HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Lịch Sử. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Chương |
Nội dung chính |
Chương IV. Đại Việt thời Lê sơ (thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI) |
- Khởi nghĩa Lam Sơn: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử - Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527). |
Chương V. Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVIII |
- Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII. - Phong trào Tây Sơn. |
Chương VI. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX |
- Chế độ phong kiến nhà Nguyễn (tình hình chính trị - kinh tế). - Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. |
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 1: Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1418 đến 1427 ?
STT |
Niên đại |
Sự kiện |
1 |
Ngày 7 - 2 - 1418 |
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo, bùng nổ. |
2 |
Năm 1424 |
Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng được Nghệ An. |
3 |
Năm 1425 |
Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng được Tân Bình, Thuận Hóa. |
4 |
Năm 1426 + Tháng 9 – 1426 + Tháng 11 - 1426 |
Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động. Chiến thắng trận Tốt Động - Chúc Động. |
5 |
Cuối năm 1427 |
Chiến thắng trận Chi Lăng - Xương Giang. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. |
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nà, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến (gia nhập lực lượng vũ trang nhân dân, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân,...)
- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.
Câu 3: Trình bày và vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
* Bộ máy chính quyền thời Lê sơ:
- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.
- Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua, Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.
- Ở địa phương, thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo.
- Dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu), xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đứng đầu mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên.
- Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã.
=> Nhận xét; Tổ chức nhà nước quân chủ chuyên chế được xây dựng chặt chẽ.
Câu 4: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
* Nông nghiệp:
- Giải quyết ruộng đất:
+ Cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn người được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.
+ Nhà Lê kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
+ Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
- Định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền.
- Khuyến khích bảo vệ sản xuất:
+ Cấm giết trâu bò bừa bãi.
+ Cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.
+ Bảo vệ đê điều, cho đắp đê ngăn nước mặn.
* Công thương nghiệp:
- Các ngành, nghề thủ công truyền thống ở các làng xã như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm,... ngày càng phát triển.
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
- Các công xưởng do nhà nước quản lí, gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đông,...; các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.
- Nhà vua khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ.
- Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
=> Nhận xét: Kinh tế nước ta dưới thời Lê sơ phát triển mạnh.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 5 đến câu 10 của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
C. LUYỆN TẬP
Câu 1. Chọn nhân vật đúng cho câu sau bằng cách điền vào chỗ trống:
“Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của … tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân”.
A. Nguyễn Hữu Cầu.
B. Nguyễn Hữu Chỉnh.
C. Ngô Thì Nhậm.
D. Vũ Văn Nhậm.
Câu 2. Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem bao nhiêu vạn quân chia làm bao nhiêu đạo sang đánh nước ta?
A. 29 vạn quân, 15 đạo.
B. 28 vạn quân, 4 đạo.
C. 29 vạn quân, 4 đạo.
D. 29 vạn quân, 5 đạo.
Câu 3. Quang Trung đã làm gì để phát triển nông nghiệp?
A. Cho Nguyễn Công Trứ khai phá ven biển.
B. Chú trọng việc khai hoang.
C. Ban Chiếu khuyến nông.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền đàng Ngoài?
A. Nguyễn Huệ.
B. Nguyễn Lữ.
C. Ba anh em họ Nguyễn.
D. Nguyễn Nhạc.
Câu 5. Tướng giặc nào phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa?
A. Hứa Thế Hanh.
B. Sầm Nghi Đống.
C. Nguyễn Hữu Cầu.
D. Tôn Sĩ Nghị.
Câu 6. Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở
A. Truông Mây (Gia Định).
B. Sơn La.
C. Ba Tơ (Quảng Ngãi).
D. Truông Mây (Bình Định).
Câu 7. Vì sao chế độ quân điền thời Nguyễn không còn tác dụng?
A. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế.
B. Nông dân phải đi phu dịch cho nhà nước.
C. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay địa chủ.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 8. Nghĩa quân lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định) là khởi nghĩa
A. Phan Bá Vành.
B. Lê Văn Khôi.
C. Nông Văn Vân.
D. Cao Bá Quát.
Câu 9. Cố đô Huế được xây dựng từ thời
A. vua Gia Long.
B. vua Minh Mạng.
C. vua Thiệu Trị.
D. vua Tự Đức.
Câu 10. “Gia Định tam gia” chỉ ba tác giả lớn ở Gia Định, họ là ai?
A. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức.
B. Trịnh Hoài Đức, Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn.
C. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tỉnh.
D. Lê Quý Đôn, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.
Câu 11. Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Việt Nam được đóng xong vào năm
A. 1839.
B. 1840.
C. 1841.
D. 1842.
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em học tốt!