YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Sở GD&ĐT Quảng Nam có đáp án

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Sở GD&ĐT Quảng Nam có đáp án do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)                                                      

1. ĐỀ 1:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Dựa vào nhu cầu nguồn năng lượng và nguồn cacbon thì hình thức dinh dưỡng của vi khuẩn lam là

    A.  hoá dị dưỡng.            B.  quang dị dưỡng.          C.  hoá tự dưỡng.             D.  quang tự dưỡng.

Câu 2:  Bệnh truyền nhiễm nào sau đây không lây truyền qua đường hô hấp?

    A.  Bệnh SARS.             B.  Bệnh cúm.                     C.  Bệnh lao.                 D.  Bệnh AIDS.

Câu 3:  Hãy sắp xếp các giai đoạn sau đây thành trình tự đúng trong chu trình nhân lên của virut.

I. Xâm nhập.    II. Sinh tổng hợp.   III. Lắp ráp.    IV. Hấp phụ.    V. Phóng thích.

    A.  I → III → II → IV → V.                                     B.  I → IV → III → II → V.

    C.  IV → I → II → V → III.                                     D.  IV → I → II → III → V.

Câu 4:  Nội dung nào sau đây đúng khi nói về phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm theo con đường truyền dọc?

    A.  Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục.

    B.  Qua sol khí bắn ra hoặc do côn trùng cắn.

    C.  Truyền từ mẹ sang con khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

    D.  Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn.

Câu 5:  Nhận định nào sau đây đúng về vi sinh vật?

    A.  Tất cả vi sinh vật là những cơ thể đa bào nhân thực nhỏ bé.

    B.  Tất cả vi sinh vật đều thuộc cùng một nhóm phân loại.

    C.  Phần lớn vi sinh vật hấp thụ, sinh trưởng và sinh sản chậm.

    D.  Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.

Câu 6:  Ở vi sinh vật nhân sơ có các hình thức sinh sản nào sau đây?

    A.  Phân đôi, nảy chồi và nội bào tử.                     B.  Nảy chồi, nội bào tử.

    C.  Phân đôi, nội bào tử.                                         D.  Phân đôi, nảy chồi và ngoại bào tử.

Câu 7:  Ý nghĩa nào sau đây đúng về quá trình nguyên phân bình thường ở sinh vật nhân thực?

    A.  Giúp cơ thể đơn bào nhân thực sinh sản, cơ thể đa bào lớn lên, tái sinh các bộ phận bị tổn thương.

    B.  Truyền đạt, duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

    C.  Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

    D.  Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của loài.

Câu 8:  Nhận định nào sau đây đúng về quá trình phân bào bình thường ở tế bào nhân thực?

    A.  Quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau và khác tế bào ban đầu.

    B.  Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể luôn khác nhau và khác tế bào ban đầu.

    C.  Quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu.

    D.  Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu.

Câu 9:  Những loại virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?

    A.  Virut sởi và virut bại liệt.                                     B.  Virut cúm và virut sởi.

    C.  Virut bại liệt và virut mụn cơm.                           D.  Virut sởi và phagơ.

Câu 10:  Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật được chia thành các nhóm nào sau đây?

    A. Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

    B.  Vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật kị nhiệt, vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa ẩm.  

    C.  Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa sáng, vi sinh vật kị nhiệt.

    D.  Vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật kị nhiệt, vi sinh vật ưa nhiệt.

Câu 11:  Từ một tế bào (2n) của sinh vật nhân thực sau khi kết thúc quá trình giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con, trong đó mỗi tế bào có bộ nhiễm sắc thể

    A.  2n kép.                      B.  n đơn.                            C.  2n đơn.                          D.  n kép.

Câu 12:  Trật tự nào sau đây đúng về các kì của quá trình nguyên phân ở tế bào nhân thực?

I. Kì giữa.          II. Kì đầu.          III. Kì cuối.       IV. Kì sau.

    A.  I → II → III → IV.                                              B.  II → I → IV → III.

    C.  III → I → IV → II.                                              D.  I → II → IV → III.

Câu 13:  Chất nào sau đây thường được dùng để thanh trùng nước sinh hoạt?

    A.  Izôprôpanol.             B.  Cloramin.                      C.  Thủy ngân.            D.  Êtanol.

Câu 14:  Từ một tế bào (2n) của sinh vật nhân thực trải qua quá trình nguyên phân bình thường tạo ra

    A.  4 tế bào con khác nhau.                                        B.  4 tế bào con giống nhau.

    C.  2 tế bào con giống nhau.                                      D.  2 tế bào con khác nhau.

Câu 15:  Virut được cấu tạo gồm hai thành phần cơ bản nào sau đây?

    A.  Lõi là axit nuclêic và vỏ là lipit.                          B.  Lõi là ARN và vỏ là gluxit.                 

    C.  Lõi là axit nuclêic và vỏ là prôtêin.                     D.  Lõi là ADN và vỏ là lipit.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Ở lúa nước (bộ nhiễm sắc thể 2n = 24), xét ba tế bào sinh hạt phấn tham gia quá trình giảm phân bình thường để hình thành giao tử. Hãy tính số nhiễm sắc thể trong các tế bào con sau khi kết thúc giảm phân.

Câu 2: So sánh vi sinh vật quang tự dưỡng với vi sinh vật hóa dị dưỡng về nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật sử dụng.

Câu 3:

a. Thời gian thế hệ là gì?

b. Một quần thể vi khuẩn E.coli ban đầu có 2.105 tế bào được nuôi trong điều kiện thích hợp. Sau 3 giờ, số lượng tế bào trung bình trong quần thể này là bao nhiêu? (Biết rằng thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli là 20 phút).

Câu 4: Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không? Vì sao?

2. ĐỀ 2:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Hãy sắp xếp các giai đoạn sau đây thành trình tự đúng trong chu trình nhân lên của virut.

I. Phóng thích.    II. Sinh tổng hợp.    III. Hấp phụ.    IV. Lắp ráp.    V. Xâm nhập.

    A.  III → V → II → IV → I.                                     B.  IV → I → II → V → III.

    C.  I → III → II → IV → V.                                     D.  IV → I → II → III → V.

Câu 2:  Những loại virut nào sau đây có cấu trúc khối?

    A.  Virut sởi và virut bại liệt.                                     B.  Virut cúm và virut sởi.

    C.  Virut sởi và phagơ.                                              D.  Virut bại liệt và virut mụn cơm.

Câu 3:  Trật tự nào sau đây đúng về các kì của quá trình nguyên phân ở tế bào nhân thực?

I. Kì đầu.          II. Kì giữa.           III. Kì cuối.       IV. Kì sau.

    A.  III → I → IV → II.                                              B.  I → II → III → IV.

    C.  II → I → IV → III.                                              D.  I → II → IV → III.

Câu 4:  Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm theo con đường truyền ngang?

    A.  Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục.

    B.  Qua sol khí bắn ra hoặc do côn trùng cắn.

    C.  Truyền từ mẹ sang con khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

    D.  Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn.

Câu 5:  Từ tế bào (2n) của sinh vật nhân thực trải qua quá trình nguyên phân bình thường tạo ra các tế bào con, trong đó mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể

    A.  2n kép.                      B.  n kép.                            C.  2n đơn.                          D.  n đơn.

Câu 6:  Từ một tế bào (2n) của sinh vật nhân thực sau khi kết thúc quá trình giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con, trong đó mỗi tế bào có bộ nhiễm sắc thể

    A.  2n kép.                      B.  n đơn.                            C.  2n đơn.                          D.  n kép.

Câu 7:  Chất nào sau đây thường được dùng để thanh trùng trong công nghiệp thực phẩm?

    A.  Chì.                    B.  Natri hipôclorit.                    C.  Phênol.                 D.  Thủy ngân.

Câu 8:  Nhận định nào sau đây đúng về vi sinh vật?

    A.  Tất cả vi sinh vật là những cơ thể đa bào nhân thực nhỏ bé.

    B.  Tất cả vi sinh vật đều thuộc cùng một nhóm phân loại.

    C.  Phần lớn vi sinh vật hấp thụ, sinh trưởng và sinh sản chậm.

    D.  Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.

Câu 9:  Vỏ ngoài của virut được cấu tạo bởi những thành phần nào sau đây?

    A.  Prôtêin và ARN. B.  Lipit và prôtêin.                  C.  Lipit và ADN.       D.  Prôtêin và ADN.

Câu 10:  Bệnh truyền nhiễm nào sau đây lây truyền qua đường tình dục?

    A.  Bệnh SARS.             B.  Bệnh lao.                       C.  Bệnh AIDS.       D.  Bệnh cúm.

Câu 11:  Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật được chia thành các nhóm nào sau đây?

    A.  Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

    B.  Vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật kị nhiệt, vi sinh vật ưa nhiệt.

    C.  Vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật kị nhiệt, vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa ẩm.  

    D.  Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa sáng, vi sinh vật kị nhiệt.

Câu 12:  Ở vi sinh vật nhân thực có các hình thức sinh sản nào sau đây?

    A.  Nội bào tử, nảy chồi, phân đôi.                            B.  Nảy chồi, nội bào tử.

    C.  Phân đôi, nội bào tử.                                            D.  Bào tử, nảy chồi, phân đôi.

Câu 13:  Ý nghĩa nào sau đây đúng về quá trình nguyên phân?                   

    A.  Giúp cơ thể đơn bào nhân thực sinh sản, cơ thể đa bào lớn lên, tái sinh các bộ phận bị tổn thương.

    B.  Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của loài.

    C.  Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

    D.  Truyền đạt, duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

Câu 14:  Nhận định nào sau đây đúng về quá trình phân bào bình thường ở tế bào nhân thực?

    A.  Quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau và khác tế bào ban đầu.

    B.  Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể luôn khác nhau và khác tế bào ban đầu.

    C.  Quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu.

    D.  Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu.

Câu 15:  Dựa vào nhu cầu nguồn năng lượng và nguồn cacbon thì hình thức dinh dưỡng của vi khuẩn nitrat hóa là

    A.  quang dị dưỡng.       B.  hoá dị dưỡng.               C.  quang tự dưỡng.       D.  hoá tự dưỡng.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Ở đậu Hà lan (bộ nhiễm sắc thể 2n = 14), xét năm tế bào sinh hạt phấn tham gia quá trình giảm phân bình thường để hình thành giao tử. Hãy tính số nhiễm sắc thể trong các tế bào con sau khi kết thúc giảm phân.

Câu 2: So sánh vi sinh vật quang tự dưỡng với vi sinh vật quang dị dưỡng về nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật sử dụng.

Câu 3:

a. Thời gian thế hệ là gì?

b. Một quần thể vi khuẩn E.coli ban đầu có 3.105 tế bào được nuôi trong điều kiện thích hợp. Sau 2 giờ, số lượng tế bào trung bình trong quần thể này là bao nhiêu? (Biết rằng thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli là 20 phút).

Câu 4: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha loãng 5 – 10 phút?

3. ĐỀ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Nội dung nào sau đây đúng khi nói về phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm theo con đường truyền dọc?

    A.  Truyền từ mẹ sang con khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

    B.  Qua sol khí bắn ra hoặc do côn trùng cắn.

    C.  Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn.

    D.  Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục.

Câu 2:  Trật tự nào sau đây đúng về các kì của quá trình nguyên phân ở tế bào nhân thực?

I. Kì giữa.          II. Kì cuối.       III. Kì đầu.          IV. Kì sau.

    A.  III → I → IV → II.                                              B.  I → II → III → IV.

    C.  II → I → IV → III.                                              D.  I → II → IV → III.

Câu 3:  Dựa vào nhu cầu nguồn năng lượng và nguồn cacbon thì hình thức dinh dưỡng của động vật nguyên sinh là 

    A.  hoá dị dưỡng.           B.  quang tự dưỡng.           C.  quang dị dưỡng.       D.  hoá tự dưỡng.

Câu 4:  Nhận định nào sau đây đúng về quá trình phân bào bình thường ở tế bào nhân thực?

    A.  Quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau và khác tế bào ban đầu.

    B.  Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể luôn khác nhau và khác tế bào ban đầu.

    C.  Quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu.

    D.  Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu.

Câu 5:  Ở vi sinh vật nhân sơ có các hình thức sinh sản nào sau đây?

    A.  Phân đôi, nảy chồi và nội bào tử.                        B.  Phân đôi, nội bào tử.

    C.  Phân đôi, nảy chồi và ngoại bào tử.         D.  Nảy chồi, nội bào tử.

Câu 6:  Từ một tế bào (2n) của sinh vật nhân thực sau khi kết thúc quá trình giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con, trong đó mỗi tế bào có bộ nhiễm sắc thể

    A.  2n kép.                      B.  n đơn.                            C.  2n đơn.                          D.  n kép.

Câu 7:  Hãy sắp xếp các giai đoạn sau đây thành trình tự đúng trong chu trình nhân lên của virut.

I. Phóng thích.     II. Hấp phụ. III. Lắp ráp.         IV. Sinh tổng hợp.  V. Xâm nhập.

    A.  I → IV → III → II → V.                                     B.  IV → I → II → V → III.

    C.  IV → I → II → III → V.                                     D.  II → V → IV → III → I.

Câu 8:  Từ tế bào (2n) của sinh vật nhân thực trải qua quá trình nguyên phân bình thường tạo ra các tế bào con, trong đó mỗi tế bào có bộ nhiễm sắc thể

    A.  2n kép.                      B.  2n đơn.                          C.  n đơn.                            D.  n kép.

Câu 9:  Bệnh truyền nhiễm nào sau đây lây truyền qua đường tiêu hóa?

    A.  Quai bị.             B.  Viêm gan B.                          C.  Bệnh AIDS.    D.  Mụn cơm sinh dục.

Câu 10:  Những loại virut nào sau đây có cấu trúc hỗn hợp?

    A.  Virut bại liệt và virut mụn cơm.                           B.  Virut đậu mùa và virut bại liệt.

    C.  Virut đậu mùa và phagơ T2.                                 D.  Virut cúm và virut sởi.

Câu 11:  Lõi của virut được cấu tạo bởi thành phần nào sau đây?

    A.  Prôtêin hoặc ARN.    B.  Lipit và prôtêin.           C.  ADN hoặc ARN.    D.  Lipit và ADN.

Câu 12:  Chất nào sau đây không dùng để thanh trùng nước sinh hoạt?

    A.  Natri hipôclorit.        B.  Cloramin.                      C.  Clo.           D.  Thủy ngân.

Câu 13:  Ý nghĩa nào sau đây đúng về quá trình nguyên phân?                   

    A.  Truyền đạt, duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

    B.  Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của loài.

    C.  Giúp cơ thể đơn bào nhân thực sinh sản, cơ thể đa bào lớn lên, tái sinh các bộ phận bị tổn thương.

    D.  Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

Câu 14:  Nhận định nào sau đây đúng về vi sinh vật?

    A.  Tất cả vi sinh vật đều thuộc cùng một nhóm phân loại.

    B.  Phần lớn vi sinh vật hấp thụ, sinh trưởng và sinh sản chậm.

    C.  Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.

    D.  Tất cả vi sinh vật là những cơ thể đa bào nhân thực nhỏ bé.

Câu 15:  Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật được chia thành các nhóm nào sau đây?

    A.  Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

    B.  Vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật kị nhiệt, vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa ẩm.  

    C.  Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa sáng, vi sinh vật kị nhiệt.

    D.  Vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật kị nhiệt, vi sinh vật ưa nhiệt.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Ở ruồi giấm (bộ nhiễm sắc thể 2n = 8), xét hai tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân bình thường để hình thành giao tử. Hãy tính số nhiễm sắc thể trong các tế bào con sau khi kết thúc giảm phân.

Câu 2: So sánh vi sinh vật quang tự dưỡng với vi sinh vật hóa tự dưỡng về nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật sử dụng.

Câu 3:

a. Thời gian thế hệ là gì?

b. Một quần thể vi khuẩn E.coli ban đầu có 2.105 tế bào được nuôi trong điều kiện thích hợp. Sau 2 giờ, số lượng tế bào trung bình trong quần thể này là bao nhiêu? (Biết rằng thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli là 20 phút).

Câu 4: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

4. ĐỀ 4:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Từ một tế bào (2n) của sinh vật nhân thực trải qua quá trình nguyên phân bình thường tạo ra

    A.  4 tế bào con giống nhau.                                      B.  2 tế bào con khác nhau.

    C.  4 tế bào con khác nhau.                                        D.  2 tế bào con giống nhau.

Câu 2:  Trật tự nào sau đây đúng về các kì của quá trình nguyên phân ở tế bào nhân thực?

I. Kì giữa.          II. Kì đầu.          III. Kì cuối.       IV. Kì sau.

    A.  II → I → IV → III.                                              B.  I → II → IV → III.

    C.  III → I → IV → II.                                              D.  I → II → III → IV.

Câu 3:  Ở vi sinh vật nhân sơ có các hình thức sinh sản nào sau đây?

    A.  Phân đôi, nảy chồi và ngoại bào tử.                    B.  Phân đôi, nội bào tử.

    C.  Phân đôi, nảy chồi và nội bào tử.                        D.  Nảy chồi, nội bào tử.

Câu 4:  Nội dung nào sau đây đúng khi nói về phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm theo con đường truyền dọc?

    A.  Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn.

    B.  Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục.

    C.  Truyền từ mẹ sang con khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

    D.  Qua sol khí bắn ra hoặc do côn trùng cắn.

Câu 5:  Nhận định nào sau đây đúng về vi sinh vật?

    A.  Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.

    B.  Tất cả vi sinh vật đều thuộc cùng một nhóm phân loại.

    C.  Phần lớn vi sinh vật hấp thụ, sinh trưởng và sinh sản chậm.

    D.  Tất cả vi sinh vật là những cơ thể đa bào nhân thực nhỏ bé.

Câu 6:  Từ một tế bào (2n) của sinh vật nhân thực sau khi kết thúc quá trình giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con, trong đó mỗi tế bào có bộ nhiễm sắc thể

    A.  2n kép.                      B.  n kép.                            C.  2n đơn.                          D.  n đơn.

Câu 7:  Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật được chia thành các nhóm nào sau đây?

    A.  Vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật kị nhiệt, vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa ẩm.  

    B.  Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa sáng, vi sinh vật kị nhiệt.

    C. Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

    D.  Vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật kị nhiệt, vi sinh vật ưa nhiệt.

Câu 8:  Những loại virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?

    A.  Virut sởi và virut bại liệt.                                     B.  Virut cúm và virut sởi.

    C.  Virut sởi và phagơ.                                              D.  Virut bại liệt và virut mụn cơm.

Câu 9:  Chất nào sau đây thường được dùng để thanh trùng nước sinh hoạt?

    A.  Thủy ngân.           B.  Izôprôpanol.                      C.  Êtanol.             D.  Cloramin.    

Câu 10:  Bệnh truyền nhiễm nào sau đây không lây truyền qua đường hô hấp?

    A.  Bệnh AIDS.              B.  Bệnh lao.                       C.  Bệnh SARS.                 D.  Bệnh cúm.

Câu 11:  Ý nghĩa nào sau đây đúng về quá trình nguyên phân?                   

    A.  Truyền đạt, duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

    B.  Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của loài.

    C.  Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

    D.  Giúp cơ thể đơn bào nhân thực sinh sản, cơ thể đa bào lớn lên, tái sinh các bộ phận bị tổn thương.

Câu 12:  Virut được cấu tạo gồm hai thành phần cơ bản nào sau đây?

    A.  Lõi là ARN và vỏ là gluxit.                                 B.  Lõi là ADN và vỏ là lipit.

    C.  Lõi là axit nuclêic và vỏ là prôtêin.                     D.  Lõi là axit nuclêic và vỏ là lipit.

Câu 13:  Dựa vào nhu cầu nguồn năng lượng và nguồn cacbon thì hình thức dinh dưỡng của vi khuẩn lam là

    A.  quang dị dưỡng.       B.  hoá dị dưỡng.               C.  hoá tự dưỡng.       D.  quang tự dưỡng.

Câu 14:  Hãy sắp xếp các giai đoạn sau đây thành trình tự đúng trong chu trình nhân lên của virut.

I. Xâm nhập.    II. Sinh tổng hợp.   III. Lắp ráp.    IV. Hấp phụ.    V. Phóng thích.

    A.  I → III → II → IV → V.                                     B.  IV → I → II → V → III.

    C.  I → IV → III → II → V.                                     D.  IV → I → II → III → V.

Câu 15:  Nhận định nào sau đây đúng về quá trình phân bào bình thường ở tế bào nhân thực?

    A.  Quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau và khác tế bào ban đầu.

    B.  Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể luôn khác nhau và khác tế bào ban đầu.

    C.  Quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu.

    D.  Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Ở lúa nước (bộ nhiễm sắc thể 2n = 24), xét ba tế bào sinh hạt phấn tham gia quá trình giảm phân bình thường để hình thành giao tử. Hãy tính số nhiễm sắc thể trong các tế bào con sau khi kết thúc giảm phân.

Câu 2: So sánh vi sinh vật quang tự dưỡng với vi sinh vật hóa dị dưỡng về nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật sử dụng.

Câu 3:

a. Thời gian thế hệ là gì?

            b. Một quần thể vi khuẩn E.coli ban đầu có 2.105 tế bào được nuôi trong điều kiện thích hợp. Sau 3 giờ, số lượng tế bào trung bình trong quần thể này là bao nhiêu? (Biết rằng thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli là 20 phút).

Câu 4: Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không? Vì sao?

5. ĐỀ 5:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Nhận định nào sau đây đúng về quá trình phân bào bình thường ở tế bào nhân thực?

    A.  Quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau và khác tế bào ban đầu.

    B.  Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể luôn khác nhau và khác tế bào ban đầu.

    C.  Quá trình nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu.

    D.  Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào ban đầu.

Câu 2:  Từ tế bào (2n) của sinh vật nhân thực trải qua quá trình nguyên phân bình thường tạo ra các tế bào con, trong đó mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể

    A.  n đơn.                        B.  2n kép.                          C.  2n đơn.                          D.  n kép.

Câu 3:  Trật tự nào sau đây đúng về các kì của quá trình nguyên phân ở tế bào nhân thực?

I. Kì đầu.          II. Kì giữa.           III. Kì cuối.       IV. Kì sau.

    A.  I → II → IV → III.                                              B.  I → II → III → IV.

    C.  II → I → IV → III.                                              D.  III → I → IV → II.

Câu 4:  Từ một tế bào (2n) của sinh vật nhân thực sau khi kết thúc quá trình giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con, trong đó mỗi tế bào có bộ nhiễm sắc thể

    A.  2n kép.                      B.  n đơn.                            C.  2n đơn.                          D.  n kép.

Câu 5:  Dựa vào nhu cầu nguồn năng lượng và nguồn cacbon thì hình thức dinh dưỡng của vi khuẩn nitrat hóa là

    A.  quang dị dưỡng.       B.  hoá dị dưỡng.               C.  hoá tự dưỡng.    D.  quang tự dưỡng.

Câu 6:  Ở vi sinh vật nhân thực có các hình thức sinh sản nào sau đây?

    A.  Nội bào tử, nảy chồi, phân đôi.                            B.  Phân đôi, nội bào tử.

    C.  Bào tử, nảy chồi, phân đôi.                                  D.  Nảy chồi, nội bào tử.

Câu 7:  Hãy sắp xếp các giai đoạn sau đây thành trình tự đúng trong chu trình nhân lên của virut.

I. Phóng thích.    II. Sinh tổng hợp.    III. Hấp phụ.    IV. Lắp ráp.    V. Xâm nhập.

    A.  IV → I → II → III → V.                                     B.  IV → I → II → V → III.

    C.  I → III → II → IV → V.                                     D.  III → V → II → IV → I.

Câu 8:  Nhận định nào sau đây đúng về vi sinh vật?

    A.  Tất cả vi sinh vật là những cơ thể đa bào nhân thực nhỏ bé.

    B.  Phần lớn vi sinh vật hấp thụ, sinh trưởng và sinh sản chậm.

    C.  Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.

    D.  Tất cả vi sinh vật đều thuộc cùng một nhóm phân loại.

Câu 9:  Chất nào sau đây thường được dùng để thanh trùng trong công nghiệp thực phẩm?

    A.  Natri hipôclorit.            B.  Thủy ngân.                C.  Phênol.              D.  Chì.

Câu 10:  Những loại virut nào sau đây có cấu trúc khối?

    A.  Virut cúm và virut sởi.                                         B.  Virut bại liệt và virut mụn cơm.

    C.  Virut sởi và phagơ.                                              D.  Virut sởi và virut bại liệt.

Câu 11:  Vỏ ngoài của virut được cấu tạo bởi những thành phần nào sau đây?

    A.  Lipit và prôtêin.                                                    B.  Lipit và ADN.

    C.  Prôtêin và ADN.                                                  D.  Prôtêin và ARN.

Câu 12:  Ý nghĩa nào sau đây đúng về quá trình nguyên phân?                   

    A.  Giúp cơ thể đơn bào nhân thực sinh sản, cơ thể đa bào lớn lên, tái sinh các bộ phận bị tổn thương.

    B.  Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

    C.  Truyền đạt, duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

    D.  Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của loài.

Câu 13:  Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật được chia thành các nhóm nào sau đây?

    A.  Vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật kị nhiệt, vi sinh vật ưa nhiệt.

    B.  Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa sáng, vi sinh vật kị nhiệt.

    C.  Vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

    D.  Vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật kị nhiệt, vi sinh vật ưa nóng, vi sinh vật ưa ẩm.  

Câu 14:  Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm theo con đường truyền ngang?

    A.  Qua sol khí bắn ra hoặc do côn trùng cắn.

    B.  Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục.

    C.  Truyền từ mẹ sang con khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

    D.  Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn.

Câu 15:  Bệnh truyền nhiễm nào sau đây lây truyền qua đường tình dục?

    A.  Bệnh SARS.             B.  Bệnh cúm.                     C.  Bệnh AIDS.                  D.  Bệnh lao.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Ở đậu Hà lan (bộ nhiễm sắc thể 2n = 14), xét năm tế bào sinh hạt phấn tham gia quá trình giảm phân bình thường để hình thành giao tử. Hãy tính số nhiễm sắc thể trong các tế bào con sau khi kết thúc giảm phân.

Câu 2: So sánh vi sinh vật quang tự dưỡng với vi sinh vật quang dị dưỡng về nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật sử dụng.

Câu 3:

a. Thời gian thế hệ là gì?

            b. Một quần thể vi khuẩn E.coli ban đầu có 3.105 tế bào được nuôi trong điều kiện thích hợp. Sau 2 giờ, số lượng tế bào trung bình trong quần thể này là bao nhiêu? (Biết rằng thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli là 20 phút).

Câu 4: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha loãng 5 – 10 phút?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

ĐỀ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

1

D

D

D

C

D

D

A

C

B

A

B

B

B

C

C

2

A

D

D

C

C

B

B

D

B

C

A

D

A

C

D

3

A

A

A

C

C

B

D

B

A

C

C

D

C

C

A

4

D

A

A

C

A

D

C

B

D

A

D

C

D

D

C

5

C

C

A

B

C

C

D

C

A

B

A

A

C

C

C

II. TỰ LUẬN

ĐỀ: 1, 4.

Câu 1:

- Số tế bào con được tạo ra sau khi kết thúc giảm phân là:

                               3 x 4 = 12 (tế bào)

- Số NST trong 1 tế bào con là

                                n = 24 : 2 = 12 NST đơn

- Số nhiễm sắc thể trong các tế bào con sau khi kết thúc giảm phân là:

                               12 x 12 = 144 NST

Câu 2:

Khác nhau:

- Nguồn năng lượng

+ Quang tự dưỡng là ánh sáng

+ Hóa dị dưỡng là chất hữu cơ

- Nguồn cacbon chủ yếu

+ Quang tự dưỡng là CO2

+ Hóa dị dưỡng là chất hữu cơ

Câu 3:

a. Thời gian thế hệ là thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

            b.  Số thế hệ của vi khuẩn E.coli sau 3 giờ là  = 9 (thế hệ)

            Số lượng tế bào trung bình trong quần thể này sau 3 giờ là:

                                    2.105 x 29 = 105. 210 (tế bào)

Câu 4:

- Có.   

- Vì khi nuôi vi khuẩn E.coli triptôphan âm trên thực phẩm, nếu thực phẩm không có triptôphan vi khuẩn sẽ không sống được và ngược lại.

ĐỀ: 2, 5.

Câu 1:

- Số tế bào con được tạo ra sau khi kết thúc giảm phân là

                               5 x 4 = 20 (tế bào)

- Số NST trong 1 tế bào con là

                                n = 14 : 2 = 7 NST đơn

- Số nhiễm sắc thể trong các tế bào con sau khi kết thúc giảm phân là 

                               20 x 7 = 140 NST đơn

Câu 2:

Giống nhau:

- Nguồn năng lượng: Ánh sáng

Khác nhau:

- Nguồn cacbon chủ yếu

+ Quang tự dưỡng là CO2.

+ Quang dị dưỡng là chất hữu cơ.

Câu 3:

a. Thời gian thế hệ là thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

            b.  Số thế hệ của vi khuẩn E.coli sau 2 giờ là  = 6 (thế hệ)

            Số lượng tế bào trung bình trong quần thể này sau 3 giờ là:

                                    3.105 x 26 = 3.105. 26 (tế bào)

Câu 4:

 Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha loãng 5 – 10 phút vì:

- Ngâm rau sống với nước muối (tức môi trường ưu trương) thì các vi sinh vật sẽ bị mất nước gây co nguyên sinh, do đó vi sinh vật không phân chia được.

 

ĐỀ: 3

Câu 1:

- Số tế bào con được tạo ra sau khi kết thúc giảm phân là

                               2 x 4 = 8 (tế bào)

- Số NST trong 1 tế bào con là

                                n = 8 : 2 = 4 NST đơn

- Số nhiễm sắc thể trong các tế bào con sau khi kết thúc giảm phân là: 

                               8 x 4 = 32 NST đơn

Câu 2:

- Giống nhau:

Nguồn cacbon chủ yếu: CO.

- Khác nhau:

Nguồn năng lượng

+ Quang tự dưỡng là ánh sáng.

+ Hóa tự  dưỡng là chất vô cơ.

Câu 3:

a. Thời gian thế hệ là thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

            b.  Số thế hệ của vi khuẩn E.coli sau 2 giờ là  = 6 (thế hệ)

            Số lượng tế bào trung bình trong quần thể này sau 3 giờ là

                                    2.105 x 26 = 105. 27 (tế bào)

Câu 4:

 Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì: Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm ưa trung tính nên trong sữa chua với môi trường pH axit (nhiều axit lactic là sản phẩm lên men) thì các VSV gây bệnh bị ức chế sinh trưởng.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Sở GD&ĐT Quảng Nam có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể tham gia thi trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF