Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới..
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD LỚP 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
1. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ
A. tài sản.
B. thừa kế.
C. sở hữu.
D. pháp luật.
2. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được pháp luật thừa nhận ở văn bản nào dưới đây?
A. Quy phạm pháp luật.
B. Kết quả lao động.
C. Hợp đồng lao động.
D. Cam kết lao động.
3. Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?
A. Tự chủ kinh doanh.
B. Tìm kiếm thị trường.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Khai thác thị trường.
4. Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ sai con làm việc trái đạo đức.
B. Cha mẹ buộc con lao động phục vụ mình.
C. Cha mẹ quyết định mọi việc thay con.
D. Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con.
5. Để bán mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng, người chồng cần
A. thỏa thuận với vợ.
B. xin ý kiến cha mẹ.
C. tự quyết định.
D. tự giao dịch.
6. Hiện nay một số doanh nghiệp không thích tuyển lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì sợ ảnh hưởng đến công việc chung. Các doanh nghiệp này đã vi phạm quyền bình đẳng
A. giữa lao động nam và lao động nữ.
B. trong thực hiện quyền lao động.
C. trong giao kết hợp đồng lao động.
D. trong sử dụng lao động.
7. Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tín cho nhau.
B. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt
C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản riêng.
D. Được đại diện cho nhau, thừa kế tài sản của nhau.
8. Để có tiền biếu bố đẻ chữa bệnh, chị K đã quyết định bán mảnh đất mà bố mẹ chị cho trước khi kết hôn mà bây giờ chị vẫn là người sở hữu. Vậy chị K đang thực hiện quyền
A. chiếm hữu tài sản riêng của mình.
B. sử dụng tài sản riêng của mình.
C. nhân thân đối với tài sản của mình
D. định đoạt tài sản riêng của mình.
9. Công ti X kinh doanh thêm mặt hàng thức ăn gia súc trong khi giấy phép kinh doanh là nông sản sạch. Công ti X đã vi phạm nội dung nào?
A. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.
B. Tự chủ kinh doanh theo qui định của pháp luật.
C. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
D. Xác định được hình thức đầu tư.
10. Chị L làm công việc nặng nhọc và đang mang thai 7 tháng nên được giảm 1 giờ trong ngày làm việc. Chị X không mang thai nhưng cũng yêu cầu được nghỉ như chị L vì cùng là lao động nữ. Theo quy định của pháp luật thì chị X
A. không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc chung.
B. cũng được nghỉ để đảm bảo thời gian lao động.
C. không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi.
D. cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
I. TRẮC NGHIỆM (8,5 điểm):
Câu 1: :Người nào tự tiện bóc; mở thư, thu giữ, tiêu hủy thư; điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị
A. xử lý vi phạm kỷ luật. B. phạt tiền để bù tổn thất đã gây ra.
C. truy cứu trách nhiệm dân sự. D. truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 2: Đâu là là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí nhất của công dân?
A. Bảo vệ Nhà nước B. Bảo vệ môi trường.
C. Bảo vệ Tổ quốc D. Bảo vệ văn hóa.
Câu 3: Gia đinh L có một cửa hàng kinh doanh thuốc tây bán lẽ do mẹ em đứng bán...Dự định của L sau khi tốt nghệp Trung học phổ thông, L sẽ thay mẹ công việc kinh doanh đó. Nhưng L băn khoăn không biết mình có đủ điều kiện để thực hiện việc kinh đoanh đó không. Em sẽ chọn ý kiến nào sau đây để giúp bạn?
A. Việc thay mẹ bán trong vấn đề đó là hợp đạo lý và sử dụng đúng quyền tự do kinh doanh.
B. Thuê người có băng cấp về dược thay mẹ bạn kinh đoanh. Còn bạn là người làm chủ.
C. Bạn kinh doanh những loại thuốc tây mà pháp luật không cấm là đươc. .
D. Bạn phải học chuyên ngành này có băng phù hợp với điều kiện kinh doanh thuốc tây đã.
Câu 4: Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi
A. nguy hiểm làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
B. cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
C. cố ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
D. đặc biệt nghiêm trọng làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Câu 5: Trong bảo vệ môi trường thì tầm quan trọng nhất là bảo vệ
A. môi trường đô thị. B. động vật hoan dã. C. khoáng sản D. rừng.
Câu 6: Biện pháp nào dưới đây được Nhà nước sử dụng để xóa đói giảm nghèo?
A. Mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo.
B. Thực hiện kế hoach hóa gia đình.
C. Mở rộng các doanh ghiệp nhà nước.
D. Phòng chống tệ nạn xã hội.
Câu 7: Có một cuộc thi sáng tác thơ về chủ dề “Kính yêu Bác Hồ” của Trường THPT X phát động nhân dịp chào mừng ngày sinh nhật của Bác Hồ, Có một học sinh lớp 10 A nộp một bài thơ rất hay nhiều bạn trong lớp đề nghị GVCN nộp bài này trong số bài được chọn của lớp tham gia cuộc thi. GVCN không đồng ý mà còn phê bình bạn đó vì vi phạm vảo điều cấm trong Điều lệ cuộc thi (được trích từ Luật Sở hữu trí tuệ). Theo em đâu là nguyên nhân chính mà GVCN không chấp nhận bài thơ đó?
A. Sai luật làm thơ. B. Hình thức trình bày không đẹp.
C. Sai lỗi chính tả. D. Vi phạm quyền tác giả.
Câu 8: Để bảo vệ thành quả sáng tạo của mình công dân phải làm gì?
A. Thực hiện đúng, đủ qui định của Nhà nước về quyền này.
B. Hợp dồng với doanh nghiệp để được bảo vệ.
C. Nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước để được bảo vệ.
D. Tự xây đụng chế độ bảo mật riêng cho sản phẩm.
Câu 9: Quyền nào sau đây thuộc về nội dung quyền học tập?
A. Công đân có quyền tự do tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến.
B. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
C. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưởng để phát triển tài năng.
D. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào tùy vào năng khiếu, khả năng, sở thích.
Câu 10: Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo có mấy bước?
A. Ba bước. B. Năm bước. C. Bốn bước. D. Hai bước.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
1. TRẮC NGHIỆM (7.5đ)
Câu 1. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, thuộc nội dung quyền tự do cơ bản nào của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẩm. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Bị nghi ngờ phạm tội.
Câu 3. Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử gọi là
A. bị hại. B. bị cáo. C. bị can. D. bị kết án.
Câu 4. Hành vi tự ý vào nhà của người khác là xâm phạm
A. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
B. quyền tự do về nơi ở, nơi cư trú của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 5. Việc làm nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung.
B. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.
C. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài.
D. Đánh người gây thương tích.
Câu 6. Việc làm nào là đúng khi thể hiện quyền tự do ngôn luận?
A. Gửi tin cho chuyên mục bạn xem truyền hình trên đài VTC14.
B. Viết bài thể hiện nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người nào đó.
C. Tập trung đông người nói tất cả những gì mình muốn nói.
D. Cản trở không cho người khác phát biểu khi ý kiến đó trái với mình.
Câu 7. Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?
A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.
B. Chủ nhà trọ phá khóa vào phòng chữa cháy khi người thuê không có mặt.
C. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà.
D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của tòa án.
Câu 8. Anh Nguyễn Văn B và Lê Văn N cùng sống trong khu phố, vì ghen ghét anh Lê Văn N nên anh B tung tin là anh N hay trộm vặt đồ hàng xóm. Hành vi của B đã xâm phạm đến quyền tự do cơ bản nào của anh N?
A. Lòng tự ái và uy tín của N. B. Mối quan hệ xã hội và công việc của N.
C. Nhân phẩm và danh dự của N. D. Hạnh phúc gia đình của N.
Câu 9. Hai bạn A và B cùng yêu một bạn nam tên C. Tuy nhiên C chỉ có tình cảm với A mà không có tình cảm với B. Vì ghen ghét nên B đã trả thù A bằng cách thuê một đám học sinh đánh A và quay video tung lên mạng xã hội. Vậy B đã vi phạm quyền gì với A?
A. Quyền bất khả xâm phạm thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 10. Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông B định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu em là ông B em chọn cách ứng xử nào sau đây để đúng quy định của pháp luật?
A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm. B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người. D. Đến trình báo với cơ quan công an.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
1. TRẮC NGHIỆM(8đ)
Câu 1. “Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.” là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
B. nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
C. khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
D. bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Câu 2. Theo quy định của pháp luật việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ của công dân là
A.vi phạm đạo đức. B.vi phạm pháp luật. C.vi phạm nguyên tắc. D.vi phạm trật tự.
Câu 3 Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo đảm
A. đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội.
B. quyền tự do cá nhân cho mỗi công dân.
C. quyền tự chủ của mỗi cá nhân.
D. sự công bằng cho tất cả mọi người.
Câu 4. Vợ chồng anh A và chị B đã có hai con gái và muốn sinh thêm cho có con trai. Thái độ của em đối với sự việc trên như thế nào?
A. Không đồng tình vì đã vi phạm Pháp lệnh dân số.
B. Ủng hộ vì cần có con trai nối dõi tông đường.
C. Đồng tình vì Nhà nước cho phép sinh nhiều con.
D. Không quan tâm vì đó là việc riêng của gia đình họ.
Câu 5. Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 6. Trường hợp nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Khám chỗ ở khi không có mặt chủ nhà nhưng có sự chứng kiến của đại diện chính quyền.
B. Khám chỗ ở khi trong nhà chỉ có trẻ em nhưng có sự chứng kiến của người láng giềng.
C. Khám chỗ ở vào ban đêm nhưng có ghi rõ lí do vào biên bản kiểm tra.
D. Khám chỗ ở khi không có chủ nhà nhưng có sự chứng kiến của chính quyền địa phương và một người láng giềng.
Câu 7. Để có điện thoại để dùng, Thơm đã qua phòng của bạn An để mượn cái sạc pin trong lúc An không ở nhà. Hành vi của Thơm đã vi phạm quyền gì sau đây ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín,..
C. Quyền định đoạt tài sản của người khác.
D. Quyền sở hữu và sử dụng tài sản của người khác.
Câu 8. Nghi ngờ anh Bình là người lấy cắp tiền của chị Thúy, công an xã đã bắt và giam anh Bình tại trụ sở UBND xã. Việc làm của công an xã đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẩm.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của cá nhân.
Câu 9. Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào người học sinh B. Dẫn tới hậu quả học sinh B bị thương. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B ?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo họ về tính mạng.
Câu 10. Ở phạm vi cả nước nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước bằng cách nào sau đây?
A. Nhân dân giám sát kiểm tra việc quyết toán ngân sách xã.
B. Kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.
C. Tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật.
D. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5:
0001: Hành vi đánh người xâm phạm đến:
A. thân thể của công dân. B. danh dự của công dân.
C. tính mạng và sức khỏe của công dân. D. nhân phẩm của công dân.
0002: Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được:
A. tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào, về bất cứ vấn đề gì mà mình muốn.
B. tự tập trung đông người để nói tất cả những gì mình muốn chia sẻ.
C. trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học, tổ dân phố trong cuộc họp.
D. tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến ở bất cứ đâu.
0003: Hành vi đặt điều, tung tin xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác là vi phạm quyền nào của công dân?
A. Quyền đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
0004: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là:
A. mọi người đều có quyền vào chỗ ở của người khác khi thấy cần thiết.
B. mọi người được tự do vào chỗ ở của người khác.
C. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
D. không ai được tự ý thay đổi chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
0005: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp:
A. đang đi lao động ở tỉnh X. B. phạm tội quả tang.
C. đang trong trại giáo dưỡng của tỉnh. D. đang đi công tác ở tỉnh Y.
0006: Công dân sử dụng quyền nào sau đây để góp phần ngăn chặn những hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân?
A. Quyền khiếu nại của công dân.
B. Quyền tự do của công dân.
C. Quyền tố cáo của công dân.
D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.
0007: Công dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm phạm tới lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền:
A. khiếu nại. B. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. tố cáo. D. tự do ngôn luận.
0008: Ở phạm vi cả nước nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước bằng cách nào sau đây?
A. Nhân dân giám sát kiểm tra việc quyết toán ngân sách xã.
B. Kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.
C. Tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật.
D. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
0009: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng hai con đường:
A. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. B. tự đề cử và tự ứng cử.
C. được đề cử và được giới thiệu ứng cử. D. tự giới thiệu và được giới thiệu ứng cử.
0010: Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp pháp luật quy định không được bầu cử) đều được tham gia bầu cử, thể hiện nguyên tắc:
A. bình đẳng. B. phổ thông. C. trực tiếp. D. bỏ phiếu kín.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.