YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Tăng Bạt Hổ có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 8 tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Tăng Bạt Hổ có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề, chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

TĂNG BẠT HỔ

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 90 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a) Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc của ADN với mARN?

b)Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra giống hệt nhau và giống ADN mẹ ?Có trường hợp nào ADN con tạo ra lại khác ADN mẹ không ?

 

Câu 2:

a.Hãy trình bày sự biến đổi hình thái NST trong quá trình nguyên phân ?Ý nghĩa của sự biến đổi hình thái NST?

b.Hãy nêu tính chất đặc trưng của NST .NST giới tính có những tính chất nào khác NST thường ?

 

Câu 3:

   Khi phân tích bộ NST của một bệnh  nhân thấy cặp NST số 21 có 3 chiếc

a.Người đó mắc bệnh gì ?Biểu hiện bệnh ra sao ?

b.Cơ chế hình thành bộ NST của bệnh nhân đó biết bệnh nhân đó có bộ NST bình thường .

 

Câu 4:

Một xí nghiệp vịt giống một lần  ra lò đã thu được 5400 vịt con giống ?Những kiểm tra sinh học cho biết rằng hiệu  suất thụ tinh 100% và tỉ lệ  nở so với trứng có phôi là 90% .Tính số lượng tế bào sinh tinhvà sinh trứng để tạo ra đàn vịt nói trên ?

 

Câu 5:

Cho 2 gen có chiều dài bằng nhau .Khi phân tích gen I người ta thấy trên mạch đơn thứ nhất có số nu loại A lá 200 ,loại G là 400 trên mạch đơn thứ 2 có số nu loại A là 400 loại G là 500 Gen II có 3600 liên kết hiđrô .Tính số lượng và tỉ lệ phần trăm từng loại nu của mỗi gen.

 

ĐÁP ÁN

Câu 1

a.

Giống nhau :

-Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

-Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần cơ bản đường 5C ,axít phốtphoric bazơnitơ

-Các nu liên kết với nhau trên từng mạch =liên kết  hóa trị bền vững.

-Đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các đơn phân

Khác nhau :

ADN

mARN

-Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn .

-Có cấu trúc mạch kép

-Xây dựng  từ 4 loại nu :(A,T,G,X)

-Trong mỗi loại nu có đường C5H10O4

-Có kích thước và khối lượng bé

-Có cấu trúc mạch đơn

-Xây dựng từ 4 loại nu :A,U,G,X

-Trong mỗi nu có đường  C5H10O5

 

b.

Hai ADN con sau nhân đôi giống ADN mẹ do quá trình nhân đôi  diễn ra theo nguyên tắc

-Nguyên tắc khuân mẫu :Mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ

-Nguyên tắc bổ sung :Sự liên kết các nu ở mạch khuôn với các nu tự do là cố định A-T,G-X,hay ngược lại

-Nguyên tắc bán bảo toàn :Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ còn 1 mạch mới được tổng hợp.

-Có trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong quá trình nhân đôi

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

1/ Trình bày cơ chế hình thành thể đa bội chẵn. Nêu đặc điểm thể đa bội.

2/ Phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội.

 

Câu 2

So sánh quá trình tự nhân đôi ADN và quá trình tổng hợp ARN

 

Câu 3

Ở người 2n = 46, có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế bào con tạo ra đều giảm phân.

a. Nếu là nữ: có bao nhiêu giao tử cái (trứng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào?

b. Nếu là nam: có bao nhiêu giao tử đực (tinh trùng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào?

c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái trong quá trình thụ tinh thì hợp tử tạo ra có bao nhiêu NST và chứa cặp NST giới tính nào?

 

Câu 4

Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn và gen b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng khác nhau.

1/ Viết các kiểu gen quy định cây thân cao quả tròn và cây thân thấp quả bầu dục.

2/ Các cây nói trên thực hiện giảm phân bình thường cho ra những loại giao tử nào? Từ đó hãy nêu công thức tổng quát tính số loại giao tử của cơ thể có chứa n cặp gen dị hợp.

3/ Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để:

  1. F1 có 100% cây thân cao quả tròn.
  2. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1:1:1.
  3. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là:  9:3:3:1.
  4. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1.

 

Câu 5

 Cho cà chua thân cao quả vàng lai với cà chua thân thấp quả đỏ F1thu được toàn cà chua thân cao quả đỏ .Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 918cây thân cao quả đỏ ,305 thân cao quả vàng ,320 cây thân thấp quả đỏvà 100 cây thân thấp quả vàng .

a.Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b.Tìm kiểu gen kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân li tính trạng là 1:1:1:1.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a) Cơ chế: Diễn giải hoặc vẽ hình 24.5 SGK sinh học 9/Tr70.

               - Rối loạn nguyên phân…

               - Rối loạn giảm phân…

    ĐĐ:    - Hàm lượng ADN tăng --> Tăng quá trình TĐC --> Kích thước cơ quan sinh dưỡng to à Năng xuất cao.

               - Sinh trưởng pt mạnh và sức chống chịu tốt.

b) Phân biệt:

Đa bội

Lưỡng bội

+) Số NST là bội số của n.

+) NB được bằng mắt thường

+) NST: 2n

 

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

1/ Kể tên các phương pháp nghiên cứu di truyền người.

2/ Qua nghiên cứu, người ta xác định được ở người: bệnh máu khó đông là do gen a quy định, máu bình thường do gen A quy định. Gen quy định tính trạng này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên NST Y.

  1. Đây là kết quả của phương pháp nghiên cứu di truyền người nào?
  2. Trong quần thể người có bao nhiêu kiểu gen quy định tính trạng trên? Đó là những kiểu gen nào?

 

Câu 2

Nhà ông B có một đàn gà ri gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông lại cho gà ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con mái để làm giống.

  1. Trong sinh học gọi tên phép lai này là gì? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào?
  2. Người ta khuyên ông thay con trống bằng dòng gà móng tốt. Lời khuyên này có đúng không? Tại sao? Phép lai này tên là gì?

 

Câu 3

1/ Quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ. Trình bày các đặc trưng cơ bản của một quần thể.

2/ Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ sinh thái nào? Ý nghĩa của từng mối quan hệ đó.

3/ Cho chuỗi thức ăn: Lúa → gà → cáo.

Kể tên các mối quan hệ sinh thái giữa các sinh vật có trong chuỗi thức ăn trên. Trong các mối quan hệ sinh thái đó, mối quan hệ nào là cơ bản nhất?

 

Câu 4

Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn

 

Câu 5

Có người cho rằng : “ Tiêm vacxin cũng giống như tiêm kháng thể giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh ”. Điều đó có đúng không? Vì sao

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1/ Có 2 pp nghiên cứu: Nghiên cứu phả hệ

2/ a) Là kết quả của pp nghiên cứu phả hệ.

    b) Nữ: XaXa; XAXa; XAXA .

        Nam: XAY; XaY

2

a) +) Hình thức giao phối gần (giao phối cận huyết) ở động vật

    +) Biểu hiện: Hiện tượng thoái hóa …

b) +) Lời khuyên đó là đúng

    +) Nhằm tạo ưu thế lai: ( nêu được biểu hiện ưu thế lai…)

         Vì các gen trội có lợi được biểu hiện ở F1

     +) Phép lai đó là: Phép lai khác dòng.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (4 điểm)

a) Cho biết tên và chú thích cấu tạo của tế bào ở hình A và tế bào ở hình B

b) Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hai loại tế bào trên

 

Câu 2: (4 điểm)

a) Tiêu hóa là gì? Những điểm khác nhau cơ bản của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa.

b) Vì sao khi ăn, ta không nên vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch?

 

Câu 3: (4 điểm)

a) Quá trình hô hấp ở người được diễn ra gồm những giai đoạn nào? Trình bày tóm tắt các giai đoạn đó.

b) Bề mặt trao đổi khí có đặc điểm gì để phù hợp với chức năng? Phân tích các đặc điểm đó.

 

Câu 4: (4 điểm)

         Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt,  Bạn An tiến hành thí nghiệm sau: Trong 3 ống nghiệm đều chứa hồ tinh bột loãng, An lần lượt đổ thêm vào:

1ống - thêm nước cất

1ống - thêm nước bọt

1ống - thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào.

Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm (370C).

An quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp An tìm đúng các ống nghiệm trên? Theo em ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao?

 

Câu 5: (4 điểm)

a) Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

b) Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào có phải là một phản xạ không? Nếu phải thì nó có điểm gì giống và khác hiện tượng khi chạm tay vào lửa ta rụt tay lại?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a)

- Hình A, tế bào động vật; hình B tế bào thực vật

- Chú thích đúng tế bào động vật

- Chú thích đúng tế bào thực vật

b)

- Điểm giống nhau: đều gồm màng sinh chất, chất tế bào chứa các bào quan, nhân có màng nhân, nhân con và chất nhiễm sắc (NST)…

- Điểm khác nhau

+ Thành tế bào…..

+ Lục lạp……

+ Trung thể…..

2

a) Tiêu hóa là gì? Những điểm khác nhau cơ bản của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa.

- Khái niệm…

- Điểm khác nhau

Tiêu hóa cơ học

Tiêu hóa hóa học

Biến đổi thức ăn thành những phần nhỏ, trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa hóa học..

Biến đổi những phân tử phức tạp trong thức ăn thành các phân tử đơn giản để cơ thể hấp thụ được…

Do tác dụng của răng trong khoang miệng, các cơ của thành ống tiêu hóa

Dưới tác dung của các enzim được tiết ra từ các tuyến tiêu hóa….

 

b) Vì sao khi ăn, ta không nên vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch?

- Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nhai, vừa cười vừa nói, đùa nghịch thì thức ăn có thể không vào thực quản mà lọt vào đường dẫn khí (thanh quản, khí quản) làm ta bị sặc, thậm trí gây tắc đường dẫn khí, dẫn đến nguy hiểm…

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1.

1) Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này.

2) Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào? Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và hệ cơ? Mỗi học sinh cần rèn luyện cơ như thế nào để có kết quả tốt?

 

Câu 2.

1) Phân biệt đồng hoá và dị hoá. Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá. Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

2) Nêu nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh xơ vữa động mạch? Để phòng tránh bệnh xơ vữa động mạch cần làm gì?

 

Câu 3.

1) Đông máu có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của cơ thể? Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?

2) Chứng minh rằng: Sự đối lập nhau trong hoạt động của các hooc môn tuyến tuỵ giúp cho tỉ lệ đường huyết trong máu luôn ổn định. Rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến tuỵ dẫn đến hậu quả gì?

 

Câu 4.

1) Tại sao da trẻ em hay bị chốc, nhọt; người già da hay bị nứt, nẻ? Có nên dùng xà phòng giặt để tắm không ? Vì sao?

2) Tại sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết? Thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày có tác hại gì đối với cơ thể? Vì sao?

 

Câu 5.

1) Các nhân nền trong chất trắng của đại não người có chức năng gì? Nêu những đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hoá hơn các động vật thuộc lớp thú.

2) Hãy kể một số nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp? Có mấy phương pháp hô hấp nhân tạo thường áp dụng? Nêu điểm giống và khác nhau giữa các phương pháp hô hấp nhân tạo.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

(4,5 đ)

1.

 * Phân biệt TĐC ở cấp độ cơ thể và TĐC ở cấp độ TB

TĐC ở cấp độ cơ thể

- Sự TĐ vật chất giữa hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết với MT ngoài.

- MT ngoài cung cấp cho cơ thể  thức ăn, nước, MK, O2.

- Cơ thể thải CO2, chất thải ra MT ngoài.

TĐC ở cấp độ TB

- Sự TĐ vật chất giữa TB và MT trong.

- Máu cung cấp cho TB các chất dinh dưỡng và O2.

- TB thải CO2 và các sản phẩm bài tiết vào MT trong.

    * Mối quan hệ:

- TĐC ở cấp độ cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho TB và nhận từ TB các sản phẩm bài tiết, CO2 để thải ra MT ngoài.

- TĐC ở cấp độ TB giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động TĐC.

- Hoạt động TĐC ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Tăng Bạt Hổ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON