YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Trần Bội Cơ

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Trần Bội Cơ dưới đây. Với tài liệu này các em sẽ nắm được những dạng câu hỏi đọc hiểu gồm 4 cấp độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng - Vận dụng cao. Trong đó mức độ nhận biết, thông hiểu là dễ nhất. Ví dụ như xác định phương thức biểu đạt, tìm biện pháp tu từ. Bên cạnh đó, tài liệu này còn cung cấp cho các em những dạng đề viết văn thường gặp. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TRẦN BỘI CƠ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3 điểm)

Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”,  nhà thơ Tế Hanh viết:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong, soi tóc những hàng tre.

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng...

Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.

Câu 2: (2 điểm)

Nêu tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tìm trong văn bản câu văn thể hiện chủ đề đó.

Câu 3: (5 điểm)

Hãy tưởng tượng bé Thu đang tâm sự với em về những nỗi niềm của mình với người cha thân yêu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3 điểm)

a. Nội dung đoạn thơ: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con sông quê.

- Nghệ thuật:  

+ Từ gợi tả (xanh biếc, nước gương trong, tỏa, lấp loáng).

+ Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh.

b. Đoạn thơ có thể phân làm hai ý nhỏ:

* Ý 1: Hai câu đầu: Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương.

Điểm sáng nghệ thuật cần khai thác:

- Từ gợi tả màu sắc: xanh biếc, lấp loáng, động từ khẳng định "có".

- Nghệ thuật nhân hóa: "soi tóc những hàng tre".

* Ý 2: Hai câu cuối: Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương

Điểm sáng nghệ thuật:

- So sánh để khẳng định "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”.

- Động từ "tỏa" rất gợi hình. Từ láy "lấp loáng" gợi hình ảnh.

* Tham khảo đoạn văn sau:

Với bốn câu thơ mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu với chúng ta con sông quê hương của mình và tình cảm của ông đối với sông quê. Ngay từ hai câu thơ đầu, hình ảnh con sông quê đã hiện ra với một màu “xanh biếc”. Tính từ gợi tả “xanh biếc”giúp ta hình dung mặt nước sông xanh đậm, đẹp mơ hồ, ánh lên dưới ánh mặt trời, gợi ánh sáng đậm nhạt. Động từ “có” vừa giới thiệu con sông quê lại vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc, tự hào của người viết. Từ cái nhìn bao quát chung, nhà thơ tả cụ thể con sông “nước gương trong, soi tóc những hàng tre”. Sự kết hợp khéo léo nghệ thuật nhân hoá những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái soi tóc trên mặt sông như tấm gương soi khổng lồ. Con sông hiện lên mới xinh đẹp, hiền hoà, gần gũi biết bao! Trước dòng sông quê như thế làm sao ta không yêu, không nhớ được. Tác giả đã trải lòng mình qua nghệ thuật so sánh khẳng định “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”. “Tâm hồn tôi” là một khái niệm cụ thể so sánh với “buổi trưa hè” cho thấy nhiệt tình nồng cháy của nhà thơ. Từ láy “thấp thoáng” kết hợp với động từ “tỏa” đã đưa dòng sông vào trang cổ tích với một con sông dát bạc, diệu kì. Tình yêu của Tế Hanh đã làm cho con sông quê đẹp và ấm áp tình người.

(Bài làm của học sinh)

Câu 2: (2 điểm)

a. Tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: ca ngợi những con người lao động mới. Những con người vô danh đã âm thầm sống, lao động và suy nghĩ... như vậy cho đất nước. (1 điểm)

b. Câu văn thể hiện chủ đề truyện ngắn: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. ( 1 điểm)

Câu 3: (6 điểm)

1. Về hình thức

- Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp, đan xen các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm một cách chân thực, sinh động để bài viết đạt kết quả cao.

- Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài làm; phân đoạn hợp lí.

- Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đan xen “tôi” là người kể.

- Biết sử dụng lời văn đối thoại, độc thoại từ ngôi kể thích hợp.

- Hành văn mạch lạc, trong sáng. Không có quá nhiều lỗi sai: lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, sai chính tả.

- Thứ tự kể: Theo dòng cảm xúc, tâm sự của nhân vật bé Thu với em về nỗi niềm của chính mình.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

(1) Công nghệ hiện đại đã làm thay đổi cuộc sống của con người cả về vật chất lẫn tinh thần, mang lại những trải nghiệm mới mẻ với vô số tiện ích giúp tìm kiếm, nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng song cũng có những mặt trái nhất định.

(2) Công nghệ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống con người. Đó là sự xuất hiện của những chiếc điện thoại thông minh, máy nghe nhạc, máy tính xách tay, máy tính bảng … và từ đó Internet cũng được kết nối ở mọi nơi: từ quán cà phê, quán ăn, nhà hàng, khách sạn đến các tụ điểm công cộng …

(3) Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng công nghệ là thường xuyên, như một phần không thể thiếu. Vào mạng để làm việc, học tập, tìm kiếm thông tin; ngoài ra còn trao đổi, thảo luận, bày tỏ ý kiến và học hỏi kinh nghiệm khi tham gia các diễn đàn … Việc chia sẻ buồn vui trên blog, các trang mạng xã hội đang trở thành “cơn sốt”. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích thiết thực mà công nghệ hiện đại mang lại thì việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào những sản phẩm công nghệ hiện đại cũng đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại, ipad, máy vi tính để tán gẫy, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến. Thay vì như trước đây, giới trẻ dành nhiều thời gian cho đọc sách, gặp gỡ trực tiếp bạn bè để cùng nhau làm bài tập nhóm, trò chuyện, vui chơi, … thì bây giờ lại gặp nhau qua màn hình máy tính, smartphone,…- một thế giới ảo. Việc đó vô tình khiến chúng ta dần đánh mất những bản năng vốn có của con người. Đến khi phải đối mặt với thế giới thực tại lại thấy xa lạ, khó hòa nhập.

(Theo duonggcv.wordpress.com)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Tìm từ trái nghĩa của các từ: nhanh chóng, dễ dàng, mạnh mẽ, thật.

Câu 3: Nội dung chính của văn bản

Câu 4: Tìm các từ thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó, trong đoạn (2)

Câu 5: Em hiểu thế nào là thế giới ảo?

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Chọn một trong hai đề.

Đề 1: Thuyết minh về một nghề thủ công hoặc đặc sản quê em.

Đề 2: Cảm nhận của em về tâm trạng Thúy Kiều qua đoạn trích của Nguyễn Du:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

(Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. 

- Phương thức: Nghị luận

Câu 2. 

- Trái nghĩa với “nhanh chóng”: chậm chạp

- Trái nghĩa với “dễ dàng”: khó khăn

- Trái nghĩa với “mạnh mẽ”: yếu đuối

- Trái nghĩa với “ảo”: thật

Câu 3.

- Nội dung chính: Công nghệ hiện đại đối với cuộc sống con người

Câu 4.

- Trường từ vựng công nghệ: điện thoại thông minh, máy nghe nhạc, máy tính xách tay, máy tính bảng

Câu 5.

- Thế giới ảo: là một mạng lưới xã hội của các cá nhân tương tác thông qua các phương tiện truyền thông cụ thể, có khả năng vượt qua những ranh giới địa lý và chính trị để theo đuổi lợi ích, hay mục tiêu chung.

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm) 

Vì sao câu thành ngữ: “Ông nói gà, bà nói vịt” vi phạm phương châm quan hệ?

Câu 2: (0.5 điểm)

Thế nào là dẫn trực tiếp?

Câu 3: (0.5 điểm)

Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ. Đó là những phương thức nào?

Câu 4: (0.5 điểm)

Thuật ngữ có đặc điểm gì?

II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm)

Từ những hiểu biết về văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà, em hãy cho biết do đâu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh có được vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng?

Câu 2: (1.0 điểm)

Trình bày những giá trị chủ yếu về nội dung của Truyện Kiều

Câu 3: (1.0 điểm)

Ghi lại nguyên văn khổ cuối bài Ánh trăng – Nguyễn Duy

Câu 4: (0.5 điểm)

Đoạn văn sau đây trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Tôi thì thầm như họi hồn những người đã khuất: “Đây là lần cuối, là chấm hết mối liên hệ máu mủ bên ngoại, vi không còn gì để con về nữa. Hãy tha lỗi cho con má ơi! Ngoại ơi!”

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Kể lại một lần em dã gây ra một việc có lỗi (có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại, độc thoại nội tâm)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1.

Vì hai người không nói chung một đề tài giao tiếp.

Câu 2.

Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 3.

- Phương thức ẩn dụ. (0,25 điểm)

- Phương thức hoán dụ. (0,25 điểm)

Câu 4.

- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. (0,25 điểm).

- Thuật ngữ không có tính biểu cảm. (0,25 điểm)

II. PHẦN VĂN BẢN

Câu 1.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được những ý cơ bản sau:

- Nói và viết thông thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài.  (0,25 điểm)

- Tích cực học hỏi qua công việc, qua lao động; học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc. (0,25 điểm)

Câu 2.

Học sinh trình bày được giá trị chủ yếu về nội dung của “Truyện Kiều”:

- Giá trị hiện thực: Phản ánh chân thực, sâu sắc bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.  (0,5 điểm)

- Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm trước những đau khổ của con người; lên án những thế lực tàn bạo; đề cao mọi vẻ đẹp, ước mơ, những khát vọng chân chính của con người.  (0,5 điểm)

Câu 3.

Học sinh ghi đúng, đủ khổ thơ cuối trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

(Nếu sai 02 lỗi chính tả hoặc sai hay thiếu 1 câu thơ trừ 0,25 điểm)

Câu 4.

- Đoạn văn được trích từ văn bản “Khóc hương cau”.  (0,25 điểm)

- Tác giả: Phan Trung Nghĩa.  (0,25 điểm)

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Đúng thể loại: Tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận và độc thoại, độc thoại nội tâm.

- Bố cục đầy đủ, rõ ràng, hợp lí.

- Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, ít hoặc không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.

---(Đáp án của phần Tập làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần 1: (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

“Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn .... Cuộc đời không chỉ là con đường đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn .... Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.”

(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khâm Sài Nhân)

Câu 1: Hãy tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu: “Cuộc đời không chỉ là con đường đi dễ dàng, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sụ tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.” (1,0 điểm)

Câu 2: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? (ghi khoảng 03 dòng) (1,0 điểm)

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 20 dòng) nêu ý kiến của bản thân về quan niệm: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn” (2,0 điểm)

Phần 2: (6,0 điểm)

Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một câu chuyện nhằm gợi nhắc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. (Bài kể có kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần 1

Câu 1:

- Một biện pháp tu từ: ẩn dụ.

- Dùng hình ảnh “hố sâu”, “thú dữ”, “mưa bão”, “tuyết lạnh” để nói về những khó khăn, thử thách mà mỗi người gặp phải trên đường đời.

- Tác dụng: biện pháp ẩn dụ có tác dụng tăng giá trị biểu đạt cho đoạn văn, làm cho hình ảnh trong văn chương giàu sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó thấy được những khó khăn trên đường đời mà con người gặp phải là những điều không dễ dàng.

Câu 2:

Học sinh tùy chọn cho mình thông điệp có ý nghĩa nhất. Gợi ý:

- Tương lai luôn tiềm ẩn nhiều thách thức, vì vậy cần trau dồi cho bản thân một cách kĩ càng.

- Cần dũng cảm để tiến về phía trước và không đầu hàng hoàn cảnh.

- Cần trau dồi trí tuệ minh mẫn để có những lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời.

Câu 3:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn khoảng 20 dòng. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: nêu ý kiến bản thân về quan điểm “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn”. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

- Hướng dẫn cụ thể:

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- “Hành trình” là chỉ chuyến đi xa và dài ngày.

- “Trì hoãn” là những thói quen chậm lại, tự hoãn lại công việc của mình.

-> Quan niệm khẳng định sống là thực hiện cuộc hành trình cả đời và không lúc nào được ngơi nghỉ, trì hoãn.

* Phân tích, bàn luận vấn đề

-  Đây là quan niệm đúng đắn.

- Tại sao nói: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn.”?

+ Cuộc hành trình của mỗi người rất dài và gặp nhiều khó khăn, bởi vậy trên hành trình đó chúng ta không nên trì hoãn bất kì lúc nào.

+ Luôn tiến về phía trước thì con người ta mới bắt kịp được thời đại.

+ Tiến về phía trước để thay đổi bản thân mình, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua thách thức, góp phần thay đổi xã hội

- Mỗi người cần phải rèn luyện sự nhanh nhạy và có ý thức thay đổi.

- Phê phán những bạn trẻ có thái độ sống trì trệ, thụ động, nhút nhát, yếu đuối.

* Liên hệ bản thân

* Tổng kết.

Phần 2

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

- Sử dụng các phương thức biểu đạt: nghị luận, miêu tả, miêu tả nội tâm.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

- Yêu cầu người viết nhập thân vào nhân vật trữ tình trong bài thơ để bày tỏ cảm xúc, tâm sự của mình về một tình huống: mất điện, giật mình gặp lại ánh trăng xưa, người bạn tri kỉ, nghĩa tình đã gợi lại bao nhiêu kỉ niệm trong quá khứ. Bản thân bỗng thấy xúc động và tự trách cứ mình đã quá vô tình, lãng quên người bạn đã từng gắn bó trong những nărn tháng gian lao…

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (2 điểm) Nêu chủ đề chính của truyện trung đại Việt Nam.

Câu 2: (3 điểm) Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Khoảng 20 dòng).

Câu 3: (5 điểm)

3.1. (2 điểm) Chọn những câu thơ ghi lại dòng độc thoại nội tâm trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du).

3.2. (3 điểm) Nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp và số phận bi kịch của nàng Kiều qua những dòng độc thoại nội tâm trên

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (2 điểm)

Chủ đề chính của truyện trung đại Việt Nam:

- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Truyện Kiều... ).

- Nói về người phụ nữ với những vẻ đẹp và số phận bi kịch (Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều...).

- Nói về người anh hùng yêu nước, thương dân với lí tưởng đạo đức, trí tuệ cao đẹp (Hoàng Lê nhất thống chí...).

- Ước mơ, khát vọng về quyền sống, tự do, công bằng, chính nghĩa (Truyện Lục Vân Tiên...).

Câu 2: (3 điểm)

Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

- Nắm chắc cốt truyện, tình tiết, diễn biến câu chuyện.

- Nêu tính cách nhân vật, hành động của nhân vật.

- Hình thức diễn đạt trong sáng, ít sai phạm lỗi về dùng từ, chính tả.

- Yêu cầu: Khoảng 20 dòng.

- Nội dung tóm tắt:

+ Xưa có anh chàng Trương Sinh, cưới vợ xong phải đi lính.

+ Vợ ở nhà sinh một đứa con trai tên là Đản.

+ Sau khi đi lính về, một hôm đứa con nói với Trương Sinh là đêm đêm có một người thường đến với mẹ.

+ Trương Sinh nghi là vợ hư, mắng chửi và đuổi đi.

+ Bị oan, Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

+ Sau khi vợ chết, một đêm đứa con chỉ lên chiếc bóng Trương Sinh trên tường và nói đó là người đêm đêm hay đến với mẹ.

+ Trương Sinh biết vợ bị oan, lập đàn giải oan bên sông Hoàng Giang.

+ Vũ Nương hiện về giữa dòng sông nhưng từ chối không trở lại trần gian nữa.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Trần Bội Cơ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON