YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN VẬT LÝ 9

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 45 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Em hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi kết quả vào giấy bài làm. Ví dụ: Câu 1 chọn ý B đúng thì ghi 1B, câu 2 chọn ý C đúng thì ghi 2C... Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm.

Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:

A. luôn luôn tăng.                     

B. luôn luôn giảm.

C. luân phiên tăng, giảm.             

D. luôn luôn không đổi.

Câu 2: Có một tia sáng chiếu từ không khí xiên góc vào mặt nước thì góc tới và góc khúc xạ có đặc điểm gì?

A. Góc khúc xạ bằng góc tới.                    

B. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

C. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.   

D. Cả 3 trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Câu 3: Chọn ý sai: Chiếu một chùm tia sáng song song vào thấu kính hội tụ, theo phương vuông góc với mặt thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì?

A. Bị thắt lại                        .         

B. Thu nhỏ dần lại.

C. Loe rộng dần ra.         

D. Gặp nhau tại 1 điểm.

Câu 4: Trong trường hợp nào sau đây, mắt không phải điều tiết?

A. Nhìn các vật ở cực cận.

B. Nhìn các vật ở cực viễn.

C. Nhìn các vật đặt gần mắt hơn cực viễn.

D. Nhìn các vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.

Câu 5: Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào sau đây không thể dùng để làm kính lúp được?

A. 5cm.                      

B. 8cm.                       

C. 15cm.                     

D. 25 cm.

Câu 6: Trên mặt một dụng cụ đo có ghi kí hiệu (A~). Dụng cụ này dùng để đo đại lượng nào sau đây?

A. Đo hiệu điện thế của dòng điện một chiều.

B. Đo hiệu điện thế cảu dòng điện xoay chiều.

C. Đo cường độ dòng điện của dòng điện một chiều.

D. Đo cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều.

Câu 7: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?

A. Đổi màu.                           

B. Phát sáng.

C. Đứng yên.             

D. Chuyển động.

Câu 8: Con người có thể nhận biết trực tiếp dạng năng lượng nào sau đây?

A. Cơ năng.                       

B. Hóa năng.  

C. Điện năng. 

D. Quang năng.

Câu 9: Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một lăng kính.

B. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một gương phẳng.

C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một thấu kính hội tụ.

D. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một thấu kính phân kì.

Câu 10: Chọn ý sai: Thể thủy tinh khác các thấu kính hội tụ thường dùng ở các điểm nào sau đây?

A. Tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật.               

B. Có thể thay đổi được tiêu cự.

C. Không làm bằng thủy tinh.                  

D. Làm bằng chất mềm, trong suốt.

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều.

Câu 2: Nêu biểu hiện và cách khắc phục tật cận thị. Đối với bản thân học sinh ta cần làm gì để bảo vệ mắt tránh tật cận thị?

Câu 3: Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15 cm, Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính là 10 cm, AB = h = 2 cm.

a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.

b. Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh.

Câu 4 (0,5 điểm). Bằng cách vẽ hình hãy xác định các yếu tố của thấu kính trong trường hợp sau (nêu rõ cách vẽ).

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

C

C

B

D

D

D

A

A

A

II. TỰ LUẬN: 

Câu 1:

- Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều: gồm 2 bộ phận chính là cuộn dây dẫn và nam châm. Một trong hai bộ phận quay gọi là roto, bộ phận còn lại đứng yên gọi là stato.

- Hoạt động: Khi roto quay số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm là xuất hiện một dòng điện cảm ứng xoay chiều

Câu 2: 

- Biểu hiện của tật cận thị:

+ Chỉ nhìn rõ các vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa. (0,25 điểm)

+ Điểm cực cận và cực viễn ở gần hơn mắt bình thường. (0,25 điểm)

- Cách khắc phục:

+ Người bị cận thị muốn nhìn rõ các vật ở xa phải đeo thấu kính hội tụ có tiêu điểm nằm tại cực viễn của mắt. (0,25 điểm)

+ Phẫu thuật. (0,25 điểm)

- Đối với học sinh để tránh tật cận thị cần:       (0,5 điểm)

+ Ngồi học đúng tư thế, mắt đặt cách sách 25- 30 cm.

+ Học và đọc sách nơi có đủ ánh sáng.

+ Hạn chế tiếp xúc với các ánh sáng có hại cho mắt: điện thoại, máy tính,…

+ Điều tiết mắt hợp lí, không nhìn gần quá lâu.

Câu 3. 

a. Dựng ảnh : (0,5 điểm)                                

 b. Xét hai cặp tam giác đồng dạng  :

+ FIO đồng dạng với \(\Delta \) FAB mà OI = AB ta có  \(\frac{{FA'}}{{FO}} = \frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{{FO - A'O}}{{FO}}\)  ( 1 )   

+ \(\Delta \)OAB đồng dạng với \(\Delta \)OAB ta có :  \(\frac{{OA'}}{{OA}} = \frac{{OB'}}{{OB}} = \frac{{A'B'}}{{AB}}(2)\)

Từ (1) và (2)  suy ra :

AB  =  AB .\(\frac{{OA'}}{{OA}}\)  1,2 cm       (0,25 điểm)

Vậy khoảng cách từ ảnh tới thấu kính là  6 cm và chiều cao của ảnh là 1,2 cm

Câu 4. (0,5 điểm)

Vẽ hình (0,25 điểm)

Nêu cách vẽ: (0,25 điểm)

-Nối B với B’ cắt trục chính (AA’) tại O.

- Từ O dựng thấu kính vuông góc với trục chính. Đó là thấu kính hội tụ vì ảnh lớn hơn vật.

- Từ B kẻ tia sáng song song với trục chính cắt thấu kính tại I. Nối I với B’ cắt trục chính tại tiêu điểm F’.

-Từ B’ vẽ tia ló song song với trục chính cắt thấu kính tại K. Nối K với B cắt trục chính tại F

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỖI - ĐỀ 02

A.TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Máy biến thế dùng để:

A. Giữ hiệu điện thế không đổi.                              

B. Giữ cường độ dòng điện không đổi.

C. Tăng hoặc giảm cường độ dòng điện.       

D. Tăng hoặc giảm hiệu điện thế.

Câu 2: Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí là đáng kể khi điện năng chuyển hoá thành dạng năng lượng nào sau đây?

A. Nhiệt năng                                            

B. Hoá năng

C. Năng lượng từ trường                           

D. Năng lượng ánh sáng

Câu 3: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính:

A.Có phần giữa dày hơn phần rìa.                 

B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa.

C. Có phần giữa và phần rìa dày như nhau.    

D. Có phần giữa và rìa mỏng như nhau

Câu 4: Đề giảm hao phí khi truyền tải điện năng đi xa,nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng 4 lần, thì công suất hao phí sẽ thay đổi như thê nào? Chọn câu đúng nhất.

A. Tăng 4 lần                                                             

B. Giảm 4 lần.

C. Tăng 16 lần.                                                          

D. Giảm 16 lần.

Câu 5: Dòng điện xoay chiều có thể gây ra tác dụng:

A. Phát sáng.                               

B. Nhiệt.

C. Từ.                                         

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Một vật sáng đặt trước thấu kính phân kỳ sẽ cho ảnh như thế nào?

A. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật.         

B. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

C. Ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật.          

D. Ảnh thật, ngược chiều,nhỏ hơn vật.

Câu 7: Khi quan sát một vật nhỏqua kính lúp ta phải đặt vật ở vị trí nào?.

A.Ngoài khoảng tiêu cự                                                                     

B.Trong khoảng tiêu cự

C.Sát vào mặt kính lúp                                                                      

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 8: Mắt lão là mắt có đặc điểm như sau:

A.Tiêu điểm nằm sau màng lưới                         

B.Nhìn rõ vật ở xa

B.Điểm cực cận nằm xa hơn mắt bình thường         

D.Tất cả A,B,C đều đúng.

Câu 9: Khi nhìn vật ở xa thì mắt điều tiết sao cho:

A. Tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất                       

B. Tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất

C. Tiêu điểm thể thủy tinh nằm trước màng lưới         

D. Cả A, B đúng

Câu 10: Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính, ảnh A/B/ có tính chất gì? Chọn câu  đúng nhất.

A.Ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều                                                

B.Ảnh thật, ngược chiều với vật.

C. Ảnh thật có độ lớn, lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.               

D. Cả 3  ý trên đều đúng.

Câu 11 Về phương diện tạo ảnh giữa mắt và máy ảnh có những tính chất nào giống nhau?.

A. Tạo ra ảnh thật lớn hơn vật .                     

B.Tạo ra ảnh ảo nhỏ hơn vật

C.Tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật               

D.Tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật.

Câu 12 Chiếu ánh sáng từ nguồn sáng qua tấm lọc màu đỏ ,ta được ánh sáng màu đỏ .Hỏi  nguồn sáng đó là nguồn sáng gì?

A.Nguồn sáng trắng                       

C.Nguồn sáng xanh

B.Nguồn sáng đen                       

D. Nguồn sáng vàng

Câu 13. Một người cao 1,50m, khi chụp ảnh đứng cách máy ảnh 2m. Biết rằng phim đặt cách máy ảnh là 5cm. Hỏi ảnh nguời ấy trong phim cao bao  nhiêu?

A.  0,375cm;              

B.   3,75cm;                

C.  375cm;                  

D.  37.5cm

Câu 14: Một ngươi dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ và đặt cách thấu kính 5 cm thì nhìn thấy ảnh của nó gấp 3 lần vật .Tiêu cự của thấy kính có giá trị nào sau đây:

A .f=0.75 cm              

B. f= 7.5cm                

C.f=75cm                   

D.f=750cm

B.TỰ LUẬN. (3 điểm)Học sinh làm bài trên giấy rời.

Câu 15: :(1 điểm)  Một máy biến thế dùng để tăng hiệu điện thế từ 6V lên 9V. Hỏi cuộn dây sơ cấp có bao nhiêu vòng, biết cuộn dây thứ cấp có 240 vòng.

Câu 16: :(2 điểm)Một vật sáng AB cao 1 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự 3 cm, cách thấu kính 4 cm.

a) Dựng ảnh của vật sáng  AB theo đúng kích thước trên.(1.25 điểm)

b) Nêu đặt điểm của ảnh .(0.75điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM: 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

d

a

a

b

d

b

b

d

d

d

d

a

b

b

---(Để xem nội dung đáp án phần tự luận của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỖI - ĐỀ 03

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

b. Dựa vào hình dạng em hãy phân biệt 2 loại thấu kính mà em đã học.

 c. Em hãy nêu ra một cách để phân tích ánh sáng trắng thành các chùm ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau.

Câu 2:(1,0 điểm)

Hãy tính công suất hao phí trên đường dây tải điện, biết hiệu điện thế xoay chiều giữa hai đầu đường đây tải điện là 500 000 V, công suất cần tải đi là 480 000W, và điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là 100 Ω

Câu 3: (1,5 điểm)Trên một kính lúp có ghi kí hiệu 4x:

a. Số này có tên gọi là gì? Kính lúp là loại thấu kính gì?

c. Tính tiêu cự của kính lúp.

d. Ảnh quan sát được qua kính lúp có đặc điểm gì?

Câu 4:(3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau :

Năm 1831, Michael Faraday (người Anh) phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ. Năm 1879, Thomas Edison (người Mĩ) phát minh ra bóng đèn điện. Trong khoảng thời gian từ năm 1881 đến 1884, máy biến thế ra đời. Trong những năm 1880, bóng đèn điện được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Mĩ. Các nhà máy điện cũng lần lượt được xây dựng, đưa điện năng đến từng gia đình. Hai công ti điện lớn nhất tại Mĩ lúc bấy giờ cạnh tranh nhau quyết liệt là của Edison và Westinghouse. Edison chủ trương xây dựng các nhà máy phát điện một chiều và truyền tải đi dòng điện một chiểu còn Westinghouse lại xây dựng các nhà máy điện xoay chiều và truyền tải dòng điện xoay chiều.

Thắng lợi đã thuộc về Westinghouse và dòng điện xoay chiều khi ông giành được nhiều hợp đồng xây dựng nhà máy điện, trong đó nổi tiếng nhất là hợp đồng xây dựng các nhà máy điện tại thác Niagara ở phía bắc nước Mĩ vào năm 1896, cung cấp điện cho New York và các khu vực lân cận. Nhờ sử dụng máy biến thế trong truyền tải dòng điện xoay chiều, Westinghouse đã làm giảm được điện năng hao phí trên đường dây dẫn và cung cấp điện đến từng gia đình với giá rẻ.

a) Dòng điện xoay chiều là gì ?

b) Máy biến thế ra đời trong khoảng thời gian nào? Em hãy nêu nguyên lý hoạt động của máy biến thế.

c) Người ta lắp đặt các máy biến thế như thế nào trên đường dây tải điện để giảm hao phí khi truyền tải điện năng đi xa ?

d) Tại sao Edison không thể dùng máy biến thế để làm giảm hao phí truyền tải điện năng cho các nhà máy điện của mình ?

Câu 5:(2,5 điểm) 

Một vật sáng AB hình mũi tên cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự là 30 cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 50 cm.

a. Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (tỉ lệ tùy chọn).

b. Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và chiều cao của ảnh.

---(Để xem nội dung đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỖI - ĐỀ 04

I – Trắc nhiệm: (3 điểm).

A. Hãy chọn  ý  đúng trong các câu sau đây.

Câu 1. Dòng điện cảm ứng xoay chiêu xuất hiện khi

A. Xuất hiện dòng điện một chiều.                       

B.  Xuất hiện dòng điện xoay chiều.

C. Xuất hiện dòng điện không đổi.                       

D.   Không xuất hiện dòng điện.

Câu 2. Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ.Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi nó là:

A. ảnh ảo cùng chiều,nhỏ hơn vật.            

B. ảnh thật cùng chiều nhỏ hơn vật

C. ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật              

D. ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật.

Câu 3. Tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trương trong suốt khác bị gãy khúc là do hiện tượng

A. Phản xạ ánh sách                                      

B. Sự phân tích ánh sáng                      

C. Khúc xạ ánh sáng         

D. Bị hấp thụ ánh sáng

Câu 4. Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây dân lên 100 lần thì công suất hao phí sẽ:

A.Tăng 100 lần                              

B. Giảm 100 lần

C.Tăng 200 lần                               

D.Giảm 10 000 lần

Câu 5. Kính lúp dùng để quan sát:

A. Các vật nhỏ.                                            

B. Các vật siêu nhỏ

C. Các vật vừa nhỏ vừa siêu nhỏ                 

D. Vật gì cũng được 

Câu 6. Đặt vào hai đầu một máy biến thế có cuộn sơ cấp  100 vòng một hiệu điện thế xoay chiều thích hợp . Cuộn thứ cấp 1000 vòng thì máy biến thế này sẽ

A. Hạ thế                                 

B. Tằng thế

C.Giữ nguyên hiệu điện thế           

D.Không xuất hiện dòng điện

II - TỰ LUẬN:(7 điểm).

Câu 7. Nêu tính chất các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, phân kì (1đ)

Câu 8.  Dựng ảnh của vật sáng AB qua các thấu kính hội tụ và phân kì hình vẽ dưới đây(1.5đ)

Câu 9. Đặt vật AB có hình mũi tên cao 1 cm cách thấu kính hội tụ 36 cm. thấu kính  có tiêu cự 12cm

a. Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính hội tụ

b. Tính chiều cao của ảnh

Câu 10: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu  

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

B

C

C.

D

A

B

 

---(Để xem nội dung đáp án phần tự luận của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỖI - ĐỀ 05

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1 (0,5 điểm): Dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện khi

A. đưa nam châm lại gần cuộn dây.          

B. cho nam châm quay trước cuộn dây.

C. đặt cuộn dây trước  nam châm.             

D. đưa nam châm ra xa cuộn dây.

Câu 2 (0,5 điểm): Tia tới đến quang tâm của thấu kính cho tia ló

A. đi qua tiêu điểm.                                    

B. song song với thấu kính.   

C. tiếp tục truyền thẳng.                            

D. song song với trục chính.  

Câu 3 (0,5 điểm): Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì là

A. ảnh thật ngược chiều với vật.               

B. ảnh thật cùng chiều và lớn hơn vật.

C. ảnh thật cùng chiều với vật.                  

D. ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 4 (0,5 điểm): Để làm giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng

A. hiệu điện thế hai đầu đường dây.           

B. công suất nguồn cần truyền tải.

C. tiết diện của dây tải điện.                       

D. điện trở của dây tải điện.           

Câu 5 (0,5 điểm): Muốn tăng số bội giác của một kính lúp lên gấp 3 lần thì ta cần

A. tăng tiêu cự kính lúp lên 3 lần .             

B. giảm tiêu cự kính lúp xuống 3 lần.

C. tăng tiêu cự kính lúp lên 6 lần.             

D. giảm tiêu cự kính lúp xuống 6 lần.           

Câu 6 (0,5 điểm): Ta nhận biết một vật có nhiệt năng khi nó có thể làm cho vật khác

A. chuyển động.        

B. bị nhiễm điện.     

C. nóng lên.        

D. truyền được âm.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm).

Câu 7 (1,0 điểm): Nêu dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều?

Câu 8 (2,0 điểm): Tại sao nói ánh sáng trắng là tổng hợp của nhiều ánh sáng màu đơn sắc khác nhau?

Câu 9 (3,0 điểm): Vật AB cao 2cm có dạng mũi tên đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự $f=12cm$ điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm một khoảng $OA=8cm$

a) Dựng ảnh ABcủa vật AB tạo bởi thấu kính đã cho.

b) Vận dụng kiến thức hình học tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh.

Câu 10 (1,0 điểm): Cho biết là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng, ABlà ảnh của vật AB như hình vẽ.

a. Đây là loại thấu kính gì? Vì sao em biết?

b. Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O và tiêu điểm của thấu kính.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

C

D

A

B

C

---(Để xem nội dung đáp án phần tự luận của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON