YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2021 - 2022 Trường THCS Tăng Bạt Hổ có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2021 - 2022 Trường THCS Tăng Bạt Hổ có đáp án là bộ đề thi HK1 môn Sinh học 9 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi HKI sắp tới, Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

TĂNG BẠT HỔ

ĐỀ THI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Câu 1. Ở cà chua (2n = 24), số NST ở thể tứ bội là:

A. 36                            B. 27                               C. 25                            D. 48

Câu 2. Khi cho giao phấn 2 cây đậu Hà lan hoa đỏ với nhau được F1 có tỉ lệ: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Kiểu gen của P như thế nào trong các trường hợp sau:

A. AA x AA                 B. AA x aa                      C. Aa x AA                   D. Aa x Aa

Câu 3. Trong nguyên phân NST phân li về hai cực tế bào ở:

A. Kì đầu                     B. Kì giữa                       C. Kì sau               D. Kì cuối

Câu 4. Bệnh Đao ở người thuộc loại đột biến:

A. Đột biến cấu trúc NST                                    B. Đột biến thể dị bội        

C. Đột biến thể đa bội                                          D. Đột biến Gen.

Câu 5. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là:

A. Glucozo                   B. Nuclêôtit                     C. A xít amin                  D. Axít béo

Câu 6. Mức phản ứng của cơ thể có thể:

A. Di truyền được                                                B. Không di truyền được

C. Chưa xác định được                                        D. Cả A và B

Câu 7. Dạng đột biến NST gây bệnh Đao ở người là:

A. Mất 1 NST 21         B. Lặp đoạn NST 21   C. Thêm 1 NST 21           D. Mất đoạn NST 21

Câu 8. Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội?

A. Tế bào sinh dưỡng        B. Hợp tử                  C. Tế bào xô ma              D. Giao tử

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Nêu mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?

b) Một bạn học sinh nói rằng: “Bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn”. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?

Câu 2. (2,0 điểm) Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò của đột biến gen?

Câu 3. (2,0 điểm)

a) Phân biệt thể dị bội và thể đa bội?

b) Ở cà chua 2n = 24, hãy viết kí hiệu và tính số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của các cơ thể sau:

         - Thể ba nhiễm.

         - Thể một nhiễm.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

  1. TRẮC NGHIỆM. mỗi ý đúng 0,5 điểm ( 4,0 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

d

d

c

b

b

b

a

d

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 9 - TRƯỜNG THCS TĂNG BẠT HỔ - ĐỀ 02

I.Chọn câu đúng nhất và khoanh tròn chữ cái đầu câu (2đ)

1. NST giới tính tồn tại ở loại tế bào nào?

  a.Tế bào sinh dục         b.Tế bào sinh dưỡng       c.Tế bào thần kinh       d.Cả 3 loại trên

2. Ở người mắt nâu (A) là trội so với mắt đen (a).Bố và mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con của họ chắc chắn là mắt đen?

  a.Bố mắt nâu AA, mẹ mắt nâu Aa                         b.Bố và mẹ cùng mắt nâu Aa

  c.Bố và mẹ cùng mắt đen aa                                  d.Bố mắt đen aa,mẹ mắt nâu AA

3. Có thể quan sát hình thái NST rõ nhất ở kì nào trong chu kì tế bào?

   a.Kì trung gian                          b.kì đầu                       c.Kì giữa                     d.Kì cuối

4. Bệnh Đao là hậu quả của loại đột biến nào?

  a.Đột biến dị bội thể      b.Đột biến gen lặn     c.Đột biến cấu trúc NST      d.Đột biến đa bội thể

II.Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống : (1đ)

         Trong chu kì tế bào NST tự……………..trong kì trung  gian và sau đó phân li trong ……………….nhờ đó nguyên phân tạo nên hai tế bào con có …………giống y như tế bào mẹ.

Nhờ có khả năng tự nhân đôi mà NST có chức năng………………………..thông tin di truyền.

III.Nối cột A với cột B cho phù hợp (1đ)

A

B

Kết quả

1.Thường biến

 

2.Đột biến gen

 

3.Đột biến cấu

 trúc NST

4.Đột biến

số lượng NST

a.là những biến đổi bên trong cấu trúc của gen thường liên quan đến một hoặc một số cặp Nu

b.là những biến đổi trong cấu trúc của NST thường liên quan đến một hoặc một số đoạn ADN

c.là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

d.là những biến đổi số lượng NST phát sinh ra thể dị bội hoặc thể đa bội.

1->

 

2->

 

3->

 

4->

IV.Tự luận: (6đ)

1. Thể dị bội là gì? Gồm những dạng nào? Vẽ sơ đồ và trình bày cơ chế phát sinh thể một nhiễm và thể ba nhiễm.(2đ )

2. Hãy viết sơ đồ và nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trang?          (2đ)

3. Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến                                                 (1,5đ)

4. Viết các loại giao tử có thể có của cá thể có kiểu gen AABbCCDd            (0,5đ)

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

I.Chọn câu đúng nhất 2đ, mỗi câu chọn đúng 0,5 đ

         1.d       2.c       3.c       4.a

II.Điền từ hoặc cụm từ chính xác 1 đ, mỗi vị trí đúng 0,25 đ

         (1) Tự nhân đôi  (2) Nguyên phân  (3) Bộ NST   (4) Lưu giữ và truyền đạt

III.Nối cột A với cột B đúng 1 đ .Mỗi cột đúng 0,25 đ

         1->c        2 -> a      3 -> b      4 -> d

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 9 - TRƯỜNG THCS TĂNG BẠT HỔ - ĐỀ 03

I. Phần trắc nghiệm: (5.0đ)

Câu 1: Khi nói về hội chứng Đao ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

      (1). Hội chứng Đao do thừa một nhiễm sắc thể số 21.

      (2). Hội chứng Đao thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ.

      (3). Người mắc hội chứng Đao vẫn có thể sinh con bình thường.

      (4). Có mối liên hệ chặt chẽ giữa tuổi mẹ với khả năng sinh con mắc hội chứng Đao.

A.  4.                                B. 1.                                 C. 2.                                          D. 3.

Câu 2: Thay đổi chỉ xảy ra ở một cặp nucleôtit của gen phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN được gọi là

A.  đột biến.                                                             B. đột biến gen.

C. đột biến nhiễm sắc thể.                                       D. đột biến điểm.

Câu 3: Có 2 phân tử ADN đều nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số phân tử ADN con được tạo ra là

A. 32.                               B. 48.                               C. 64.                                        D. 16.

Câu 4: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của người bình thường là

A. 2n = 8.                                                                 B. 2n = 14.

C. 2n = 24.                                                               D. 2n = 46.

Câu 5: Theo lí thuyết, một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBb tạo tối đa bao nhiêu loại trứng?

A. 1.                                 B. 2.                                 C. 3.                                          D. 4.

Câu 6: Bộ nhiễm sắc thể của người nữ bị hội chứng Đao là

A. 44A + XX.                  B. 44A + XY.                  C. 45A + XX.                                       D. 45A + XY.

Câu 7: Trong lần phân bào I của giảm phân, các nhiễm sắc thể kép tập trung và xếp hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kỳ nào?

A. Kì đầu.                        B. Kì sau.                         C. Kì cuối.                                     D. Kì giữa.

Câu 8: Ở đậu Hà Lan, thân cao (A) là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp (a). Nếu F1 thu được hai kiểu hình gồm cây thân cao và cây thân thấp thì kiểu gen của bố, mẹ là

(1) Aa x Aa.                    (2) Aa x aa.                 (3) AA x aa.                 (4)  AA x AA 

A. (1), (3).                            B. (1), (2).                        C. (2), (3).                       D. (2), (4).

Câu 9: Một gen có chiều dài 5100 Ao . Số nuclêôtit của gen là

     A. 2400.                          B. 3000.                          C. 1200.                            D. 1500.

Câu 10: Giả sử mạch bổ sung của gen có bộ ba AGX thì bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là

     A. AGX.                         B. XGU.                           C. UXG.                         D. UUX.

Câu 11: Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu qua

A. cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính.

B. chuyển đổi giới tính trong quá trình phát sinh cá thể.

C. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài.

D. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong.

Câu 12: Nhóm động vật nào sau đây có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới đực là XX và giới cái là XY?

A. Hổ, báo.                      B. Trâu, bò.                     C. Thỏ, ruồi giấm.                                    D. Gà, bướm.

Câu 13: Cấu trúc nào không phải là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

A.  ADN.                         B. ARN.                           C. Prôtêin.                                 D. Nhiễm sắc thể.

Câu 14: Dạng thông tin nào được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin?

A. tARN.                         B. mARN.                       C. rARN.                                   D. ADN.

Câu 15: Ý nghĩa của tương quan trội- lặn?

(1). Tập trung các gen trội vào một kiểu gen.

(2). Lập bản đồ gen.

(3). Có vai trò đối với chọn giống.                        

(4). Đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm tính trạng.

Tổ hợp đúng là

A. (1), (2).                       B.  (2), (3).                       C. (3), (4).                                        D. (1), (3).

II. Phần tự luận: (5.0đ)

Câu 1: Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể là (2n-1)? Hãy nêu hậu quả của dạng đột biến đó?

Câu 2: Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Câu 3: a) Phát biểu nội dung quy luật phân li?

             b) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

                                                 – X – X – A – G – G – T – A – 

               Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó?

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

C

D

A

D

A

C

D

B

B

A

A

D

 D

B

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 9 - TRƯỜNG THCS TĂNG BẠT HỔ - ĐỀ 04

I. Phần trắc nghiệm: (5.0đ)

Câu 1: Trong lần phân bào I của giảm phân, các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào ở kỳ nào?

A. Kì cuối.                       B. Kì giữa.                       C. Kì đầu.                                      D. Kì sau.

Câu 2: Dạng thông tin nào được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin?

A. tARN.                         B. mARN.                       C. rARN.                                   D. ADN.

Câu 3: : Ở đậu Hà Lan, thân cao (A) là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp (a). Nếu F1  thu được hai kiểu hình gồm cây thân cao và cây thân thấp thì kiểu gen của bố, mẹ là

     (1) Aa x Aa.                    (2) Aa x aa.                 (3) AA x aa.                 (4)  AA x AA 

     A. (1), (3).                       B. (1), (2).                        C. (2), (3).                       D. (2), (4).

Câu 4: Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết?

(1). Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.

(2). Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.

(3). Lập bản đồ gen.       

(4). Trong chọn giống có thể lựa chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

Tổ hợp đúng là

A. (1), (2), (4).                 B. (1), (2), (3).                 C. (2), (3), (4).                                        D. (1), (3), (4).

Câu 5: Khi nói về hội chứng Đao ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

      (1). Hội chứng Đao do thừa một nhiễm sắc thể số 21.

      (2). Hội chứng Đao thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ.

      (3). Người mắc hội chứng Đao vẫn có thể sinh con bình thường.

      (4). Có mối liên hệ chặt chẽ giữa tuổi mẹ với khả năng sinh con mắc hội chứng Đao.

A.  4.                                B. 1.                                 C. 2.                                          D. 3.

Câu 6: Thay đổi chỉ xảy ra ở một cặp nucleôtit của gen phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN được gọi là

A.  đột biến.                                                             B. đột biến gen.

C. đột biến nhiễm sắc thể.                                       D. đột biến điểm.

Câu 7: Có 3 phân tử ADN đều nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số phân tử ADN con được tạo ra là

A. 48.                               B. 32.                               C. 16.                                        D. 24.

Câu 8: Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?

A. ADN.                                                                   B. Prôtêin.

C. Nhiễm sắc thể.                                                    D. ARN.

Câu 9: Bộ nhiễm sắc thể của người nam bị hội chứng Đao là

A. 44A + XX.                  B. 44A + XY.                  C. 45A + XX.                                       D. 45A + XY.

Câu 10: Một gen có chiều dài 4080 Ao . Số nuclêôtit của gen là

     A. 2400.                          B. 3000.                          C. 1200.                            D. 1500.

Câu 11: Giả sử mạch bổ sung của gen có bộ ba AXG thì bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là

     A. AGX.                         B. XGU.                           C. AXG.                           D. UUX.

Câu 12: Nhóm động vật nào sau đây có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới đực là XX và giới cái là XY?

A. Hổ, báo.                      B. Trâu, bò.                     C. Thỏ, ruồi giấm.                                    D. Chim bồ câu, bướm.

Câu 13: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ruồi giấm là

A. 2n = 8.                                                                 B. 2n = 14.

C. 2n = 24.                                                               D. 2n = 46.

Câu 14: Giới tính của cơ thể được xác định chủ yếu qua

A. cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính.

B. chuyển đổi giới tính trong quá trình phát sinh cá thể.

C. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài.

D. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong.

Câu 15: Theo lí thuyết, một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb tạo tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

A. 2.                                 B. 4.                                 C. 6.                                          D. 8.

III. Phần tự luận: (5.0đ)

Câu 1: Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể là (2n+1)? Hãy nêu hậu quả của dạng đột biến đó?

Câu 2: Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Câu 3: a) Phát biểu nội dung quy luật phân li?

             b) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

                                                 – T – T – X – X – G – T – T – 

               Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó?

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

D

B

B

A

C

D

D

C

D

A

C

 D

A

A

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 9 - TRƯỜNG THCS TĂNG BẠT HỔ - ĐỀ 05

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6.0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm:

  a.Để phân biệt thể đồng hợp với thể dị hợp             b.Để nâng cao hiệu quả lai

  c.Để tìm ra các cá thể đồng hợp trội                         d. Để tìm ra các cá thể đồng hợp lặn

2. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.

P : Lông ngắn thuần chủng x Lông dài, kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây?

  a.1 lông ngắn : 1 lông dài        b.Toàn lông dài          c. Toàn lông ngắn   d. 3 lông ngắn : 1 lông dài                        

3. Sự tự nhân đôi của NST  diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

  a. Kì sau        b.Kì đầu                      c.Kì giữa                     d. Kì trung gian           

4. Ruồi giấm có 2n =8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau:     a.8               b.16            c.2                   d.4  

5. Loại  ARN nào có chức năng vận chuyển  axítamin:

  a. m ARN                              b. t ARN                                  c. rARN                    d. Nuclêô

6. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:

  a.Toàn quả đỏ   b.Toàn quả vàng     c.Tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng    d. Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

7. Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể :

  a. Tế bào sinh sản                b. Tế bào sinh dưỡng  c. Tế bào trứng            d. Tế bào tinh trùng

8. Trẻ đồng sinh là:

  a. Những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh              b. Những đứa trẻ  được sinh ra cùng trứng

  c. Những đứa trẻ  được sinh ra khác trứng               d.Những đứa trẻ có cùng một kiểu gen

9. Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây ?

  a. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3                                            b.Cấu trúc bậc 1

  c.Cấu trúc bậc 1và bậc 2                                              d. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4

10. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền.

 a.ARN thông tin            b ARN vận chuyển.             c.ARN Ribôxôm               d. riboxom 

11. Ở cà chua , tính trạng quả đỏ (A) trội hoàn toàn so với quả vàng (a) . Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ . Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen :

  a.AA (quả đỏ )              b.Aa  (quả đỏ )                    c.aa ( quả vàng )              d.Cả AA và Aa

12. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là :

  a. Biến đổi hình dạng            b. Tự nhân đôi c.Trao đổi chất            d.  Co duỗi trong phân bào

13.Ở ruồi giấm 2n =8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân ,Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau :       a. 16           b. 4              c. 8             d. 32

14. Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân thì trường hợp nào sau đây là đúng

  a A + X + G = T + A + X      b.A+T =  G + X      c. A=T  ,  G = X                    d.A+ X= G + X 

15. Mét gen cã sè l­îng Nucleotit lµ 6800. Sè chu kú xo¾n cña gen theo m« h×nh Watson-Cric lµ

A.3400                        B .340             C. 34               D.         3.4

Phần II. Tự luận (4.0 điểm)

Câu 1(2,0 điểm): Một đoạn mARN sau:

               Mạch mARN            A - U - A  - X  - A  -  X  - U - G

Hãy xác định trình tự nucleotit trên đoạn ADN hình thành mạch  mARN trên ?

Câu 2(1,0 điểm): Cấu trúc điển hình của NST đ­­ược thể hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? Mô tả cấu trúc đó.

Câu 4 (1,0 điểm): Gia đình ông An muốn có đàn chó con 100% là chó lông ngắn. Ông phải

đem lai cặp bố mẹ như thế nào để có kết quả trên? Biết rằng ở chó, tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng lông dài.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6.0 điểm)

Mỗi ý đúng được 0,4đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

A

C

Đ

A

B

A

B

A

D

A

D

B

A

C

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2021 - 2022 Trường THCS Tăng Bạt Hổ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON