HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Văn Lang. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập có hướng dẫn giải chi tiết, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Toán. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
TRƯỜNG THPT VĂN LANG |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: LỊCH SỬ 10 NĂM HỌC : 2021 – 2022 Thời gian : 45 phút |
Đề 1
Câu 1 (4 điểm): Trình bày những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê – li của Ấn Độ phong kiến?
Câu 2 (3 điểm): Hãy nêu điều kiện hình thành Vương quốc Camuchia và nêu những nét văn hóa tiêu biểu của vương quốc này?
Câu 3 (3 điểm): Trình bày những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến trong lĩnh vực văn học và khoa học – kỹ thuật? Nêu những hiểu biết của em về một trong bốn tác phẩm văn học được coi là xuất sắc nhất của nền văn học Trung Quốc thời phong kiến.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (4 điểm)
a. Sự thành lập (1 điểm)
- Thế kỉ VII – XII: lãnh thổ bị phân tán.
- 1206: Thành lập vương triều Hồi giáo Đê-li (1206 – 1526).
b. Sự phát triển (2 điểm)
- Chính trị:
+ Truyền bá và áp đặt Hồi giáo.
+ Giành quyền ưu tiên về ruộng đất và địa vị.
+ Ban hành thuế ngoại đạo.
- Kinh tế:
+ Thu thuế ruộng đất ở mức cao (1/5 thu hoạch).
+ Đê - li trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. - Văn hóa:
+ Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
+ Xuất hiện các công trình kiến trúc mới mang màu sắc Hồi giáo. + Tạo sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
+ Truyền bá văn hóa Hồi giáo ra bên ngoài.
c. Sự suy vong (1 điểm)
- Nguyên nhân suy vong.
- Quá trình suy vong:
+ Thế kỉ XV: Đê-li suy yếu.
+ 1526: Đê-li bị thay thế.
Câu 2 (3 điểm)
a. Điều kiện hình thành (1.5 điểm)
- Tự nhiên:
+ Như một lòng chảo khổng lồ được bao bọc bởi rừng và cao nguyên + Đáy chảo là biển Hồ
+ Phụ cận là những đồng bằng phì nhiêu màu mỡ do sông Mêcong bồi đắp... - Dân cư: Đa số là người Khơme...
b. Văn hóa (1.5 điểm)
- Chữ viết: thế kỉ VII đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn - Văn học dân gian và văn học viết phát triển phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước...
- Kiến trúc phát triển gắn chặt với những tôn giáo được truyền bá vào đây, xuất hiện nhiều công trình tiêu biểu như ĂngcoVat, ĂngcoThom...
Câu 3 (3 điểm):
a. Văn học (1,0 điểm):
- Thơ Đường phản ánh bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đỉnh cao của nghệ thuật. Xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…
- Tiểu thuyết: là loại hình nghệ thuật mới phát triển thời Minh, Thanh. Nhiều tác phẩm đã ra đời trong giai đoạn này như: Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký, Hồng lâu mộng…
b. Khoa học – kĩ thuật (1,0 điểm);
+ Toán học: Cửu chương toán thuật ra đời.
+ Sử học: Sử quán ra đời.
+ Thiên văn học: phát minh ra Nông lịch.
+ Y dược: Xuất hiện thầy thuốc giỏi như Hoa Đà
=>Khoa học đã đạt được nhiều thành tựu.
- Kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng: la bàn, thuốc súng, kĩ thuật in và giấy. c. Sự hiểu biết (1,0) căn cứ vào từng tác phẩm mà học sinh trình bày để giáo viên sẽ cho điểm.
Đề 2
Câu 1 (4.0 điểm)
Trình bày những nét chính về Vương triều Mô – gôn của Ấn Độ phong kiến?
Câu 2 (3.0 điểm)
Hãy nêu điều kiện hình thành Vương quốc Lào và nêu những nét văn hóa tiêu biểu của vương quốc này?
Câu 3 (3.0 điểm)
Trình bày những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến trong lĩnh vực tư tưởng – tôn giáo và kiến trúc? Nêu những hiểu biết của em về tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc thời phong kiến.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (4.0 điểm)
a. Sự thành lập (1.0 điểm)
- Thế kỉ XV: Vương triều Hồi giáo Đê - li suy yếu.
- 1398: Vua Ti - mua - leng tấn công Ấn Độ.
- 1526: Vua Ba - bua hoàn thành xâm lược, lập ra Mô Gôn(1526 - 1707). b. Sự phát triển (2.0 điểm) Vương triều Mô Gôn phát triển thịnh vượng dưới thời A - cơ - ba.
- Chính trị:
+ Củng cố, xây dựng nhà nước theo hướng Ấn Độ hóa.
+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, một khối hòa hợp dân tộc, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
- Kinh tế
+ Đo lại ruộng đất để định lại mức thuế đúng và hợp lí.
+ Thống nhất hệ thống cân đo và đo lường.
- Văn hóa
+ Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa.
+ Sáng tạo ra nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật vĩ đại.
c. Sự suy vong (1.0 điểm)
Sau khi A - cơ - ba qua đời, Ấn Độ bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu và đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
Câu 2 (3.0 điểm)
a. Điều kiện hình thành (1.5 điểm)
- Tự nhiên: Đất nước Lào gắn liền với con sông Mê - Công, con sông vừa cung cấp nguồn thủy văn dồi dào, trục đường giao thông quan trọng của đất nước, vừa là yếu tố của sự thống nhất về mặt địa lí. Có đồng bằng ven sông tuy hẹp nhưng màu mỡ.
- Dân cư: Cư dân cổ chính là người Lào Thơng chủ nhân của nền văn hóa đồ đá đồ đồng. Đến thế kỷ XIII nhóm người nói tiếng Thái di cư đến sống hòa hợp với người Lào Thơng
gọi là Lào Lùm...
b. Văn hóa (1.5 điểm)
- Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam - pu - chia và Mi - an - ma.
- Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú, hồn nhiên.
- Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là Thạt Luông ở Viêng Chăn.
Câu 3 (3.0 điểm)
a. Tư tưởng (1.5 điểm)
- Nho giáo: Người sáng lập là Khổng Tử. Nho giáo vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến. Về sau Nho giáo trở nên bảo thủ, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Phật giáo: Phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Đường…
b. Kiến trúc (0,5 điểm)
- Xuất hiện nhiều công trình nghệ thuật đặc sắc: Vạn Lý Trường Thành, Di Hòa Viên, Tử Cấm Thành…
c. Sự hiểu biết (1.0 điểm): Căn cứ vào từng bài trình bày của học sinh để giáo viên sẽ cho điểm.
Đề 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng thời đá mới?
A. Con người không chỉ biết hái lượm, săn bắt mà đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
B. Công cụ sản xuất bằng kim loại đã trở nên phổ biến.
C. Con người đã biết dùng đồ trang sức để làm đẹp.
D. Xuất hiện một số loại nhạc cụ như sáo bằng xương, đàn đá, trống bịt da.
Câu 2: Hợp quần xã hội đầu tiên của loài người được gọi là
A. bầy người nguyên thủy.
C. bộ lạc.
B. thị tộc.
D. xã hội cổ đại.
Câu 3. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi
A. quan hệ vua tôi được xác lập.
B. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập.
C. vua Tần xưng là Hoàng đế.
D. quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập.
Câu 4. Tác động kinh tế lớn nhất của việc phát minh ra công cụ bằng kim khí là
A. con người có thể khai phá những vùng đất mới.
B. năng suất lao động tăng lên.
C. tạo ra được một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
D. đúc sắt trở thành ngành sản xuất quan trọng.
Câu 5. Đầu công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vương triều A- sô- ca.
C. Vương triều Hác- sa.
B. Vương triều Gúp- ta.
D. Vương triều Hậu Gúp- ta.
Câu 6. Cư dân sống trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi sinh sống chủ yếu bằng nghề gì?
A. Sản xuất thủ công nghiệp.
C. Buôn bán.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Đánh bắt thủy sản.
Câu 7. Vai trò của đàn ông và đàn bà có sự thay đổi như thế nào khi gia đình phụ hệ xuất hiện?
A. Đàn bà có vai trò quyết định.
B. Đàn ông và đàn bà có vai trò như nhau.
C. Đàn ông đóng vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình.
D. Đàn bà giúp việc trong gia đình.
Câu 8. Ý nhận xét đúng nhất về nền văn hóa cổ đại phương Đông là
A. cái nôi của nền văn minh nhân loại.
B. có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học.
C. có nhiều đóng góp cho nhân loại về khoa học và nghệ thuật.
D. thể hiện rõ tính tập quyền, chuyên chế của nhà nước cổ đại phương Đông.
Câu 9. Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến dưới thời Đường là
A. đẩy mạnh phát triển kinh tế.
B. bộ máy cai trị hoàn chỉnh.
C. chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao.
D. đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
Câu 10. Di cốt người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
A. Đông Phi, Gia- va và Bắc Kinh.
C. Tây Á, Bắc Á và Bắc Âu.
B. Đông Phi, Tây Á và Bắc Âu.
D. Tây Á, Trung Á và Bắc Mĩ.
Câu 11. Trong xã hội chiếm nô ở vùng Địa Trung Hải, đâu là thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất?
A. Lương thực.
C. Hàng thủ công.
B. Thủy hải sản.
D. Nô lệ.
Câu 12. Đâu là ý giải thích đúng nhất lí do A- cơ- ba vị vua thứ tư của vương triều Mô- gôn được nhân dân Ấn Độ tôn vinh là Đấng Chí tôn?
A. Ông xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo.
B. Ông định ra mức thuế hợp lí, thống nhất các đơn vị đo lường.
C. Ông khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
D. Ông thi hành những chính sách tích cực giúp Ấn Độ đạt được bước phát triển mới.
Câu 13. Hạn chế lớn nhất về chữ viết của người phương Đông cổ đại là
A. chất liệu để viết chữ rất khó tìm.
B. chữ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.
C. các kí hiệu, hình nét không ổn định mà luôn thay đổi.
D. chỉ để biên soạn các bộ kinh, không có khả năng ứng dụng trong thực tế.
Câu 14. Các nhà toán học nước nào đã đưa ra những định lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao?
A. Rô- ma.
C. Trung Quốc.
B. Hi Lạp.
D. Ấn Độ.
Câu 15. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của loài vượn cổ?
A. Sống cách đây khoảng 6 triệu năm.
C. Hai tay được tự do dùng để cầm nắm.
B. Có thể đứng và đi bằng hai chân.
D. Não đã hình thành trung tâm phát ra tiếng nói.
Câu 16. Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu sử học một cách độc lập ở Trung Quốc là
A. Tư Mã Thiên.
C. Thi Nại Am.
B. La Quán Trung.
D. Ngô Thừa Ân.
Câu 17. Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô- ma hình thành và phát triển không dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển.
B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao.
C. Thể chế dân chủ tiến bộ.
D. Hoạt động thương mại rất phát triển.
Câu 18. Đạo Hinđu- một tôn giáo lớn của Ấn Độ được hình thành trên cơ sở của
A. giáo lí của đạo Phật.
B. giáo lí của đạo Hồi.
C. những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ.
D. giáo lí của Nho giáo.
Câu 19. Người Hi Lạp đã có hiểu biết về trái đất và hệ mặt trời như thế nào?
A. Trái đất có hình đĩa dẹt và mặt trời chuyển động quanh trái đất.
B. Trái đất có hình quả cầu tròn và trái đất chuyển động quanh mặt trời.
C. Trái đất có hình quả cầu tròn và mặt trời chuyển động quanh trái đất.
D. Trái đất có hình đĩa dẹt và trái đất chuyển động quanh mặt trời.
Câu 20. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết hình thành nên các quốc gia cổ đại phương Đông là do
A. nhu cầu tự vệ chống lại các thế lực xâm lăng từ bên ngoài.
B. nhu cầu phát triển kinh tế nói chung.
C. nhu cầu đoàn kết chống thú dữ.
D. nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Hãy trình bày vai trò của các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
Câu 2. (2 điểm) Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào?
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 Điểm) (Mỗi câu tương ứng với 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
B |
A |
D |
C |
B |
B |
C |
A |
C |
A |
D |
D |
B |
B |
D |
A |
A |
C |
C |
D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 Điểm)
Câu 1:
Vai trò của các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông
* Quý tộc
- gồm: vua, quan lại, chủ ruộng đất, tăng lữ.
- Có nhiều của cải và quyền thế...
- Cuộc sống sung sướng...
- Bóc lột nông dân công xã và nô lệ...
* Nông dân công xã
+ Là bộ phận đông đảo nhất.
+ Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội...
+ Có trách nhiệm nộp một phần hoa lợi cho nhà nước...
+ Làm việc không công cho quý tộc.
* Nô lệ
+ Nguồn gốc: tù binh và nông dân nghèo không trả được nợ.
+ Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội...
+ Làm những công việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.
Câu 2:
*Những yếu tố văn hóa truyền thống của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên
ngoài
- Phật giáo và Hinđu giáo.
- Nghệ thuật, kiến trúc: Đền chùa, lăng mộ...
- Chữ viết: Chữ Phạn...
* Ảnh hưởng đến: Trung Quốc, Việt Nam, và một số nước khu vực Đông Nam Á...
Đề 4
Câu 1: (3.5 Điểm)
Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 (trang 30) có viết: “Chế độ phong kiến Trung Quốc… đã đạt đến đỉnh cao của nó. So với các triều đại trước, kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Cùng với các biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch…”
1.1 Đoạn văn trên đang đề cập đến triều đại nào của chế độ phong kiến Trung Quốc?
1.2 Trình bày những điều em đã được học về triều đại này.
1.3 Trong thời kỳ này về văn học có điểm gì nổi bật?
Câu 2: (3.5 điểm)
2.1 Hãy nêu thành tựu văn hóa Ấn Độ: Ấn Độ giáo và chữ viết. Những nước nào ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của chữ viết Ấn Độ?
2.2 Nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Ấn Độ như thế nào? Em hãy kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam. Hãy nêu trách nhiệm của mình trong việc phát huy, giữ gìn, bảo vệ những công trình kiến trúc văn hóa đó.
Câu 3: (3.0 điểm)
3.1 Trình bày đời sống kinh tế và chính trị của lãnh địa phong kiến Tây Âu theo bảng sau: (Học sinh kẻ lại bảng vào giấy làm bài)
ĐÁP ÁN
Câu 1:
1.1 Đoạn văn trên đang đề cập đến triều đại phong kiến: Nhà Đường
1.2 Trình bày những điều em đã được học về triều đại này.
❖ Nhà Đường thành lập (618 - 907).
- Năm 220, nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc.
- 618: Lý Uyên lập ra nhà Đường.
❖ Nền kinh tế phát triển toàn diện.
- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch, chia ruộng đất cho nông dân (chế độ quân điền). Khi nhận đất, nông dân phải đóng thuế tô, dung, điệu cho vua.
- Áp dụng kỹ thuật canh tác mới: sản lượng tăng nhiều hơn trước.
- Thủ công nghiệp (luyện sắt, đóng thuyền) và thương nghiệp (con đường tơ lụa) bước vào giai đoạn thịnh đạt.
❖ Bộ máy nhà nước.
- Bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh, nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
- Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín cai quản các địa phương, các miền biên cương (Tiết độ sứ).
- Tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn quan lại, mọi người dân đều được tham gia.
❖ Xâm lược mở rộng lãnh thổ.
- Xâm chiếm vùng Nội Mông, Tây Vực, bán đảo Triều Tiên, An Nam, Tây Tạng. Nhà Đường trở thành đế quốc phong kiến lớn nhất.
- 874, khởi nghĩa Hoàng Sào làm cho nhà Đường suy yếu, đến năm 907 thì bị lật đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì Ngũ đại Thập quốc (907 - 960).
1.3 Trong thời kỳ này về văn học có điểm gì nổi bật?
❖ Trong thời kỳ này về văn học có điểm nổi bật: Thơ Đường
Câu 2:
2.1 Hãy nêu thành tựu văn hóa Ấn Độ: Ấn Độ giáo và chữ viết. Những nước nào ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của chữ viết Ấn Độ?
❖ Thành tựu văn hóa Ấn Độ:
✓ Ấn Độ giáo.
– Ấn Độ giáo (Hindu giáo) bắt nguồn từ Bà La Môn giáo nên gắn bó mật thiết với người Ấn.
– Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, nhưng chủ yếu là 3 thần: Brahma (thần Sáng tạo), Shiva (thần Hủy diệt), Vishnu (thần Bảo vệ).
– Kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ giáo là những ngôi đền bằng đá rất đồ sộ và nhiều tượng thần bằng đá, hoặc bằng đồng.
✓ Chữ viết.
– Người Ấn Độ có chữ viết từ rất sớm (3.000 năm TCN).
– Ban đầu là kiểu chữ Brahmi, chữ Pali rồi được nâng lên thành hệ chữ Phạn (Sanskrit), là cơ sở của chữ Hindu hiện nay.
✓Những nước ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của chữ viết Ấn Độ: Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam
2.2 Nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Ấn Độ như thế nào? Em hãy kể tên một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Việt Nam. Hãy nêu trách nhiệm của mình trong việc phát huy, giữ gìn, bảo vệ những công trình kiến trúc văn hóa đó.
❖ Nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ: về tôn giáo (Phật giáo, Hindu), kiến trúc, điêu khắc (chùa, tượng, đền tháp).
✓ Một số công trình kiến trúc ở tiêu biểu Việt Nam: Khu di tích Mỹ Sơn, tháp Chàm …
✓ Học sinh nêu trách nhiệm của mình trong việc phát huy, giữ gìn, bảo vệ những công trình kiến trúc văn hóa ….
Câu 3:
3.1 Trình bày đời sống kinh tế và chính trị của lãnh địa phong kiến Tây Âu theo bảng sau:
Đời sống kinh tế vả chính trị |
|
Lãnh chúa |
- Sống cuộc đời xa hoa, sung sướng - Đối xử với nông nô hết sức tàn nhẫn. |
Nông nô |
- Là những người sản xuất chính, lệ thuộc vào lãnh chúa. - Bị đóng tô, thuế thường rất nặng. Tô có khi tới 1/2 số sản phẩm thu được. - Nông nô vẫn có gia đình, có nông cụ, gia súc riêng và được tự do trong sản xuất... → Nông nô mâu thuẫn với lãnh chúa: Vì vậy, nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại các lãnh chúa. |
3.2 Từ những kiến thức đã học em hãy cho biết đặc điểm kinh tế, chính trị của lãnh địa phong kiến Tây Âu:
✓ Đặc điểm kinh tế của lãnh địa: lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.
✓ Đặc điểm chính trị của lãnh địa: lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập, có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng … (Mỗi lãnh địa do một lãnh chúa cai trị riêng, nên quyền lực không tập trung vào tay vua.)
➔ Hình thành chế độ phong kiến phân quyền.
Đề 5
Câu 1 (3,0 điểm)
Cư dân Hi Lạp và Rô-ma thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại? Tại sao các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?
Câu 2 (2,0 điểm)
Chỉ ra điểm khác nhau trong chính sách cai trị giữa vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ.
Câu 3 (1,5 điểm)
Chứng minh rằng: “Nền kinh tế lãnh địa phong kiến Tây Âu là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc”.
Câu 4 (3,5 điểm)
Thông qua những hiểu biết về các cuộc phát kiến địa lí, em hãy cho biết:
a. Vì sao nói: "Phát kiến địa lí được coi như một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông và tri thức, báo hiệu buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa"?
b. Ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lí đối với Việt Nam.
c. Em học tập được những phẩm chất tốt đẹp nào ở các nhà phát kiến địa lí?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a. Những đóng góp gì về mặt văn hóa của cư dân Hi Lạp và Rô ma thời cổ đại cho nhân loại
- Về lịch pháp: tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 ngày, nên định ra 1 tháng có 30, 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày….
- Về chữ viết: phát minh ra hệ chữ cái A, B, C…; phát minh ra chữ số La Mã…
- Về khoa học: Định lí nổi tiếng trong Hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go về tính chất của các số nguyên và định lí về các canh của tam giác vuông cùng với tiên đề về đường thẳng song song của Ơ-cơ-lít, định luật Ácsimét… trở thành nền tảng cho các bộ môn khoa học hiện đại.
- Văn học: anh hùng ca của Hômerơ, kịch ở Hi Lạp; nhà thơ Rô ma nổi tiếng như Lu-cre-xa Viếc-gin…
- Nghệ thuật: các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc nổi tiếng như tượng thần vệ nữ Mi lô, tượng lực sĩ ném đĩa, đền Pác-tê-nông, đấu trường La Mã… giàu giá trị nghệ thuật.
b. Các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học
- Những hiểu biết khoa học thực ra đã có thời cổ đại phương Đông, nhưng mới chỉ dừng lại ở những tri thức đơn lẻ, rời rạc, chưa chính xác.
- Phải đến thời Hi Lạp và Rô Ma cổ đại, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. Vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
Câu 2:
- Vương triều Hồi giáo Đê-li: Khi vào Ấn Độ đã thi hành 1 số chính sách hạn chế, mang tính áp đặt:
+ Chính trị: Nắm trong tay mọi quyền hành.
+ Kinh tế: Cướp đoạt ruộng đất của người Ấn Độ.
+ Xã hội: Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo dẫn tới mâu thuẫn, bất bình trong nhân dân
+ Văn hóa: Truyền bá, áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo Hin-du giáo và Phật giáo.
- Vương triều Mô-gôn: Khi vào Ấn Độ đã tiến hành “Ấn Độ hóa” với những chính sách tích cực, tiến bộ.
+ Chính trị: xây dựng chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc…
+ Xã hội: xây dựng khối hòa hợp dân tộc
+ Kinh tế: đo đạc lại ruộng đất để định mức thuế đúng và hợp lí…
+ Văn hóa: khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật…
Câu 3:
- Tất cả mọi vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa. Ngoại trừ muối và sắt.
- Lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín. Người nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ phải chịu những hình phạt hết sức tàn bạo.
- Thủ công nghiệp vẫn còn chưa tách khỏi nông nghiệp.
- Việc buôn bán, trao đổi đóng vai trò thứ yếu.
Câu 4:
a."Phát kiến địa lí được coi như một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông và tri thức, báo hiệu buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa".
- Các cuộc phát kiến địa lí được coi như một "cuộc cách mạng thực sự" trong lĩnh vực giao thông và tri thức:
+ Lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác
về hành tinh, về bề rộng của Trái Đất, khẳng định trái đất là
hình cầu.
+ Đóng góp quyết định về lí luận cũng như thực tiễn cho sự
phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên thế giới đều như nhau.
+ Đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới,
vùng đất mới, dân tộc mới.
+ Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành dựa trên sự
giao lưu giữa các nền văn hoá và văn minh khác nhau...
- Các cuộc phát kiến địa lí báo hiệu buổi "bình minh của thời đại TBCN":
+ Đem lại cho thương nhân châu Âu nguồn lợi khổng lồ từ việc buôn bán, cướp bóc ở châu Mĩ, châu Á, châu Phi.
+ Thúc đẩy công nghiệp và thương nghiệp châu Âu phát triển, làm cho thành thị ở khu vực này phồn thịnh
+ Mở ra quá trình xâm lược và cướp bóc thuộc địa (đẩy nhanh quá trình tích luỹ vốn và hình thức kinh doanh TBCN) thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
b. Ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lí đối với nước ta.
- Kinh tế: ở các thế kỉ XVI - XVII, thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với Đại Việt ngày càng nhiều đã bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa trong nước phát triển và góp phần tạo nên sự hưng khởi các đô thị
- Văn hóa: Thiên chúa giáo được truyền bá vào nước ta, chữ quốc ngữ ra đời à Văn hóa Đại Việt phong phú, đa dạng hơn
- Chính trị: nước ta bị các nước tư bản phương Tây nhất là Pháp dòm ngó, xâm lược.
c. Những phẩm chất tốt đẹp có thể học tập ở các nhà phát kiến địa lí như: Say mê khám phá, dũng cảm, sáng tạo…
Trên đây là nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Văn Lang. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!