YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Na Dương

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Na Dương. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 sắp tới.

Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NA DƯƠNG

KIỂM TRA HỌC KỲ II

Năm học 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2 điểm): Cho các dữ kiện sau:

- Áp suất tỉ lệ thuật với nhiệt độ tuyệt đối \(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\)

- Nhiệt không thể tự tuyền từ một vật sang vật nóng hơn

- Độ biến thiên nội năng của một vật

- Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định

- Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định

- Áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

- Thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối

- Bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: \(\Delta U = A + Q\)

Dựa vào dữ kiện trên, em hãy ghép lại và viết thành câu hoàn chỉnh:

a) Phát biểu và viết biểu thức Định luật Bôilơ Mảiốt.

b) Phát biểu và viết biểu thức của Nguyên lý I nhiệt động lực học.

Câu 2 (2 điểm): Từ mặt đất, ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 20 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2.

a) Tìm độ cao cực đại của vật.

b) Tìm vị trí của vật khi vận tốc có độ lớn 10 m/s.

Câu 3 (1 điểm): Một bình bằng thép dung tích 62 lít chứa khí hidro ở áp suất 4,5 MPa và nhiệt độ 270C. Dùng bình này bơm được bao nhiêu quả bóng bay, biết dung tích mỗi quả 8,5 lít, áp suất 1,05.105 Pa và nhiệt độ trong bóng bay là 130C.

Câu 4 (3 điểm): Một lượng khí Ôxi ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 00C, áp suất 1 atm) có thể tích 5 lít biến đổi trạng thái qua các quá trình sau:

- Từ trạng thái (1) đến trạng thái (2): đẳng tích, áp suất tăng đến 2 atm.

- Từ trạng thái (2) đến trạng thái (3): đẳng nhiệt, thể tích tăng đến 10 lít. 

a) Tìm các thông số trạng thái ở mỗi trạng thái.

b) Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí trên hệ trục tọa độ (p,V).

Câu 5 (1 điểm): Tại sao về mùa hè ta không nên để xe ngoài trời nắng?

Câu 6 (1 điểm): Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở 250C có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài (1atm). Van bảo hiểm của nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài 1,2 atm. Nếu nồi được đun nóng tới 1800C thì không khí trong nồi đã thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiêu? 

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) Định luật Bôilơ Mariốt:

Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

b) Nguyên lý I nhiệt động lực học:

Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: \(\Delta U = A + Q\)

Câu 2:

Chọn gốc tọa độ tại mặt đất, chiều dương hướng lên trên. Gốc thời gian là lúc bắt đầu ném vật.

a)

Cách 1:

Phương trình độ cao của vật là

\(y = {y_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}g{t^2} \\= 0 + 20t - \frac{1}{2}.10{t^2} = 20t - 5{t^2}\) (1)

Phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + gt = 20 - 10t\) (2)

Tại điểm cao nhất \(v = 0\) thay vào (2) suy ra t = 2 s

Thay t = 2s vào (1) ta được \({y_{\max }} = 20.2 - {5.2^2} = 20(m)\)

Cách 2:

Áp dụng công thức độc lập với thời gian \({v^2} - v_0^2 = 2g.h\)

Vật đạt độ cao cực đại tại thời điểm \(v = 0\) \( \Rightarrow {0^2} - {20^2} = 2.( - 10).{h_{\max }} \Rightarrow {h_{\max }} = 20m\)

b)

Áp dụng công thức độc lập với thời gian \({v^2} - v_0^2 = 2g.h\)

\(v = 10 \Rightarrow {10^2} - {20^2} = 2.\left( { - 10} \right).h \\\Leftrightarrow h = 15m\)

Kết luận:

a) Độ cao cực đại là 20 m

b) Khi vật có vận tốc 10 m/s thì vật ở vị trí cách mặt đất 15 m

Câu 3:

Trạng thái 1: \({V_1} = 62l;{T_1} = 27 + 273 = 300K;\\{p_1} = 4,5MPa = {45.10^5}Pa\)

Trạng thái 2: \({V_2} = 8,5n + 62;{T_2} = 13 + 273 = 286K;\\{p_2} = 1,{05.10^5}Pa\)

(n là số bóng bơm được)

Phương trình trạng thái:

\(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \Leftrightarrow \frac{{{{45.10}^5}.62}}{{300}} = \frac{{1,{{05.10}^5}.\left( {8,5n + 62} \right)}}{{286}}\)

\( \Rightarrow n = 291\)

Vậy số bóng bơm được là 291 quả.

Câu 4:

Trạng thái 1: \({p_1} = 1{\rm{a}}tm;{T_1} = 0 + 273 = 273K;{V_1} = 5l\)

Trạng thái 2: \({p_2} = 2{\rm{a}}tm;{T_2};{V_2} = {V_1} = 5l\)

Trạng thái 3: \({p_3};{V_3} = 10l;{T_3} = {T_2}\)

a)

Từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) là quá trình đẳng tích. Áp dụng định luật Saclơ ta có:

\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow \frac{1}{{273}} = \frac{2}{{{T_2}}} \Leftrightarrow {T_2} = \frac{{2.273}}{1} = 546K\)

Từ trạng thái (2) đến trạng thái (3) là quá trình đẳng nhiệt. Áp dụng định luật Bôilơ Mariốt ta có:

\({p_2}{V_2} = {p_3}{V_3} \Rightarrow 2.5 = {p_3}.10 \Leftrightarrow {p_3} = \frac{{2.5}}{{10}} = 1{\rm{a}}tm\)

Vậy các thông số ở mỗi trạng thái là:

Trạng thái 1: \({p_1} = 1{\rm{a}}tm;{T_1} = 273K;{V_1} = 5l\)

Trạng thái 2: \({p_2} = 2{\rm{a}}tm;{T_2} = 546K;{V_2} = 5l\)

Trạng thái 3: \({p_3} = 1atm;{V_3} = 10l;{T_3} = 546K\) 

b)

Câu 5:

Vì vào mùa hè nhiệt độ thời tiết rất cao, nếu ta để xe ngoài trời nắng thì chất khí trong bánh xe nóng lên, nở ra. Săm xe cản trở sự nở vì nhiệt của không khí gây ra lực lớn làm nổ bánh xe, gây nguy hiểm cho mình và những người xung quanh.

...

---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

            Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1: Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên đó là vì

A. số lượng phân tử tăng 

B. phân tử khí chuyển động nhanh hơn

C. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn 

D. khoảng cách giữa các phân tử tăng

Câu 2: Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôilơ Mariốt?

A.\(p \sim \frac{1}{V}\)             

B. \(V \sim \frac{1}{p}\)  

C. \(V \sim p\)             

D.\({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

Câu 3: Câu nào sai trong các câu sau? Động năng của vật không đổi khi vật

A.chuyển động thẳng đều

B. chuyển động với gia tốc không đổi

C. chuyển động tròn đều

D. chuyển động cong đều.

Câu 4: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A.Thể tích                             

B.Khối lượng

C.Nhiệt độ tuyệt đối               

D.Áp suất

Câu 5: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?

A.Có dạng hình học xác định 

B. Có cấu trúc tinh thể

C. Có tính dị hướng 

D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định

Câu 6: Trong hệ tọa độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường hypebol 

B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ

C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ 

D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.

b) Thế nào là sự rơi tự do?

Câu 2: (2,0 điểm)

Một vật nhỏ khối lượng 1 kg bắt đầu chuyển động thẳng, nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên. Sau 10s vật đạt vận tốc 5 m/s.

a) Tính gia tốc chuyển động của vật

b) Tính độ lớn động lượng của vật sau 15 s kể từ khi bắt đầu chuyển động. Biết vật vẫn giữ gia tốc chuyển động như trên.

Câu 3: (3,0 điểm)

Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 1,5 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 10 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 1 kg. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

a) Tính cơ năng của vật.

b) Tính độ cao cực đại mà vật lên tới (so với mặt đất).

c) Giả sử ngay khi vật lên tới độ cao cực đại thì được cung cấp vận tốc 10 m/s thẳng đứng, hướng xuống. Tính tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất. 

ĐÁP ÁN

I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1.B

2.C

3.B

4.B

5.D

6.B

 

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a)

Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí

- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.

- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.

b)

Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

Câu 2:

a)

Gia tốc chuyển động của vật là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \frac{{5 - 0}}{{10}} = 0,5m/{s^2}\)

b)

Sau 15s vận tốc của vật là:

\(v' = {v_0} + at = 0 + 0,5.15 = 7,5m/s\)

Độ lớn động lượng của vật sau 15 s là:

\(p = mv' = 1.7,5 = 7,5\) (kg.m/s)

Kết luận:

a) a = 0,5 m/s2

b) p = 7,5 kg.m/s

...

---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

LÝ THUYẾT: (3đ)

Câu 1: Phát biểu và viết biểu thức định lí động năng.

Câu 2: Phát biểu và viết biểu thức định luật Boyle - Mariotte về quá trình đẳng nhiệt.

Câu 3: Độ nở khối V của một vật rắn phụ thuộc vào yếu tố nào? Nêu hai công thức nở khối.

Tại sao khi thời tiết thay đổi nóng, lạnh đột ngột các trụ nhà bê tông vẫn bám chắc vào cốt sắt bên trong, không bị nứt vỡ?

BÀI TOÁN: (7đ)

Bài 1 (1,5đ): Một khối khí lý tưởng trong xy lanh biến đổi trạng thái theo các quá trình như hình bên. Cho biết áp suất ban đầu của khối khí là p1 = 3 atm.

a) Tính nhiệt độ ban đầu T1 và áp suất p3 của khối khí.

b) Biểu diễn các quá trình trên trong hệ tọa độ (p,V).

Bài 2 (1,5đ): Hai thanh kim loại, một bằng kẽm và một bằng sắt. Khi ở 00C thanh kẽm có chiều dài l01 = 50 cm, thanh sắt có chiều dài l02. Khi ở 900C cả 2 thanh có chiều dài bằng nhau. Tính l02.

Biết hệ số nở dài của kẽm là 3,1.10-5 K-1, hệ số nở dài của sắt là 1,14.10-5 K-1.

Bài 3 (1,0đ): Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xy lanh. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 15 J. Nội năng của khí trong xy lanh tăng hay giảm một lượng bao nhiêu?

Bài 4 (2,0đ): Một xe khối lượng 2 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ A trên đường nằm ngang AB dài 20 m. Lực kéo của động cơ không đổi là F = 5200 N. Hệ số ma sát trên mặt đường ngang là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. (Giải bài toán bằng cách dùng các định luật bảo toàn)

a) Tính vận tốc của xe tại B.

b) Đến B, xe tắt máy và đi lên dốc nghiêng góc 180 so với phương ngang. Bỏ qua ma sát. Tìm quãng đường tối đa xe đi được trên dốc.

c) Đến B, xe tắt máy và đi lên dốc nghiêng góc 180 so với phương ngang. Hệ số ma sát trên mặt dốc là 0,2. Tìm quãng đường tối đa xe đi được trên dốc.

Bài 5 (1,0đ): Một con lắc đơn có chiều dài 0,8 m. Kéo lệch dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng góc 600 rồi thả nhẹ. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Tính tốc độ cực đại của con lắc đạt được trong quá trình dao động. 

ĐÁP ÁN

LÍ THUYẾT 

Câu 1:

Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng vào vật.

\({A_{12}} = {{\rm{W}}_{d2}} - {{\rm{W}}_{d1}}\)

\(= \Delta {{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}.m.v_2^2 - \dfrac{1}{2}.m.v_1^2\)

Câu 2:

Định luật Bôi lơ - Ma ri ôt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

Biểu thức: \(p.V = const\) hay \({p_1}.{V_1} = {p_2}.{V_2}\)

Câu 3:

Độ nở khối ∆V của một vật rắn phụ thuộc bản chất của chất làm vật, thể tích ban đầu và độ thay đổi nhiệt độ ∆t.

Công thức nở khối: \(\Delta V = \beta .{V_0}.\Delta t\) hay \(V = {V_0}.\left( {1 + \beta .\left( {t - {t_0}} \right)} \right)\)

Vì bê tông và cốt sắt có hệ số nở vì nhiệt gần bằng nhau nên khi nhiệt độ thay đổi, độ nở của chúng như nhau nên vẫn bám chắc vào nhau.

BÀI TOÁN

Bài 1:

Quá trình (1) → (2): đẳng áp; (2) → (3): đẳng tích; (3) → (1): đẳng nhiệt.

Áp dụng cho quá trình đẳng áp: \(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {T_1} = {T_2}.\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 300K\)

Áp dụng định luật Bôi lơ – Ma ri ôt: \({p_1}.{V_1} = {p_3}.{V_3} \Rightarrow {p_3} = {p_1}.\frac{{{V_1}}}{{{V_3}}} = 1atm\)

Vậy ta có các trạng thái được biến đổi theo sơ đồ sau: 

\(\left\{ \begin{array}{l}{p_1} = 3atm\\{V_1} = 2l\\{T_1} = 300K\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{p_2} = {p_1} = 3atm\\{V_2} = 6l\\{T_2} = 900K\end{array} \right. \)

\(\to\left\{ \begin{array}{l}{p_3} = 1atm\\{V_3} = 6l\\{T_3} = 300K\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{p_1} = 3atm\\{V_1} = 2l\\{T_1} = 300K\end{array} \right.\)

Từ đó ta vẽ được đồ thị thể hiện quá trình biến đổi trong hệ pOV như sau:

Bài 2:

Áp dụng công thức về độ nở dài, ta có:

\({}{l_{Zn}} = {l_{{0_{Zn}}}}.(1 + {\alpha _{Zn}}.\Delta t)\)

\(= 50.(1 + 3,{1.10^{ - 5}}.90)\)

\(= 50,{1395_{}}cm = 0,{501395_{}}m\\{l_{Zn}} = {l_{Fe}} = {l_{{0_{Fe}}}}.(1 + 1,{14.10^{ - 5}}.90)\)

\(= 50,{139_{}}cm\\ \Rightarrow {l_{{0_{Fe}}}} = 50,{088_{}}cm = 0,{50088_{}}m\)

...

---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (2 điểm)

a) Nêu định nghĩa và ý nghĩa của động lượng của một vật

b) Hệ cô lập là gì ? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng

Câu 2 (2 điểm)

a) Viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Giải thích các đại lượng trong phương trình

b) Một lượng khí trong một xilamh có pittong chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là 2 atm; 15 lít; 2oC. Khi pittong nén khí, áp suất của khí lên đến 4 atm; thể tích giảm 12 lít. Xác định nhiệt độ của khí nén

Câu 3 (2 điểm)

a) Nội năng của một vật là gì ? Nêu các cách biến đổi nội năng

b) Nén đẳng nhiệt một lượng khí lí tưởng trong một bình kín, nội năng của khí có thay đổi hay không ? Vì sao ?

Câu 4 (2 điểm)

Một vật nhỏ có khối lượng m được treo vào đầu một sợi dây không dãn có chiều dài  l = 1m, khối lượng không đáng kể, đầu kia của sợi dây được treo vào một điểm cố định. Kéo vật tới vii trí sao cho dây treo lệch góc 60o so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của vật tới vị trí cân bằng. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi lực cản.

Câu 5 (2 điểm)

Một thanh thép dài 200 cm có đường kính tiết diện là 16 mm. Thép có suất đàn hồi E = 2,16.1011 Pa.

a) Xác định hệ số đàn hồi của thanh thép

b) Khi chịu tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow F \) , thanh thép dài thêm 1,5 mm. Hãy xác định độ lớn của lực kéo \(\overrightarrow F \)

ĐÁP ÁN

Câu 1 (2 điểm)

a) Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức:

\(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

Động lượng của một hệ nhiều vật bằng tổng các véc tơ động lượng của các vật trong hệ

\({\overrightarrow p _\text{hệ}} = {\overrightarrow p _1} + {\overrightarrow p _2} + ...\)

b)

– Hệ cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau.

- Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn.

Câu 2. (2 điểm)

a) Phương trình trạng thái của khí lí tưởng là: \(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)

b) Trạng thái 1:

p1 = 2 atm

V1 = 15 lít

t1 = 27oC

Trạng thái 2:

P2 = 4 atm

V2 = 12 lít

T2 = ?

Đổi: T1 = 27 + 273 = 300 K

Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng:

\(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {T_2} = \dfrac{{{p_2}{V_2}{T_1}}}{{{p_1}{V_1}}}\)

Thay số: \({T_2} = \dfrac{{4.12.300}}{{2.15}} = 420\,K\)

hay \({t_2} = 420 - 273 = {147^o}C\)

Câu 3. (2 điểm)

a) Nội năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

Nội năng của một vật phụ thuộc vào:

- Nhiệt độ

- Thể tích

b) Nội năng của khí không thay đổi vì:

Khi nén đẳng nhiệt thì động năng của các phân tử khí không thay đổi

Đối với khí lí tưởng, các phân tử khí chỉ tương tác với nhau khi va chạm nên thế năng tương tác giữa các phân tử không phụ thuộc vào thể tích.

Câu 4. (2 điểm)

- Khi vật ở vị trí treo lệch góc 60o so với phương thẳng đứng

\({v_1} = 0;\,\,{z_1} = mg\left( {1 - \cos {{60}^o}} \right)\)

- Khi vật ở vị trí cân bằng: \({z_2} = 0;\,\,{v_2} = ?\)

Xét hệ gồm vật và Trái Đất, cơ năng của hệ được bảo toàn:

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{2}mv_1^2 + mg{z_1} = \dfrac{1}{2}mv_2^2 + mg{z_2}\\ \Rightarrow v_2^2 = 2g{z_1} \Rightarrow {v_2} = \sqrt {2g{z_1}} \end{array}\)

Thay số: \({v_2} = \sqrt {2.10.1.\left( {1 - \cos {{60}^o}} \right)}\)\(\,  = \sqrt {10\,\,m/s} \)

...

---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Cấu trúc tinh thể có đặc tính cơ bản là

A. dị hướng

B. đẳng hướng

C. tuần hoàn trong không gian          

D. nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Câu 2. Vật rắn đơn tinh thể có các đặc tính nào sau đây ?

A. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

B. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

C. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

D. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Câu 3. Tính đàn hồi và tính dẻo của vật rắn phụ thuộc vào

A. bản chất của vật rắn

B. cường độ của ngoại lực

C. thời gian tác dụng của ngoại lực

D. cả ba yếu tố trên

Câu 4. Một thanh thép dài 5 m, có diện tích 1,5 cm2 được giữ chặt một đầu. Tính lực kéo F tác dụng lên đầu kia để thanh dài thêm 2,5 cm. Suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa.

A. 6.1010 N               

B. 1,5.104 N

C.1,5.107 N               

D. 3.105 N

Câu 5. Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không liên quan đến sự nở vì nhiệt ?

A. rơ le nhiệt  

B. nhiệt kế kim loại

C. đồng hồ bấm giây  

D. dụng cụ đo độ nở dài

Câu 6. Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài là 10 m khi nhiệt độ ngoài trời là 10oC. Độ dài của thanh dầm cầu sẽ tăng thêm bao nhiêu khi nhiệt độ ngoài trời là 40oC ? Hệ số nở dài của sắt là 12.10-6K-1

A. 36 mm                 B. 1,2 mm

C. 3,6 mm                D. 4,8 mm

Câu 7. Phải làm theo cách nào để tăng độ cao của cột nước trong ống mao dẫn ?

A. hạ thấp nhiệt độ của nước

B. dùng ống mao dẫn có đường kính lớn hơn

C. pha thêm rượu vào nước

D. dùng ống mao dẫn có đường kính nhỏ hơn

Câu 8. Gọi l­0 la độ dài của thanh rắn ở 0oC, l là độ dài ở toC, \(\alpha \) là hệ số nở dài. Công thức nào sau đây đúng ?

\(\begin{array}{l}A.\,\,l = {l_0}\left( {l + \alpha t} \right)\\B.\,\,l = {l_0} + \alpha t\\C.\,l = {l_0}\alpha t\,\\D.\,\,l = \dfrac{{{l_0}}}{{1 + \alpha t}}\end{array}\)

Câu 9. Một căn phóng có thể tích 100 m3 ở 25oC, độ ẩm tương đối là 65%, độ ẩm cực đại là 23 g/m3. Khối lượng hơi nước có trong phòng là

A. 1,495 g                 

 B. 14,95 g

C. 149,5 g                   

D. 1495 g

Câu 10. Chọn phát  biểu đúng

A. ở nhiệt độ không đổi, áp suất của hơi bão hòa tỉ lệ nghịch với thể tích của hơi

B. áp suất của hơi bão hòa phụ thuộc nhiệt độ

C. có thể làm hơi bão hòa biến đổi thành hơi khô bằng cách nén đẳng nhiệt

D. hơi khô không tuân theo định luật Bôi – lơ – ma – ri - ốt

...

ĐÁP ÁN

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

1. C

2. B

3. D

4. B

5. C

6. C

7. D

8. A

9. D

10. B

11. B

12. C

13. D

14. D

15. C

16. B

17. D

18. C

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Na Dương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF