gen là bao nhiêu ?

C. Khi gen nói trên tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại ?

Câu 4: (1,5 đ)

Một gen có trình tự các nuclêôtit của mạch một là:

…T-A-X-G-A-T-X-X-G-G-X-T-A-X-G…

A. Viết một đoạn bổ sung của gen (mạch 2)

B. Viết một mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 trên của gen ?

C. Số lượng axit amin của chuỗi plipeptit được tổng hợp từ đoạn gen nói trên là bao nhiêu ?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1: (3,0 đ)

a. Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân.

Các kỳ

Những diễn biến cơ bản

Kỳ đầu

- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.                   0.25

- Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động        0.25

Kỳ giữa

- Các NST kép đóng xoắn cực đại                              0.25

- Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 0.25

Kỳ sau

- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào.                           0.25

Kỳ cuối

- Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc 0.25

 

b. Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào cơ thể:                0.25

 - Là nguyên vật liệu xây dựng tế bào.                                        0.25

 - Xúc tác các phản ứng ( enzym )                                               0.25

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

1) Cho biết ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sự sinh trưởng phát triển của cơ thể sinh vật và đối với thực tiễn?

2) Ở một loài sinh vật, số nhóm gen liên kết bằng 4. Một nhóm học sinh đang quan sát một số tế bào sinh dưỡng của một loài đang phân bào thấy ở một số tế bào có các NST đang xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, một số tế bào có các NST đang phân ly về hai cực của tế bào.

a. Các tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào?

b. Nếu tổng số NST có trong các tế bào đang ở các kì nêu trên là 160, trong đó số NST ở trạng thái đơn nhiều hơn số NST ở trạng thái kép là 64 NST. Hãy xác định số lượng tế bào ở mỗi kì nêu trên?

 

Câu 2

1) ADN có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì trong việc thực hiện chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử?

2) Một phân tử mARN có hiệu số giữa A với G bằng 300, giữa U với X bằng 200. Gen tổng hợp mARN có hiệu số giữa T và X bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen. Hãy xác định:

a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen tổng hợp ra mARN đó?

b. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ và số liên kết hóa trị được hình thành khi gen nói trên nhân đôi 5 lần?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1)* Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể:

- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và là hình thức lớn lên của cơ thể đa bào. Các mô, các cơ quan trong cơ thể đa bào tăng lên về kích thước và khối lượng chủ yếu do sự lớn lên về số lượng tế bào nhờ quá trình nguyên phân.

- Nguyên phân giúp thay thế tế bào già yếu, tế bào chết và giúp hàn gắn vết thương.

* Ý nghĩa của nguyên phân đối với thực tiễn: Những hiểu biết của con người về nguyên phân được vận dụng vào trong các phương pháp nhân giống vô tính ở cây trồng như  vi nhân giống.

 

2)a.  các tế b ào có số NST xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào là các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân.

+  Các tế bào có NST đang phân li về hai cực của tế bào là các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân.

b. Vì số nhóm gen liên kết của loài bằng 4 suy ra bộ NST đơn bội n = 4

- Gọi số tế bào đang ở kì giữa là x, số tế bào đang ở kì sau là y (x, y nguyên, dương )

Ta có : 8 . x + 16 .y = 160 (1)

             16 y – 8x   = 64 (2)

 Từ (1) và (2 ) suy ra x = 6 , y = 7

Vậy số tế bào ở kì giữa là 6 tế bào, số tế bào ở kì sau là 7 tế bào.

2

1.

Cấu trúc mạch kép của ADN có ý nghĩa gì trong việc thực hiện chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử là :

- Đảm bảo cho cấu trúc ADN được bền vững và ổn định.

- Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản ADN

- ADN có 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung nên truyền đạt thông tin di truyền từ ADN sang ARN được dễ dàng .

- Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai khi ADN được nhân đôi hoặc ADN được sử dụng làm mạch khuôn.

2.

a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen :

- Trên phân tử mARN có : Am – Gm = 300, Um – Xm = 200

- Suy ra (Am + Um ) – (Gm + Xm) = 500

              Agen   - Ggen  =500   = T­gen  -  Xgen

Theo giả thiết : Tgen  - Xgen   = 20% số nu của gen

Vậy tổng số nu của gen là : 500 x (100/20) = 2500(nu)

Ta có : Agen   - Ggen =500

          Agen  + Ggen    = 2500/2 <-> 2A  = 1750 <-> A= 875

Số lượng từng loại nu của gen là : Agen = Tgen = 875

                                                       Ggen  = Xgen  = 375

b. Khi gen nhân đôi 5 lần :

- Số liên kết hiđrô bị phá vỡ là :

(25 – 1)H  = (25 – 1)x [ (2x875)  +  ( 3 x375) ]  = 89125 (lk)     

- Số liên kết  hóa trị được hình thành :

(N- 2)x (25  - 1)  = ( 2500 – 2) x ( 25  -1) = 77438 (lk)  

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen a qui định hoa trắng. Một nhóm cá thể ban đầu đều có hoa đỏ, sau một thời gian tự thụ phấn thì các tổ hợp thu được ở F1 có 2 kiểu hình, phân tính theo tỉ lệ 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Xác định tỉ lệ các loại kiểu gen của nhóm cá thể ban đầu?

 

Câu 2

1) Giải thích tại sao những cây trồng bằng hạt, hoa thường có nhiều màu sắc hơn những cây trồng bằng cành?

2) Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Có 4 hạt đậu, trong đó có 2 hạt đậu kiểu hình màu vàng có kiểu gen khác nhau, 2 hạt đậu màu xanh. Trình bày phương pháp để xác định kiểu gen của 2 hạt đậu màu vàng? 

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Các cá thể hoa đỏ ban đầu (P) tự thụ phấn thu được F1 gồm  2 kiểu hình, có tỉ lệ  là 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng . Cây hoa trắng có kiểu gen là aa.Vậy trong số các cây P ban đầu phải có 1 cây hoa đỏ có kiểu gen là Aa.

Ta có SĐL :

P  :              Aa  (Hoa đỏ)      x        Aa    (Hoa đỏ)

G  :           A ,  a                               A  , a

F1  :                1 AA  :   2 Aa   : 1 aa

Tỉ lệ kiểu hình  : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

- Các cây hoa đỏ còn lại  phải tạo ra 8 cây hoa đỏ     →      các cây hoa đỏ còn lại tự thụ phấn phải tạo ra 100% hoa đỏ. nên kiểu gen của các cây hoa đỏ đó là AA

Ta có SĐL :

P  :             AA (Hoa đỏ)      x        AA    (Hoa đỏ)

F1  :                                                    4 AA 

Tỉ lệ kiểu hình  : 4 hoa đỏ

- Số cây hoa đỏ có kiểu gen AA để tạo ra 8 cây hoa đỏ là 2 cây

- Tỉ lệ kiểu gen các cây hoa đỏ ở P là : 2AA : 1 Aa

 

2

a.

Giải thích :

- Những cây trồng bằng hạt chính là kết quả của sinh sản hữu tính có quá trình giảm phân và thụ tinh.

- Trong giảm phân tạo giao tử : do sự phân li và tổ hợp của các NST đã dẫn đến hình thành nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.

- Trong thụ tinh tạo hợp tử : sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo nhiều loại hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

- Cây trồng bằng cành chính là kết quả của sinh sản vô tính chỉ có quá trình nguyên phân nên cây đó có kiểu gen giống như cây mẹ. Do đó không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

b.

- Gọi gen a quy định tính trạng hạt vàng, gen a quy định tính trạng hạt xanh.

- Hai cây đậu hạt vàng có kiểu gen AA và Aa, cây đậu hạt xanh có kiểu gen aa.

- Muốn xác định kiểu gen của cây đậu hạt vàng, ta có 2 cách:

Cách 1: Cho hai cây đậu hạt vàng lai phân tích, sau đó phân tích kết quả ở thế hệ con lai.

- Nếu con lai đồng tính cho 100% hạt vàng, thì cây đậu ban đầu có kiểu gen AA.

Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng AA x aa hạt xanh àF1 100% Aa (hạt vàng)

- Nếu kết quả con lai phân tính 1 hạt vàng : 1 hạt xanh thì cây đậu hạt vàng  ban đầu sẽ có kiểu gen dị hợp.

Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng Aa x aa hạt xanhà F1 1Aa: 1 aa( 1 hạt vàng: 1 hạt xanh )

Cách 2: Cho các cây đậu hạt vàng có kiểu gen AA và Aa tự thụ phấn,sau đó phân tích kết quả ở thế hệ con lai.

- Nếu con lai đồng tính cho 100% hạt vàng, thì cây đậu ban đầu có kiểu gen AA.

Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng AA x AA àF1 100% AA (hạt vàng)

- Nếu kết quả con lai phân tính thì cây đậu hạt vàng  ban đầu sẽ có kiểu gen dị hợp.

Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng Aa x aa hạt xanhà F1 1AA: 2Aa: 1aa( 3 hạt vàng: 1 hạt xanh )

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

a. Hai quần thể động vật khác loài cùng bậc dinh dưỡng sống trong một khu vực có các
điều kiện sống giống nhau, nếu cả hai quần thể này đều bị con người khai thác quá mức
như nhau thì quần thể nào có khả năng phục hồi nhanh hơn? Giải thích.
b. Cho biết những biện pháp chính của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường
tự nhiên.
 

Câu 2

a. Sự kết hợp giữa các quá trình nào đảm bảo cho bộ NST của loài được ổn định từ thế hệ
này sang thế hệ khác? Giải thích?
b. Hãy phân biệt:

- NST kép với NST tương đồng.

- NST thường với NST giới tính.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Ni dung

1

- Quần thể bị khai thác quá mức nhưng vẫn có khả năng phục hồi nhanh hơn là QT có
tiềm năng sinh học cao hơn.
- Tiềm năng sinh học thể hiện qua các đặc điểm sau: có chu kì sống ngắn, thời gian thành
thục sinh dục sớm, mức sinh sản lớn…, có kích thước cơ thể nhỏ.
- QT bị khai thác quá mức nhưng khó có khả năng phục hồi số lượng cá thể là QT có
tiềm năng sinh học thấp: có chu kì sống dài, thời gian thành thục sinh dục muộn, mức
sinh sản thấp…, có kích thước cơ thể lớn hơn.

2

a) Sự kết hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
- Trong nguyên phân sự nhân đôi của NST và sự phân li đồng đều về hai cực của tế bào
làm cho bộ NST của tế bào con ổn định và giống tế bào mẹ.
- Trong giảm phân có sự hình thành giao tử chứa n NST.
- Trong thụ tinh có sự tổ hợp hai giao tử n NST giúp tái tạo trở lại bộ NST 2n của loài.
b)

NST kép

NST tương đồng

- Có một nguồn gốc: từ bố hoặc mẹ.
- Gồm hai cromatit giống hệt nhau dính
nhau ở tâm động.
- Được tạo ra từ cơ chế nhân đôi NST.

- Hai nguồn gốc: một từ bố và một từ mẹ.
- Gồm hai NST giống nhau về hình dạng,
cấu trúc.
- Được tạo ra từ cơ chế tổ hợp NST

 

NST thường

NST giới tính

- Số lượng nhiều.
- Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng ở cả hai giới.

 

- Giống nhau ở hai giới đực và cái.
- Mang gen quy định tính trạng thường.

- Số lượng ít, chỉ có một cặp.
- Chỉ tồn tại thành cặp tương đồng ở giới
đồng giao tử (XX), ở giới dị giao tử thì
không tương đồng (XY)

- Khác nhau ở hai giới đực và cái.
- Mang gen quy định các tính trạng liên
quan và không liên quan với giới tính.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.
 

Câu 2

1. Môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới số lượng cá thể của quần thể?
2. Sự chuyển hóa năng lượng trong chuỗi thức ăn diễn ra như thế nào?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Quần thể

Quần xã

- Tập hợp các cá thể cùng loài
- Đơn vị cấu trúc là cá thể
- Mối quan hệ chủ yếu sinh sản: cùng loài
- Độ đa dạng thấp
- Không có cấu trúc phân tầng
- Không có hiện tượng khống chế sinh học

- Tập hợp các QT của các loài
- Đơn vị cấu trúc là QT
- Mối quan hệ chủ yếu cùng loài và khác
loài: dinh dưỡng
- Độ đa dạng cao
- Có cấu trúc phân tầng
- Có hiện tượng khống chế sinh học

 

2


  1. - Các yếu tố vô sinh: khí hậu, thổ nhưỡng, mùa ,năm….
    - Các yếu tố hữu sinh như vật ăn thịt – con mồi, kí sinh – vật chủ, cạnh tranh cùng loài và
    khác loài.
    b)  
    - Sinh vật sản xuất: Thực vật quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, năng lượng từ Mặt Trời
    chuyển thành năng lượng hóa học trong chất hữu cơ.
    - Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sẽ sử dụng một phần năng lượng được tích tụ ở sinh vật sản xuất,
    sinh vật tiêu thụ bậc sau sẽ sử dụng một phần năng lượng tích tụ ở bậc trước.

- Sinh vật phân hủy sử dụng một phần năng lượng tích tụ trong các xác sinh vật sản xuất
và sinh vật tiêu thụ.

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hòa Bình có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON