YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Gia Trấn

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Gia Trấn sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS GIA TRẤN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I (6 điểm). Trong văn bản Bếp lửa của Bằng Việt, có đoạn:

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Câu 1. Bài thơ Bếp lửa ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự. Nói rõ tên tác giả của bài thơ đó.

Câu 2. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong khổ thơ trên.

Câu 3. Trong lời bà dặn cháu có một phương châm hội thoại bị vi phạm. Cho biết, đó là phương châm nào? Việc vi phạm phương châm hội thoại đó đã cho người đọc cảm nhận được phẩm chất đáng quý nào ở bà?

Câu 4. Từ kí ức về tuổi thơ bên bà, tác giả bài thơ Bếp lửa đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà. Bằng một đoạn văn trình bày theo cách lập luận tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), làm rõ cảm nhận của em về những suy ngẫm đó trong bài thơ. Trong đoạn, sử dụng hợp lý một câu ghép và một thán từ (chú thích rõ).

PHẦN II (4 điểm) 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu: “Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình."

Câu 3. Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi), hãy trình bày suy nghĩ của em về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I

Câu 1. 

- Bài thơ Bếp lửa ra đời năm 1963, khi tác giả đang là du học sinh học ngành Luật ở nước ngoài.

- Bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) Hoặc "Quê hương" (Tế Hanh)

Câu 2. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật. Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 3. Bà đã vi phạm phương châm về chất. Việc vi phạm phương châm này giúp ta cảm nhận được bà là người giàu đức hy sinh cao cả, bà không muốn người ở tiền tuyến yên tâm công tác, không phải lo lắng cho hậu phương. Bà mạnh mẽ, kiên cường, là hậu phương vững chắc trong những năm tháng gian lao, bà sáng lên phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam anh hùng.

Câu 4.

* Về hình thức: Đoạn văn khoảng 12 câu viết đúng hình thức Tổng – phân – hợp, trong đoạn sử dụng hợp lý và chú thích đúng câu ghép, thán từ.

* Về nội dung: HS đảm bảo làm sáng tỏ được nội dung: tác giả đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà.

- Cháu đã suy ngẫm về cuộc đời bà nhiều vất vả, thăng trầm nhưng bà luôn chắt chiu, cẩn thận tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc.

+ Trong những năm tháng khó khăn của nạn đói 1945, bà vẫn âm thầm với khói bếp để nuôi dưỡng cháu

+ Trong những năm tháng tuổi thơ, khi bố mẹ xa nhà, bà đã thay thế vai trò của người cha, người mẹ, người thầy để nuôi dưỡng cháu về cả vật chất và tinh thần.

+ Trong những năm tháng bị giặc tàn phá, một mình bà già nua chống chọi với tất cả, là chỗ dựa cho cháu và người ở tiền tuyến.

- Bà cũng là hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam, can đảm mạnh mẽ, đã hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên.

+ Khi dặn cháu có viết thư cho bố thì chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên.

+ Bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu nỗi đau và những cơ cực túng thiếu bà đã ghim lại trong lòng mình để làm hậu phương vững chắc nơi tiền tuyến.

- Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và cũng là người khiến cho ngọn lửa luôn cháy sáng bất diệt.

+ Chính bà đã nhóm lên ngọn lửa ấm áp của thực tại, nhưng hơn hết bà cũng nhóm lên ngọn lửa của yêu thương hồng lên để sưởi ấm cháu trong những phút yếu lòng, luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng, nối kết tình cảm đoàn kết với tình làng nghĩa xóm.

+ Như vậy, trái tim của bà chính là ngọn lửa của niềm tin, của chiến thắng của những tình cảm yêu thương và những kỉ niệm ấu thơ làm hành trang nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài sau này.

+ Để rồi dù có đi xa, có khói trăm tàu, có điện trăm nhà thì cháu vẫn luôn nhớ bà, cảm phục, biết ơn bà và khôn nguôi nhắc nhở “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.

* Về nghệ thuật: để biểu lộ được những suy ngẫm sâu sắc, tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các yếu tố biểu cảm với miêu tả tự sự và bình luận, ngôn ngữ mộc mạc, giọng thơ thủ thỉ tâm tình, giàu cảm xúc, hình ảnh người bà và bếp lửa song song đồng hiện.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (2 điểm):

Chọn đáp án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm

Câu 1: Yêu cầu "Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa" thuộc về phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng;                                  

B. Phương châm về chất;

C. Phương châm quan hệ;                                    

D. Phương châm cách thức.

Câu 2: Phương án nào sau đây không nói về thuật ngữ?

A. Là từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ;

B. Là từ ngữ có tính biểu cảm cao;

C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm khoa họ;

D. Mỗi khái niệm được biểu thị bằng một thuật ngữ.

Câu 3: Đoạn trường tân thanh là tên gốc của tác phẩm nào?

A. Truyện Lục Vân Tiên;

B. Truyện Kiều;

C. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh;

D. Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 4: Truyện Kiều viết bằng thể loại nào dưới đây?

A. Truyện thơ;                              

B. Tiểu thuyết chương hồi;

C. Truyện ngắn;                            

D. Tiểu thuyết lịch sử.

II. Tự luận (8 điểm):

Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Ngữ văn 9 –tập 1)

Câu 2 (6 điểm): Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp người thân đã xa cách lâu ngày.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

1. A

2. B

3. B

4. A

II. Tự luận (8 điểm):

Câu 1:

* Đảm bảo các ý sau:

- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người.

- Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người.

- Thủ pháp đòn bẩy, tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau là bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm: Thúy Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này.

 Câu 2:

* Yêu cầu về hình thức:

- Học sinh xác định đúng thể loại tự sự, kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Bố cục mạch lạc, rõ ràng, đủ 3 phần MB, TB, KB.

- Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, không sai lỗi chính tả.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“…Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

Là tiếng xe về mỗi chiều của bố

Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ

Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no

Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho

Là ngọn đèn soi tương lai em sáng

Là điểm 10 mỗi khi lên bảng

Là ánh mắt một người lạ như quen

Hạnh phúc là khi mình có 1 cái tên …”

(Trích “Hạnh phúc” - Thanh Huyền)

1. Nhận biết

Tìm câu thơ khái quát nội dung chính của đoạn.

2. Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

3. Vận dụng

Tác giả bài thơ “Hạnh phúc” quan niệm “hạnh phúc bình thường và giản dị lắm”. Còn em, em quan niệm như thế nào về hạnh phúc? Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày câu trả lời của mình.

Phần II. Làm văn (6 điểm) Vận dụng cao

Dựa vào nội dung truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, em hãy đóng vai nhân vật ông Hai kể lại diễn biến tâm trạng mình khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc cho đến khi nguồn tin này được cải chính.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc hiểu

1.

- Câu thơ khái quát nội dung đoạn; hạnh phúc bình thường và giản dị lắm.

2.

- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc: hạnh phúc là…; là…

- Tác dụng: nhấn mạnh, làm rõ cho người đọc thấy hạnh phúc không phải những điều cao sang, xa vời mà là những điều rất dung dị, nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống của chúng ta.

3. Gợi ý:

- Hạnh phúc là những điều bình dị quanh ta. Hạnh phúc là khi:

+ Được ở bên cạnh những người thân yêu.

+ Khi quan tâm và chăm sóc những thân thương của mình.

+ Hạnh phúc là khi được giúp đỡ những người xung quanh, giúp họ vượt qua khó khăn, để cuộc sống của họ được ấm no, tốt đẹp hơn.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (2 điểm)

Chép đúng chính tả bốn câu thơ cuối bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu). Nêu nội dung của đoạn thơ này.

Câu 2: (2 điểm) Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ trong những câu sau:

a. Nó đến trường gặp thầy giáo, nhờ thầy giảng hộ bài toán.

b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

Câu 3: (6 điểm) Thuyết minh về cây bút bi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

- Chép đúng chính tả đoạn thơ cuối bài thơ Khi con tu hú:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời kêu!

- Nội dung: Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (3 điểm):

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ơi cơn mưa quê hương

Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa như làng xóm quê hương

Như những con người biết mấy yêu thương.

(Nhớ cơn mưa quê hương, Lê Anh Xuân, NXB Văn học 2003).

a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ?

b. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

c. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ cuối và nêu tác dụng.

d. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:

Ơi cơn mưa quê hương

Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé.

Câu 2: (2 điểm).

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người.

Câu 3 (5 điểm).

Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức tự sự/ biểu cảm.

b. Nội dung chính của đoạn thơ: nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc.

c. 2 biện pháp tu từ ở 4 dòng thơ cuối là điệp ngữ, so sánh.

d. Cách hiểu 2 câu thơ: cơn mưa quê hương đã gắn bó với nhà thơ, đó là lời ru ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn cho nhà thơ từ thuở ấu thơ.

Câu 2: (2 điểm).

Dàn ý suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người.

a. Mở đoạn: Trong mỗi con người chúng ta, quê hương đóng một vai trò hết sức quan trọng.

b. Thân đoạn:

- Quê hương: Quê hương chính là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với những kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó.

- Quê hương đóng vai trò như thế nào trong mỗi con người chúng ta?

+ Biểu hiện của việc yêu mến quê hương trước hết là sự gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước nhũng vẻ đẹp cùa thiên nhiên đất nước.

+ Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người.

+ Quê hương chính là nơi ta cảm thấy yên bình và tuyệt vời nhất trong lòng mình. Là nơi để ta nương tựa mỗi khi ta mệt mỏi.

c. Kết đoạn: Cảm nhận của em về quê hương.

Câu 3 (5 điểm).

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.

- Giới thiệu về "Truyện Kiều": là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

2. Thân bài

a. Giới thiệu về Nguyễn Du:

- Cuộc đời:

+ Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).

+ Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.

+ Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ.

+ Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến.

+ Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc "mười năm gió bụi "ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.

+ Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng.

- Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại:

+ Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác "Truyện Kiều "và "Văn tế thập loại chúng sinh ".

+ Nội dung:

- Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.

- Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo - một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.

+ Nghệ thuật:

- Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.

- Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có. Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS Gia Trấn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON