YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thượng HiềnTài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập có hướng dẫn giải chi tiết, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Toán. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC : 2021 – 2022

Thời gian: 45 phút

Đề 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM     

Câu 1. Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của

A. tư sản trí thức Ấn Độ. 

B. tầng lớp đại tư sản Ấn Độ.

C. giai cấp tư sản Ấn Độ. 

D. giai cấp công nhân Ấn Độ.

Câu 2. Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lê-nin là gì?

A. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.

C. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản.

D. Duy trì chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Câu 3. Một trật tự thế giới mới đựơc hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. hệ thống Pari - Vec-xai. 

B. hệ thống Vec-xai - Oasinhtơn.

C. hệ thống Bec-lin - Tôkiô. 

D. hệ thống Vec-xai - Rôma.

Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp?

A. Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia.

B. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm.

C. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ.

D. Vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước năm 1884.

Câu 5. Ý nghĩa cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi là

A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở Trung Quốc.

B. lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hoà.

C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

D. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á.

Câu 6. Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập chính thức trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến với

A. Hiệp ước Bính Tuất. 

B. Hiệp ước Tân Hợi.  

C. Hiệp ước Nam Kinh.

D. Điều ước Tân Sửu. 

Câu 7. Tháng 11/ 1917 có sự kiện gì xảy ra ở Nga?

A. Cách mạng dân chủ tư sản thành công ở Nga.

B. Chính phủ tư sản tuyên bố rút khỏi cuộc CTTG I.

C. Cách mạng tháng 10 thành công ở Nga.

D. Nga kí hòa ước Brét - Li-tốp với Đức.

Câu 8. Anh, Pháp, Mỹ đã chọn giải pháp gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài.

B. Cải cách kinh tế - xã hội.

C. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.

D. Phát triển công nghiệp quốc phòng.

Câu 9. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam

A. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng ViệtNam.

B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.

C. nước Nga có điều kiện giúp đỡ ViệtNam về vật chất lẫn tinh thần.

D. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 10. Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á như thế nào?

A. Khủng hoảng triền miên.

B. Bước đầu phát triển.  

C. Phát triển thịnh vượng.

D. Mới hình thành.

Câu 11. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế.

B. đòi thực dân Anh tiến hành cải cách.

C. lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

D. dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.

Câu 12. Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương được biểu hiện qua cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo, Com-ma-đam.

B. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.

C. Khởi nghĩa của nhân dân A-Chê. 

D. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

Câu 13. Trước khi cách mạng bùng nổ năm 1917, Nga là nước có thể chế chính trị gì?

A. Quân chủ lập hiến. 

B. Độc tài chuyên chế.   

C. Quân chủ chuyên chế. 

D. Cộng hoà tư sản.

Câu 14. Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc có tên gọi là

A. Quốc dân đảng Trung Quốc.

B. Trung Quốc đồng minh hội.

C. Đảng xã hội dân chủ.

D. Đảng quốc dân đại hội.

Câu 15. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là

A. lạm phát tăng cao, nhà nước không thể điều tiết được.

B. sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.

C. hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.

D. nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.

Câu 16. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cao trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ?

A. Mang đậm ý thức dân tộc sâu sắc.

B. Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ để hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ ở Châu Á.

C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Ấn Độ.

D. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.

Câu 17. Một cục diện chính trị đặc biệt đã diễn ra sau khi Nga Hoàng bị lật đổ là

A. hình thành 2 chính quyền song song của tư sản và của công nông.

B. chính quyền liên hợp được thành lập.

C. chính quyền phong kiến vẫn còn tồn tại.

D. giai cấp tư sản và vô sản cùng nắm chính quyền.

Câu 18. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929?

A. Khủng hoảng thừa, trong thời gian ngắn.

B. Khủng hoảng thừa, kéo dài nhất.

C. Khủng hoảng có quy mô toàn thế giới.

D. Khủng hoảng thiếu, trầm trọng nhất.

Câu 19. Một trong những chính sách của chính quyền thực dân Anh để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình ở Ấn Độ là

A. kì thị các tôn giáo truyền thống.

B. mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

C. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

D. vơ vét, bóc lột triệt để.

Câu 20. Sự kiện nổi bật nhất của phong trào Nghĩa Hoà Đoàn là

A. đánh chiếm Tử Cấm Thành. 

B. tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.

C. lật đổ triều đình Mãn Thanh. 

D. kí điều ước Tân Sửu.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả gì?

Câu 2. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ gì? Tính chất của cách mạng tháng Mười? Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX?

ĐÁP ÁN

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM     

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

B

D

B

D

C

B

D

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

C

B

B

C

A

B

B

B

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kính tế 1929 – 1933:

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản (SXCN giảm 38%, thương mại giảm 2/3)

- Đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.

- Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

-  Để đối phó lại cuộc khủng hoảng: các nước Đức-Italia-Nhật thiết lập hình thức thống trị mới (CNPX) ráo riết chạy đua vũ trang -> báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu 2. 

Cách mạng tháng Mười Nga:

* Giải quyết nhiệm vụ: Lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản

* Tính chất: Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản)

* Vì sao (Nêu được ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga):

1. Đối với nước Nga:

- Đập tan ách áp bức bóc lọt của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.

- Đưa công nhân và nhân dân lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới.

2. Đối với thế giới:

- Làm thay đổi cục diện thế giới (CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa).

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Đề 2

Câu 1. Ngành kinh tế nào của Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Ngoại thương.             

B. Công nghiệp

C. Nông nghiệp               

D. Nội thương

Câu 2. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản chỉ kéo dài trong 18 tháng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Thiếu nguyên vật liệu sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ

B. Sức mua của người dân tăng chóng mặt.

C. Số vốn đầu tư cho nông nghiệp hạn chế.

D. Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra liên miên.

Câu 3. Thực chất chính sách kinh tế mới là

A. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoàn toàn.

B. Chuyển từ nền kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp là chủ yếu.

C. Sự chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

D. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

Câu 4. Từ chính sách kinh tế mới ở nước Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

A. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước

B. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn

C. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn

D. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng

Câu 5. Ai là người đề ra và thực hiện "chính sách mới" đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)

A. Ru-dơ-ven               

B. Sớc -sin

C. Tru-man                  

D. Đa-oét

Câu 6. Ý nào sau đây không là lý do khiến giới cầm quyền Nhật Bản lựa chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước?

A. Chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế

B. Tấm gương phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Đức đã giúp cho nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

C. Truyền thống quân phiệt hóa của Nhật Bản

D. Khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa

Câu 7. Các nước Mĩ, Anh, Pháp vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách

A. Đàn áp phong trao cách mạng của giai cấp công nhân

B. Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.

C. Phát xít hóa bộ máy Nhà nước

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa

Câu 8. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì?

A. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần

B. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo

C. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được

D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ

Câu 9. Kết quả đạt được trong đêm khởi nghĩa 24-10-1917 là

A. Quân cách mạng chiếm được Cung điện Mùa đông và bao vây Pê-tơ-rô-grat.

B. Toàn bộ Pê-tơ-rô-grat thuộc về tay quần chúng cách mạng.

C. Quân khởi nghĩa bao vây toàn bộ Pê-tơ-rô-grat.

D. Quân cách mạng chiếm được những vị trí then chốt ở Pê-tơ-rô-grat, bao vây Cung điện Mùa Đông

Câu 10. Người cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận cách mạng tháng Mười Nga là

A. Nguyễn Thị Minh Khai

B. Lê Hồng Phong

C. Trần Phú

D. Nguyễn Ái Quốc

Câu 11. Tình hình nổi bật của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là

A. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại

B. Chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh thế giới

C. Sự ra đời Xô viết đại biểu của công, nông và binh lính.

D. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập

Câu 12. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã có ảnh hưởng như thế nào tới tình hình Nhật Bản?

A. Khiến cho cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản thêm trầm trọng.

B. Góp phần làm thất bại âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

C. Góp phần làm thất bại âm mưu gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc của giới cầm quyền.

D. Góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước

Câu 13. Tác động quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đến tình hình chính trị nước Đức là gì?

A. Đảng Cộng sản Đức lên nắm quyền

B. Nền cộng hòa Vaima bị đe dọa

C. Uy tín của Đảng Cộng sản ngày càng được nâng cao

D. Đảng Cộng sản và Đảng Quốc xã đã hợp tác với nhau

Câu 14. Thành tựu lớn nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là gì?

A. Trong vòng khoảng 20 năm (1921-1941) đã có 60 triệu người dân thoát nạn mù chữ.

B. Nhiệm vụ khó khăn phức tạp nhất là tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện thành công.

C. Liên Xô vươn lên thành cường quốc công nghiệp và quốc phòng, đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới.

D. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Câu 15. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là gì?

A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và nguy cơ của cuộc chiến tranh đế quốc đến gần.

B. Các nước tư bản suy yếu

C. Phong trào cách mạng thế giới gặp nhiều khó khăn.

D. Đời sống nhân dân thế giới vô cùng cực khổ

Câu 16. Hội Quốc liên có vai trò như thế nào trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Ngăn chặn sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.

B. Tập hợp các lực lượng đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

C. Tập hợp các lực lượng dân chủ đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội.

D. Duy trì trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhton.

Câu 17. Nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản ngay trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Được Mĩ viện trợ

B. Chính quyền có những biện pháp tích cực để phát triển kinh tế.

C. Tăng cường bóc lột các thuộc địa

D. Được hưởng nhiều nguồn lợi từ chiến tranh

Câu 18. Hệ thống Vecxai-Oasinhtơn được dùng để chỉ

A. Các văn kiện quy định về trật tự thế giới mới được kí kết tại 2 hội nghị họp ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn.

B. Trật tự thế giới do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.

C. Trật tự thế giới mới do Pháp và Mỹ đứng đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Trật tự thế giới mới được tất cả các nước thông qua.

Câu 19. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933?

A. Quy luật phát triển không đều giữa các nước tư bản.

B. Nền kinh tế phát triển theo "chủ nghĩa tự do", cung vượt quá cầu.

C. Hậu quả của cuộc cạnh tranh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D. Đời sống người dân không được cải thiện.

Câu 20. Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp là gì?

A. Tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ

B. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu ư vào các ngành công nghiệp theo những hợp đồng dài hạn

C. Cho phép phát triển tự do hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận

D. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thụ với chủ tư bản

Câu 21. Đảng cầm quyền ở Mĩ trong những năm 1929-1932 là

A. Đảng Dân chủ 

B. Công đảng 

C. Đảng Cộng hòa 

D. Đảng Xã hội

Câu 22. Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong hoàn cảnh nào?

A. Chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp.

B. Tình hình chính trị tương đối ổn định, uy tín của Đảng Bônsêvích được củng cố.

C. Nhân dân phấn khởi chào đón hòa bình, khối đại đoàn kết được tăng cường.

D. Liên minh 14 nước đế quốc đang can thiệp vũ trang vào nước Nga.

Câu 23. Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì?

A. Can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ

B. Giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ

C. Ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ

D. Giúp đỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ

Câu 24. Trong những năm 1918-1919, đảng cầm quyền ở Mĩ đã thực hiện chính sách đối nội như thế nào?

A. Thi hành rộng rãi các quyền tự do dân chủ

B. Hợp tác với Đảng Cộng sản để giải quyết những mâu thuẫn xã hội, tập trung phát triển kinh tế.

C. Xóa bỏ chính sách phân biệt chủng tộc

D. Ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh vì tiến bộ xã hội.

Câu 25. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào?

A. Hóa chất 

B. Tài chính - ngân hàng

C. Sản xuất ô tô  

D. Năng lượng

Câu 26. Mục tiêu phát triển kinh tế của Hít-le là:

A. Phục vụ cho mục đích quân sự

B. Thể hiện tài năng của Hít-le

C. Giải quyết khủng hoảng, cải thiện đời sống nhân dân

D. Vươn lên vị trí đứng đầu các nước tư bản châu Âu

Câu 27. "Tự do cho nước Nga" là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở nước Nga?

A. Cách mạng 1905-1907

B. Cách mạng tháng Hai năm 1917

C. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết 

D. Cách mạng tháng Mười năm 1917

Câu 28. Tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ Xô viết là

A. Đảm bảo sự bình đẳng về mọi mặt, quyền tự quyết của các dân tộc và sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

B. Lấy dân tộc Nga làm trung tâm để xây dựng Liên bang hùng mạnh.

C. Sử dụng sức mạnh quân sự để xây dựng Liên bang.

D. Tập trung đầu tư để các dân tộc chậm phát triển hơn trong Liên bang theo kịp trình độ của nước Nga.

Câu 29. Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là

A. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

B. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

C. Tạo tiền đề để Lê- nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới

D. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ.

Câu 30. Vì sao ngày 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917) đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga?

A. Ngày đầu tiên Cách mạng bùng nổ.

B. Ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.

C. Ngày cách mạng giành thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat.

D. Ngày quân cách mạng tấn công vào thủ phủ của Chính phủ tư sản lâm thời.

Câu 31. Đạo luật được nước Mĩ đặc biệt đề cao khi thực hiện chính sách mới là

A. Đạo luật về an ninh-xã hội

B. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

C. Đạo luật về phục hưng công nghiệp

D. Đạo luật về ngân hàng

Câu 32. Đồng mác sụt giá nghiêm trọng nhất vào thời kỳ nào?

A. Từ năm 1929 đến năm 1933

B. Từ năm 1919 đến năm 1923

C. Từ năm 1933 đến năm 1939

D. Từ năm 1924 đến năm 1929

Câu 33. Ngày 20-10-1929, giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống bao nhiêu %?

A. 80%                  

B. 70%

C. 65%                  

D. 85%

Câu 34. Tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

A. Lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng

B. Bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh

C. Có bước phát triển nhanh chóng, trở thành cường quốc số một thế giới

D. Bị Nhật Bản canh tranh gay gắt

Câu 35. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1923-1929 là

A. Các cơ sở sản xuất hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu

B. Nền kinh tế chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp chiến tranh.

C. Sản xuất nông nghiệp không được chú trọng, vì vậy không đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước

D. Sản xuất chạy theo lợi nhuận, theo "chủ nghĩa tự do" thái quá

Câu 36. Tình hình nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Mâu thuẫn xã hội lên cao, nhưng chưa xuất hiện tình thế của cuộc cách mạng vô sản.

B. Chủ nghĩa phát xít được hình thành

C. Lâm vào cuộc khủng hoảng về kinh tế, tài chính rất nghiêm trọng.

D. Được Anh, Mĩ giúp đỡ về mặt quân sự.

Câu 37. Yếu tố quyết định thành công của chính sách mới, giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 là

A. Không can thiệp vào các cuộc xung đột bên ngoài

B. Cứu trợ thất nghiệp, ổn định xã hội.

C. Thực hiện chính sách láng giềng thân thiện

D. Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế

Câu 38. Thực hiện chính sách kinh tế mới, mục đích đầu tiên mà nước Nga- Liên Xô muốn đạt được là

A. Kích thích sự phát triển năng động của các thành phần kinh tế.

B. Giải quyết những hậu quả của chiến tranh.

C. Củng cố vị trí lãnh đạo của Đảng Bôn sê vích.

D. Giải quyết những bất ổn trong xã hội

Câu 39. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc tại Điện Xmô-nưi không quyết định nội dung nào sau đây?

A. Tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết, do Lê-nin đứng đầu.

B. Thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.

C. Thành lập Hồng quân để bảo vệ Chính quyền Xô viết.

D. Tuyên bố nước Nga Xô viết chuyển sang thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 40. Chính sách đối nội của Đảng Quốc xã là

A. Bảo vệ mọi quyền lợi cho giai cấp tư sản

B. Chống cộng sản và tiếp tục các chính sách phân biệt chủng tộc

C. Ra sức tuyên truyền tư tưởng Do Thái tiến bộ để kích động chủ nghĩa phục thù.

D. Thủ tiêu mọi quyền dân chủ tư sản.

ĐÁP ÁN

1

C

11

A

21

C

31

C

2

A

12

D

22

A

32

B

3

D

13

B

23

B

33

A

4

A

14

C

24

D

34

C

5

A

15

A

25

B

35

D

6

B

16

D

26

A

36

C

7

B

17

D

27

B

37

D

8

A

18

A

28

A

38

A

9

D

19

C

29

B

39

D

10

D

20

A

30

C

40

B

Đề 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?

A. 12 năm.                  

B. 13 năm.

C. 14 năm.                    

D. 15 năm.

Câu 2. Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?

A. Đầu hàng đế quốc.

B. Nổi dậy đấu tranh.

C. Thỏa hiệp với đế quốc.

D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến.

Câu 3. Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

A. Do tư sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại.

B. Do tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập.

C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại.

D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập.

Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự hung hãn của Đức.

B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.

C. Mâu thuẫn Anh - Pháp.

D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

Câu 5: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?

A. Mĩ.                         

B. Anh

C. Đức                         

D. Nhật

Câu 6. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh thế giới 1 là:

A. 2/4/1917.                

B. 3/3/1918.

C. 2/11/1918                 

D. 11/11/1918

Câu 7. Cách mạng tháng Hai đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?

A. Lật đổ chế độ tư bản.

B. Lật đổ chính quyền Xô Viết.     

C. Lật đổ chế độ phong kiến.

D. Cả A và B.

Câu 8: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Mã lai.              

B. Xiêm.

C. Bru nây.            

D. Xin ga po

Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự thù địch Anh - Pháp.

B. Sự hình thành phe liên minh

C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

Câu 10: Phe Liên Minh gồm những nước nào?

A. Đức-Ý-Nhật.             

B. Đức-Áo-Hung.

C. Đức-Nhật-Áo.            

D. Đức-Nhật-Mĩ

Câu 11: Vì sao ở Nga, năm 1917, Cách mạng Tháng 2 thắng lợi nhưng vẫn tiếp tục nổ ra cuộc Cách mạng Tháng 10?

A. Vì 2 chính quyền tư sản và vô sản song song tồn tại.

B. Vì 2 chính quyền phong kiến và vô sản song song tồn tại.

C. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.

D. Vì Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.

Câu 12: Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào năm:

A. 1863                       

B. 1883

C. 1884                      

D. 1893

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Thời cận đại, đặc biệt là cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các lĩnh vực nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc…

A. kém phát triển.

B. không phát triển.

C. lâm vào suy thoái.

D. rất phát triển.

Câu 2: Nguyên nhân chung dẫn đến Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa là

A. duy trì chế độ phong kiến.

B. có đồng minh hậu thuẫn.

C. cử người học tập nước ngoài.

D. cải cách, duy tân đất nước.

Câu 3: Ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là:

A. Cổ vũ và để lại nhiều bài học quí báu cho phong trào cách mạng thế giới.

B. Đập tan ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến.

C. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

D. Tạo tiền đề để Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản.

Câu 4: Chính sách cải cách của Rama V có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của Xiêm?

A. Đóng cửa, không giao lưu với phương Tây.

B. Đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

C. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ.

D. Củng cố quyền lực phong kiến của nhà vua.

Câu 5: Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào?

A. Cấp tiến, Ôn hòa.

B. Liên minh, Hiệp ước.

C. Đồng minh, Hiệp ước.

D. Liên minh, Phát xít.

Câu 6: Vì sao Mĩ muốn xâm lược, bành trướng đối với khu vực Mĩ la tinh?

A. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

B. Mở rộng ngoại giao.

C. Mở rộng lãnh thổ.

D. Giúp đỡ Mĩ Latinh.

Câu 7: Đảng Quốc đại là đảng của giai cấp nào?

A. Tư sản               

B. Vô sản

C. Tiểu tư sản        

D. Phong kiến

Câu 8: Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?

A. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.

B. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.

C. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.

D. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.

Câu 9: Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật?

A. Cách mạng tư sản.

B. Cách mạng tư sản không triệt để.

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Câu 10: Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là:

A. Cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để.

B. Cách mạng vô sản.

C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 11: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế nước Mĩ

A. bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, không thể khôi phục được.

B. phụ thuộc vào các nước châu Âu.

C. có bước phát triển nhanh chóng, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.

D. lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc.

Câu 12: Để khôi phục kinh tế sau cách mạng tháng Mười, tháng 3/1921 Lê-nin và Đảng Bônsêvich đã

A. ban hành Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất.

B. ban hành Chính sách cộng sản thời chiến.

C. ban hành Chính sách kinh tế mới.

D. tiến hành cải cách chính phủ.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF