YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Thạch Linh

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THCS Thạch Linh, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm và tự luận với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS THẠCH LINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 7

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn nhân vật đúng cho câu sau bằng cách điền vào chỗ trống:

“Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của … tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân”.

A. Nguyễn Hữu Cầu.

B. Nguyễn Hữu Chỉnh.

C. Ngô Thì Nhậm.

D. Vũ Văn Nhậm.

Câu 2. Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem bao nhiêu vạn quân chia làm bao nhiêu đạo sang đánh nước ta?

A. 29 vạn quân, 15 đạo.

B. 28 vạn quân, 4 đạo.

C. 29 vạn quân, 4 đạo.

D. 29 vạn quân, 5 đạo.

Câu 3. Quang Trung đã làm gì để phát triển nông nghiệp?

A. Cho Nguyễn Công Trứ khai phá ven biển.

B. Chú trọng việc khai hoang.

C. Ban Chiếu khuyến nông.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền đàng Ngoài?

A. Nguyễn Huệ.

B. Nguyễn Lữ.

C. Ba anh em họ Nguyễn.

D. Nguyễn Nhạc.

Câu 5. Tướng giặc nào phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa?

A. Hứa Thế Hanh.    

B. Sầm Nghi Đống.

C. Nguyễn Hữu Cầu.    

D. Tôn Sĩ Nghị.

Câu 6. Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở

A. Truông Mây (Gia Định).

B. Sơn La.

C. Ba Tơ (Quảng Ngãi).

D. Truông Mây (Bình Định).

Câu 7. Vì sao chế độ quân điền thời Nguyễn không còn tác dụng?

A. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế.

B. Nông dân phải đi phu dịch cho nhà nước.  

C. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay địa chủ.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 8. Nghĩa quân lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định) là khởi nghĩa

A. Phan Bá Vành.          

B. Lê Văn Khôi.

C. Nông Văn Vân.         

D. Cao Bá Quát.

Câu 9. Cố đô Huế được xây dựng từ thời

A. vua Gia Long.        

B. vua Minh Mạng.

C. vua Thiệu Trị.       

D. vua Tự Đức.

Câu 10. “Gia Định tam gia” chỉ ba tác giả lớn ở Gia Định, họ là ai?

A. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức.

B. Trịnh Hoài Đức, Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn.

C. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tỉnh.

D. Lê Quý Đôn, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.

Câu 11. Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Việt Nam được đóng xong vào năm

A. 1839.                              

B. 1840.

C. 1841.                               

D. 1842.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1. Yếu tố nào giúp cho quân Tây Sơn lật đổ được chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Đàng Ngoài?

Câu 2. Hãy nêu một số thành tựu về văn học, kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII? Những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nước ta thời kì này phản ánh được điều gì?

Câu 3. Nêu những tác phẩm, tác giả nổi tiếng về sử học, địa lý và y học trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

B

C

C

C

B

D

7

8

9

10

11

 

C

A

A

C

B

 

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1. Những yếu tố giúp quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền vua Lê - chúa Trịnh và chúa Nguyễn gồm:

- Nghĩa quân Tây Sơn ngay từ những ngày đầu dấy binh khởi nghĩa đã được lòng dân, được quần chúng nhân dân ủng hộ.

- Nghĩa quân được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh khác.

Câu 2.

a) Những thành tựu về văn học, kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII:

* Văn học:

- Từ cuối thế ki XVIII – nửa đầu thế ki XIX, mặc dù chế độ phong kiến bước vào giai đoạn suy tàn, văn học dân gian vẫn phát triển phong phú.

- Trên cơ sở ngôn ngữ ngày càng hoàn thiện, nhiều nhà thơ tài năng xuất hiện như: Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Qụan, Hồ Xuân Hương,... nổi bật nhất là Nguyễn Du. Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ phản ánh được thực trạng xã hội đương thời, nỗi đau khổ của người phụ nữ mà còn góp phần quan trọng hoàn thiện thơ Nôm.

- Văn học Việt Nam thế kì XVIII - nửa đầu thế ki XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

* Khoa học – kĩ thuật:

- Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiến tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta.

+ Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí sau hai năm sống ở Hà Lan.

+ Thợ thủ công nhà nước (nhà Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

- Năm 1839, các thợ thủ công đóng xong một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

b) Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì này chứng tỏ:

- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ.

- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại.

- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ.

Câu 3.

* Sử học, địa lí.

- Biên soạn lịch sử, địa lí có những bước tiến quan trọng.

+ Triều Tây Sơn: Đại Việt sử kí tiền biên.

+ Triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, …

- Tác giả tiêu biểu: Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định.

* Y học

- Y học dân tộc được đúc kết lại trong tác phẩm quý giá – Hải Thượng y tông lâm lĩnh gồm 66 tập của Lê Hữu Trác.

ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa vì

A. Lam Sơn đã từng là căn cứ cho nhiều cuộc khởi nghĩa.

B. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, dễ vận chuyển bằng đường thủy.

C. Lam Sơn nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, đây là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.

D. Lam Sơn là nơi tập trung đông dân cư.

Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt nguồn từ

A. lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.

B. nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kỉ luật cao, chiến đấu dũng cảm, được nhân dân ủng hộ.

C. có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

D. tinh thần căm thù giặc, ý chí quyết tâm giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta.

Câu 3. Vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật mang tên là

A. Hình thư.

B. Hình luật.                         

C. Quốc triều hình luật.

D. Hoàng triều luật lệ.

Câu 4. Thời Lê sơ, tôn giáo giữ vị trí độc tôn là

A. Nho giáo.           

B. Phật giáo.

C. Đạo giáo.           

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 5. Thời Lê sơ, tác phẩm sử học gồm 15 quyển là

A. Đại Việt sử kí.

B. Đại Việt sử kí toàn thư.

C. Lam Sơn thực lục.

D. Hoàng triều quan chế.

Câu 6. Nhà Lê bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu từ

A. đầu thế kỉ XVI.         

B. giữa thế kỉ XVI.

C. cuối thế kỉ XVI.        

D. đầu thế kỉ XVII.

Câu 7. “Tốt nhất trong khu vực”, “mặt hàng bán rất chạy...” là lời khen của nhiều lái buôn phương Tây dành cho mặt hàng thủ công của nước ta, đó là sản phẩm

A. vải.                    

B. đường.      

C. đồ gốm.              

D. đồ đồng.

Câu 8. Nhà thơ lớn, nhà văn hóa, nhà quân sự có tài ở nước ta thế kỉ XVII là

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.   

B. Đào Duy Từ.

C. Hồ Nguyên Trừng.      

D. Lê Quý Đôn.

Câu 9. Phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ vào khoảng

 A. 30 năm giữa thế kỉ XVIII.

B. những năm 30 của thế kỉ XVIII.

 C. những năm 40 của thế kỉ XVIII.

D. 40 năm giữa thế kỉ XVIII.

Câu 10. Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm vì

A. đây là nơi có hai bờ sông có địa hình hiểm trở, cây cối rậm rạp, địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

B. đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.

C. đây là một con sông lớn.

D. đây là một căn cứ của nghĩa quân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

C

D

C

A

B

A

B

B

9

10

11

12

13

14

15

16

A

A

C

A

C

D

B

B

17

18

19

20

21

22

23

24

A

B

C

B

D

B

A

B

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu vì:

- Dưới chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong vào thế kỉ XVIII, cuộc sống của người dân ngày càng khổ cực.

- Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao.

- Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu: Lấy của người giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế. Vì vậy rất hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo.

Câu 2.

* Bảng thống kê về phong trào khởi nghĩa của nông dân nửa đầu thế kỉ XIX

1821 - 1827

Phan Bá Vành

Thái Bình, Nam Định, Hải Dương.

1833 - 1835

Nông Văn Vân

khắp miền núi Việt Bắc

1833 - 1835

Lê Văn Khôi

Gia Định và 6 tỉnh Nam Kì

1854 - 1856

Cao Bá Quát

Hà Nội - Bắc Ninh

* Nhận xét:

- Phong trào nổ ra liên tục, thu hút được đông đảo nhân dân các vùng miền tham gia.

- Phong trào nổ ra riêng rẽ, phân tán ở từng địa phương nên bị đàn áp và thất bại.

ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1: Thời kì Lê Sơ những đối tượng nào trong xã hội không được phép đi học, đi thi?

A. Hoàng tử, công chúa.

B. Những kẻ làm nghề ca hát.

C. Những người nghèo khổ.

D. Địa chủ, nông dân.

Câu 2: Ba anh em Tây Sơn khởi nghĩa là do

A. Ba anh em Tây Sơn đánh bạc thua chạy trốn vào rừng làm giặc.

B. Muốn lưu lại tiếng thơm cho đời sau.

C. Căm ghét sự thối nát của chính quyền Nguyễn, nổi dậy đấu tranh vì nhân dân.

D. Quân Xiêm, Thanh sang xâm lựợc nước ta.

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm …

Ngày mười tám, trận …. Liễu Thăng thất thế

A. Chi Lăng.                 

B. Cần Trạm. 

C. Xương Giang.           

D. Ninh Kiều.

Câu 4: Nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng  Ngoài có sự khác biệt lớn là do:

A. Chúa Trịnh ở đàng ngoài chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang, còn chúa Nguyễn ở đàng Trong thì không.

B. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang, còn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài thì không.

C. Do Chúa Trịnh và chúa Nguyễn có những đường lối ngoại giao khác nhau với nhà Thanh.

D. Ý A, C đúng.

B. TỰ LUẬN: 

Câu 1. Bằng kiến thức đã học hãy làm sáng tỏ ý kiến sau:

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418 - 1427), bộ chỉ huy quân sự  Lam Sơn đứng đầu là Lê Lợi đã có sự tiếp thu sử dụng những đường lối chiến lược từ cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 - 1077),  kháng chiến chống Mông Nguyên của nhà Trần (1258 - 1288) đồng thời cũng có những điểm riêng trong đường lối chiến lược chiến thuật của mình.

Câu 2. Từ những kiến thức đã học, em hãy rút ra ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Câu 3. Trong thời kì xây dựng văn hóa dân tộc khi ban bố Chiếu lập học Quang Trung nói: “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của Quang Trung?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Ý nào không phải nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc.

B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

C. Phong trào nông dân bị đàn áp.

D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái.

Câu 2. Nguyên nhân để quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1785 là

A. Quân Nguyễn nhiều lần quấy nhiều vùng biên giới của Chân Lạp – thuộc quốc gia Xiêm.

B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn.

D. Quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với Xiêm.

Câu 3. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

A. Trận Bạch Đằng.

B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

C. Trận Chi Lăng – Xương Giang.

D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 4. Sau khi làm chủ hầu hết các vùng Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì?

A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh.

B. Tiến quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh.

C. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước.  

D. Tiêu diệt chúa Trịnh lập nên triều đại mới.

Câu 5. Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Hoàn thành việc thống nhất đất nước.

C. Thiết lập vương triều Tây Sơn.

D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.

Câu 6. Kẻ “rước quân Thanh về giày xéo đất nước” là

A. Nguyễn Ánh             

B. Lê Chiêu Thống

C. Tôn Sĩ Nghị       

D. Nguyễn Hữu Chỉnh.

Câu 7. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra ở đâu?

A. Sông Như Nguyệt.

B. Chi Lăng – Xương Giang.

C. Ngọc Hồi – Đống Đa.

D. Sông Bạch Đằng.

Câu 8. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo đối với

A. Phật giáo.                   

B. Kito giáo.

C. Hồi giáo.                     

D. Đạo giáo.

Câu 9. Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách hành chính?

A. Gia Long.                   

B. Minh Mạng.

C. Thiệu Trị.                  

D. Tự Đức.

Câu 10. Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không còn nhiều tác dụng?

A. Do nhân dân không ủng hộ.

B. Do việc chia ruộng đất không công bằng.

C. Do ruộng đất công còn quá ít.

D. Do sự chống đối của quan lại địa phương.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lich sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 2. Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? Em có nhận xét gì về việc chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ của vua Minh Mạng năm 1831 - 1832?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào?

A. Đạo - phủ - huyện - châu - xã.

B. Đạo - phủ - huyện hoặc châu - xã.

C. Đạo - phủ - châu - xã.

D. Phủ - huyện - châu.

Câu 2. Đâu là danh giới chia cắt đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?

A. Sông Gianh (Quảng Bình).

B. Sông La (Hà Tĩnh)

C. Sông Bến Hải (Quảng Trị).

D. Không phải các vùng trên.

Câu 3. Những năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia đất nước ta thành

A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

B. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

D. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

Câu 4. “… là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai?

A. Lê Ngọc Hân.

B. Bà Huyện Thanh Quan.

C. Đoàn Thị Điểm.

D. Hồ Xuân Hương.

Câu 5. Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho thích hợp

Cột A (Thời gian)

Cột B (Sự kiện)

1. Năm 1737

A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

2. Năm 1738 - 1770

B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

3. Năm 1740 - 1751

C. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng

4. Năm 1739 - 1769

D. Khởi nghĩa Lê Duy Mật

5. Năm 1741 - 1751

E. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1. Hãy nêu những việc làm chứng tỏ nhà Lê sơ rất quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài?

Câu 2. Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.

Câu 3. So sánh để tìm ra điểm khác nhau trong chính sách ngoại giáo, ngoại thương của thời Nguyễn với thời Quang Trung?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Thạch Linh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF