YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Bình

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn luyện kiến thức và kĩ năng giải bài tập chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới, HOC247 xin gửi đến Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Bình. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LÊ BÌNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 7

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm:

Câu 1: Nguyễn Ánh lên ngôi vua năm             

A. 1801

B. 1802

C. 1803

D. 1804

Câu 2: Ruộng đất công làng xã                                    

A. bị cường hào đem cầm bán.

B. bị địa chủ chiếm đoạt.

C. được chia cho dân phiêu tán.

D. được chia cho nông dân.

 Câu 3: Nửa sau thế kỉ XVIII              

A. thành thị phát triển.

B. xuất hiện 1 số thành thị.

C. xuất hiện nhiều thành thị.

D. các thành thị suy tàn dần.

Câu 4: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm

A. 1784

B. 1785

C. 1786

D. 1787

Câu 5: Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước  

B. Hoàn thành việc thống nhất đất nước

C. Thiết lập vương triều Tây Sơn

D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

Câu 6: Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân tháng                                

A. 5.1786

B. 6.1786

C. 5.1787

D. 6.1787

Câu 7: Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra ở đâu?                           

A. Sông Như Nguyệt

B. Chi Lăng – Xương Giang

C. Ngọc Hồi – Đống Đa

D. Sông Bạch Đằng

Câu 8: Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không còn nhiều tác dụng?

A. Do nhân dân không ủng hộ.

B. Do việc chia ruộng đất không công bằng.

C. Do ruộng đất công còn quá ít.

D. Do sự chống đối của quan lại địa phương.

Câu 9: Tại sao “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp được phát triển?

A. Vì mở cửa ải là để buôn bán, trao đổi hàng hóa trong nước.

B. Vì mở cửa ải là để buôn bán, trao đổi thông thương hàng hóa với khu vực.

C. Vì mở cửa ải là để buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng, miền.

D. Vì mở cửa ải là để buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước.

Câu 10: Tại sao trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện 1 số thành thị?

A. Vì các nghề thủ công phát triển, buôn bán mở rộng.

B. Vì xuất hiện nhiều làng xã.

C. Vì có nhiều chợ búa.

D. Vì nông nghiệp phát triển.

Câu 11: Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với giặc?

A. Giữa dòng có cù lao Thới Sơn

B. Đoạn sông này sâu.

 C. Địa hình thuận lợi.

D. Hai bên bờ rậm rạp.

 Câu 12: "Chiếu lập học" nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?

A. Muốn có một nền giáo dục quốc dân phát triển để đào tạo được nhiều nhân tài.

B. Muốn có một nền giáo dục quốc dân phát triển để đào tạo được nhiều nhân tài, tri thức góp phần xây dựng đất nước hùng mạnh.

C. Muốn có nhiều nhân tài, tri thức góp phần xây dựng đất nước hùng mạnh.

D. Muốn có một nền giáo dục phát triển, tri thức góp phần xây dựng đất nước.

Câu 13: Yếu tố nào giúp quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền Nguyễn - Trịnh?

A. Được lòng dân.

B. Chính quyền Nguyễn - Trịnh nhu nhược.

C. Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh khác.

D. Được lòng dân; sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ.

Câu 14: Vì sao các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII thất bại?

A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, không đồng thời. Chưa có sự liên kết, thống nhất hợp thành phong trào rộng lớn.

B. Chưa có sự liên kết, thống nhất hợp thành phong trào rộng lớn lật đổ chính quyền phong kiến.

C. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, không đồng thời.

D. Không được nhân dân ủng hộ.

Câu 15: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất nổ ra vào năm

A. 1741 - 1751

B. 1737

C. 1739 - 1769

D. 1740 - 1751

Câu 16: Hãy so sánh quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII với các thế kỉ trước

A. Phong trào nông dân thời kì này diễn ra sôi nổi hơn.

B. Phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.

C. Phong trào nông dân thời kì này tồn tại trong thời gian lâu hơn.

D. Phong trào nông dân thời kì này tồn tại trong thời gian ngắn.

Phần II. Tự luận: 

Câu 18: Trình bày những chính sách của Quang Trung về kinh tế, chính trị, văn hóa?

Câu 17: Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta?

Câu 19: Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

Câu 20: Em có nhận xét gì về việc Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

C

A

D

B

A

B

C

C

D

A

C

B

D

A

C

B

 

Câu 17: Chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ quốc ngữ của nước ta:

- Vì chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt là thứ chữ tiện lợi, dễ học và khoa học, dễ phổ biến nên đã trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.

Câu 18: Những chính sách của Quang Trung về kinh tế, chính trị, văn hóa:

- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. 

- Ra chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. 

- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần. 

- Ban bố chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính của nhà nước. 

Câu 19: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; 

- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế - Trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương. 

- Năm 1815, ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long) 

- Các năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). 

- Quân đội: gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước. 

- Ngoại giao: Thần phục nhà Thanh, khước từ mọi cuộc tiếp xúc với phương Tây.

Câu 20: Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu là vì:

- Quân Thanh mới chiếm được Thăng Long, nên còn chủ quan kiêu ngạo. 

→ Quang Trung quyết định đánh vào dịp tết để đánh vào yếu tố bất ngờ, chủ quan, làm cho địch trở tay không kịp và nhanh chóng thất bại. 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào? Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ủng hộ Lê Lợi?

Câu 2: Qua đoạn trích dưới đây em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với  lãnh thổ của đất nước?

Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: " Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ   nào lại vứt bỏ? phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di".

(Đại Việt sử kí toàn thư)

Câu 3: Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với nền văn hóa dân tộc?        

Câu 4: Quang Trung đại phá quân Thanh (1789) như thế nào? Theo em vua Quang Trung  có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trình bày nội dung của luật Hồng Đức thời Lê sơ. So sánh luật Hồng Đức thời Lê sơ với luật Hình thư thời Lý-Trần. 

Câu 2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận Rạch Gầm-Xoài Mút năm 1785.

Câu 3: Em hãy đánh giá công lao của người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ đối với đất nước ta. 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1

* Nội dung luật Hồng Đức:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

+ Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế...

+ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

* So sánh

Điểm giống:

Bảo vệ quyền lợi của vua, giai cấp thống trị. Ổn định trật tự xã hội.

Điểm khác: Luật Hồng Đức bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Câu 2

Diễn biến:

- Cuối 1784 Quân Xiêm chiếm miền Tây Gia Định.

- 1-1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định và chọn Rạch Gầm- Xoài Mút làm trận quyết chiến.

- Ngày 19-1-1785; Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận mai phục.

 Kết quả: 5 vạn quân xâm lược Xiêm bị đánh tan.

Ý nghĩa:

- Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn lên một tầm cao mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.

Câu 3: Đánh giá công lao của người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ đối với đất nước ta

Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước.

Đánh đuổi giặc ngoại xâm

Củng cố, ổn định tình hình kinh tế- xã hội

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ. Vì sao Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?

Câu 2: Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789? Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu?

Câu 3: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ quốc ngữ của nước ta?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?

Câu 2. Hãy nêu những chính sách của nhà nước Lê Sơ đối với nền giáo dục, văn học, khoa học và nghệ thuật thế kỉ XVI ?

Câu 3. Quang Trung đã thực hiện chính sách gì để củng cố quốc phòng, mở rộng ngoại giao ?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: * Nguyên nhân thắng lợi :

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập cho đất nước.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc.

- Đường lối, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

* Ý nghĩa :

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc – thời Lê Sơ.

* Nguyên nhân quan trọng nhất :

- Đường lối, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

Câu 2: * Giáo dục:

- Vua Lê Thái Tổ dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành. Mở khoa thi tuyển chọn nhân tài. Đa số đều đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm vị trí độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

* Văn học:

- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.

- Nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất dân tộc.

* Khoa học – nghệ thuật :

- Sử học : Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư

- Địa lí : Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí.

- Y học : Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học : Đại thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng

- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

Câu 3: * Chính sách quốc phòng :

- Thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.

- Xây dựng quân đội mạnh gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh, có chiến thuyền lớn.

* Ngoại giao :

- Đối nội : Tiêu diệt bè lũ Lê Duy Chỉ, quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt hoàn toàn lực lượng.

- Với nhà Thanh : Mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Bình. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF