Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Lê Bình được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
TRƯỜNG THCS LÊ BÌNH |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 9 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ THI SỐ 1
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều HĐHH tăng dần?
A. K, Mg, Cu, Al.
B. Cu, K, Mg, Zn.
C. Cu, Zn, Mg,K.
D. Mg, Cu, K, Al.
Câu 2: Kim Loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Fe
B. Al
C. Mg
D. Cu
Câu 3: Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống?
A. CaCO3
B. NaCl
C. K2CO3
D. Na2SO4
Câu 4: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở điều kiện thường là
A. Na, Fe.
B. K, Na.
C. Al, Cu.
D. Mg, K.
Câu 5: Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ?
A. SO2.
B. Na2O.
C. CO.
D. Al2O3.
Câu 6. Trong nhóm các oxit: CO2, NO2 , CaO, FeO, Fe2O3, SO2 có
A. 3 oxit axit, 3 oxit bazơ
B. 2 oxit axit, 4 oxit bazơ.
C. 4 oxit axit, 2 oxit bazơ
D. 1 oxit axit, 5 oxit bazơ.
Câu 7. Dãy các phi kim tác dụng với H2 tạo thành hợp chất khí là
A. Br2 , O2, S.
B. Si, P, Cl2.
C. O2,P, S.
D. C, Cl2, S.,
Câu 8. Không sử dụng dây điện trần trong sinh hoạt vì
A. dể nóng chảy.
B. dể bị điện giật.
C. mất thẩm mỹ.
D. dẩn điện không tốt.
Câu 9: Cho 5,4 gam Al tác dụng hoàn toàn với dd HCl dư. Thể tích khí H2 thu được ở ĐKTC là
A. 67,2 lít.
B. 33,6 lít.
C. 6,72 lít.
D. 3,36 lít.
Câu 10: Cho AgNO3 tác dụng với HCl sản phẩm của phản ứng có
A. H2O
B. AgCl
C. NaOH.
D. H2.
Câu 11: Đốt 3,2 gam lưu huỳnh trong bình kín chứa 2,4 gam oxy. Khối lượng của SO2 thu được là
A. 5,6 gam.
B. 6,4 gam .
C. 3,2 gam.
D. 4,8 gam.
Câu12: Thí nghiệm nào sau đây sãy ra phản ứng?
A. Cu + dd HCl
B. Al + H2SO4 đặc nguội
C. Fe + H2SO4 đặc nguội
D. Al + Fe Cl2
B. Tự luận
Câu 13. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có).
a. Al → Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3
b. Có các chất răn: Na2O, Fe2O3, Al. Chỉ được dùng nước hãy nhận ra mổi chất.
Câu 14: Cho 8,4g bột Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M, đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X. Hoà tan X trong dung dịch HCl dư thấy còn lại a(g) chất rắn không tan. Viết PTHH minh hoạ và tính a.
Câu 15. Dẩn khí CO dư đi qua 24g bột một oxit kim loại R. Khi phản ứng xãy ra hoàn toàn thu được 16,8 gam kim loại. Xác định công thức oxit kim loại.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1C | 2D | 3A | 4B |
5B | 6A | 7D | 8B |
9C | 10B | 11D | 12D |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 13:
a.
2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 + 3Fe
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl
b. Trích 3 mẫu thử, cho nước vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào tan trong nước là; Na2O
- PT HH: Na2O + H2O → 2 NaOH
- Dùng NaOH vừa tạo ra ở trên cho tác dụng với các mẫu thử còn lại, mẫu thử nào có khí sinh ra là kim loại Al
- PTHH: 2 NaOH + 2 Al + 2H2O → 2 NaAlO2 + 3 H2
Câu 14:
PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1) 0,25đ
* nFe = 8,4:56 = 0,15 (mol)
nCuSO4= 0,1 . 1 = 0,1 (mol)
*Theo phương trình (1) thì : nFe = nCuSO4
Theo đầu bài: nFe=0,15(mol) > nCuSO4=0,1(mol)
Fe dư, CuSO4 tác dụng hết.
* Chất rắn X gồm Fe dư, Cu.
* Từ (1) nCu = nFe(1) = nCuSO4 = 0,1 (mol).
Khi hoà tan X trong dung dịch HCl dư, chỉ có Fe hoà tan, chất rắn còn lại là Cu sinh ra do (1).
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Vậy a = mCu = 0,1 . 64 = 6,4 (g)
Câu 15: Gọi CT oxit là R2On
PT: R2On + a CO → 2R+ a CO2
2R+16n 2R
- 16.8 .
Giải theo quy tắc đường chéo → R= 56 là Fe
Vậy CT oxit là Fe2O3
ĐỀ THI SỐ 2
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 9- TRƯỜNG THCS LÊ BÌNH- ĐỀ 02
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Oxit nào sau đây là oxit axit ?
A. NO.
B. MgO.
C. Al2O3.
D. SO2.
Câu 2. Chất không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Ag.
B. Al.
C. CuO.
D. Fe.
Câu 3. Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là
A. Fe(OH)2.
B. Fe2O3.
C. Fe(OH)3.
D. Fe3O4.
Câu 4. Canxi oxit được dùng để làm khô chất khí nào dưới đây ?
A. H2.
B. CO2.
C. SO2.
D. HCl.
Câu 5. Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ dung dịch HCl vào CaCO3 có bọt khí thoát ra.
(b) Nhỏ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Cu(NO3)2 có kết tủa tạo thành.
(c) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch MgSO4 có kết tủa tạo thành.
(d) Trong công nghiệp NaOH được điều chế bằng phương pháp điện phân (có màng ngăn) dung dịch NaCl bão hòa.
(e) Dùng quỳ tím có thể phân biệt được ba dung dịch riêng biệt: NaOH, H2SO4, Na2SO4.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 6. Khí SO2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CaO; K2SO4; Ca(OH)2.
B. NaOH; CaO; H2O.
C. Ca(OH)2; H2O; BaSO4.
D. NaCl; H2O; CaO.
Câu 7. Chất nào dùng làm thuốc thử để phân biệt hai dung dịch axit clohiđric và axit sunfuric ?
A. AlCl3.
B. BaCl2.
C. NaCl.
D. MgCl2.
Câu 8. Dãy kim loại nào đều phản ứng với dung dịch CuSO4 ?
A. Na; Al; Cu; Ag.
B. Al; Fe; Mg; Cu.
C. Na; Al; Fe; K.
D. K; Mg; Ag; Fe.
Câu 9. Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ra thường ngâm Na trong chất nào dưới đây?
A. H2O.
B. Dung dịch H2SO4 đặc.
C. Dung dịch HCl.
D. Dầu hỏa.
Câu 10. Cặp kim loại nào đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường ?
A. Na và Fe.
B. K và Na.
C. Al và Cu.
D. Mg và K.
Câu 11. Trong đời sống, các vật dụng làm bằng nhôm tương đối bền là do :
A. Al không tác dụng với nước.
B. Al không tác dụng với O2
C. Al có tính oxi hóa.
D. Al có lớp màng Al2O3 bảo vệ.
Câu 12. Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 (đơn vị thể tích lít) thu được ở đktc là:
A. 22,4.
B. 11,2.
C. 2,24.
D. 3,36.
---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm khách quan
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
D |
A |
C |
A |
C |
B |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
B |
C |
D |
B |
D |
C |
ĐỀ THI SỐ 3
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 9- TRƯỜNG THCS LÊ BÌNH- ĐỀ 03
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 |
B. 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 |
C. 2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl |
D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu |
Câu 2. Ngâm một lá Zn dư vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:
A. 6,5 gam. |
B. 10,8 gam. |
C. 13 gam. |
D. 21,6 gam. |
Câu 3. Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: Al, Fe, CuO, CO2, FeSO4, H2SO4. Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch NaOH phản ứng với:
A. Al, CO2, FeSO4, H2SO4 |
B. Fe, CO2, FeSO4, H2SO4 |
C. Al, Fe, CuO, FeSO4 |
D. Al, Fe, CO2, H2SO4 |
Câu 4. Kim loại X có những tính chất hóa học sau:
- Phản ứng với oxit khi nung nóng.
- Phản ứng với dung dịch AgNO3.
- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là:
A. Cu. |
B. Fe. |
C. Al. |
D. Na. |
---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
C |
D |
A |
B |
II. Tự luận
Câu 5:
2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 + 3Fe
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Câu 6:
- Theo giả thiết ta có: nH2 = 0,2 mol
- Phương trình hóa học:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1)
Theo PTHH (1) ta có: nFe = nH2 = 0,2 mol
mFe = 0,2.56 = 11,2 gam
Suy ra, giá trị m là: m = 11,2 + 8,8 => m = 20 (gam)
Câu 7 :
a. Vậy thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong X là:
\(\% mFe = \frac{{11,2}}{{20}}.100\% = 56\% \)
Và %mCu = 100% - 56% = 44%
b.Phương trình hóa học:
BaCl2 + FeSO4 → BaSO4 + FeCl2 (2)
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl (3)
Theo giả thiết , ta có: nBaSO4 = 0,3 mol
Khi đó theo PTHH (1),(2),(3) ta có:
nFeSO4 (Y) = 0,2 mol và nH2SO4 (Y) = 0,1 mol
Vậy nồng độ mol các chất trong Y là:
CM của FeSO4 = 0,8 M
Và CM của H2SO4 = 0,4M
c. Theo giả thiết và kết quả ở phần (a) ta có:
Trong 20 gam X có 0,2 mol Fe và 0,1375 mol Cu
Vậy trong 12 gam X có 0,12 mol Fe và 0,0825 mol Cu
Và nAgNO3 = 0,3.0,8 = 0,24 mol
- Phương trình hóa học có thể:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag (4)
Hoặc Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (5)
Hoặc Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag (6)
- Dựa vào PTHH và giữ kiện đề bài, học sinh tìm được số mol của Ag trong Z là 0,2 mol. Từ đó xác định được khối lượng của Ag trong Z là 21,6 gam.
ĐỀ THI SỐ 4
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 9- TRƯỜNG THCS LÊ BÌNH- ĐỀ 04
I/ Phần trắc nghiệm
Câu 1: Khí CO2 làm đục dung dịch nào sau đây?
A. CuSO4
B. HCl
C. Ca(OH)2
D. CuCl2
Câu 2: Nhóm bazơ mà dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
A. Ba(OH)2, NaOH, KOH.
B. Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3
C. Ba(OH)2, NaOH, Fe(OH)3
D. Cu(OH)2, Al(OH)3, KOH.
Câu 3: Dung dịch muối CuSO4 có thể phản ứng được với chất nào sau đây?
A. NaOH
B.CuCl2
C. AgNO3
D. Cu(OH)2
Câu 4: Một trong những thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt dung dịch muối Na2CO3 và Na2SO4?
A. ddMgCl2
B. Pb(NO3)2
C.dd AgNO3
D. dd HCl
Câu 5: Để điều chế NaOH trong công nghiệp cần điện phân hợp chất nào sau đây?:
A.CaCO3
B. NaCl
C. Al2O3
D.H2O
Câu 6: Những bazơ nào sau đây vừa tác dụng được với axit, vừa bị nhiệt phân huỷ?
A. NaOH,Cu(OH)2 ,KOH
B. NaOH,KOH ,Ca(OH)2,
C. Fe(OH)3 Cu(OH)2 Mg(OH)2
D. Ca(OH)2,Mg(OH)2 ,KOH
Câu 7: Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng được với:
A. Nước, sản phẩm là axit.
B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.
C. Nước, sản phẩm là bazơ.
D. Axit, sản phẩm là muối và nước.
Câu 8: :Chất nào sau đây có thể dùng làm thuốc thử dể phân biệt axit clohyđricvà axit sunfuric
A. AlCl3
B. BaCl2
C. NaCl
D. MgCl2
---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I/ Phần trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
C |
A |
A |
D |
B |
C |
D |
B |
II/ Phần tự luận
Câu 1:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3 H2O
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3 BaSO4
Al(OH)3 + 3 HCl → AlCl3 + 3 H2O
Câu 2:
- Trường hợp a: Có chất rắn màu trắng xám bám vào mảnh đồng dung dịch dần dần chuyển sang màu xanh đó là Cu(NO3)2.
PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
- Trường hợp b: Không có hiện tượng gì xảy ra vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng
- Trường hợp c: Khi cho đồng vào H2SO4 đặc đun nóng có khí thoát ra, khí này có mùi hắc và dung dịch chuyển thành màu xanh đó là đồng sunfat CuSO4
PTHH: Cu + 2H2SO4 (đ) → CuSO4 + 2H2O + SO2
- Trường hợp d : không có hiện tượng gì xảy ra vì Cu đứng sau kim loại Mg trong dãy HĐHH nên không đẩy được Mg ra khỏi dung dịch muối
Câu 3:
Số mol khí H2 = \(\frac{{3,36}}{{22,4}} = ,0,15(mol)\)
a) Phương trình phản ứng: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,15 0,3 0,15 0,15 mol
b) Khối lượng sắt đã phản ứng: mFe = 0,15 x 56 = 8,4 g
c) Số mol HCl phản ứng: nHCl = 0,3 mol
50 ml = 0,05 lít
Nồng độ mol của dung dịch HCl: CM dd HCl\( = \frac{{0,3}}{{0,05}} = 6M\)
Câu 4: Ta có PTTQ:
2M + 3Cl2 → 2 MCl3
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có
Khối lượng của Cl2 cần dùng là :
mCl2 = mmuối - mkim loại = 66,75 - 13,5 = 53,25 (g)
nCl2 = \(\frac{m}{M} = \frac{{53,25}}{{71}} = 0,75(mol)\)
nkim loại = \(\frac{{0,75x2}}{3} = 0,5(mol)\)
Mkim loại = \(\frac{m}{n} = \frac{{13,5}}{{0,5}} = 27(g)\)
M kim loại =27 g
→ kim loại cần dùng là nhôm (Al)
ĐỀ THI SỐ 5
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 9- TRƯỜNG THCS LÊ BÌNH- ĐỀ 05
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn đáp án đúng ghi vào bài làm.
Câu 1: Axit làm quỳ tím hóa
A. Xanh
B. đỏ
C. Hồng
D. Vàng
Câu 2: Bazơ nào sau đây không tan trong nước.
A. NaOH
B. KOH
C. Ca(OH)2
D. Cu(OH)2
Câu 3: Muối nào sau đây không tan.
A. K2SO3
B. Na2SO3
C CuCl2
D BaSO4
Câu 4: Axit nào sau đây dễ bay hơi.
A. H2SO3
B. H2SO4
C. HCl
D. HNO3
Câu 5: Cho 5,6g sắt vào dung dịch đồng sunfat dư. Khối lượng đồng thu được là:
A. 6,4 g
B 12,8 g
C. 64 g
D. 128 g
Câu 6: Cho 2.7g Nhôm vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích khí hiđrô thoát ra (đktc) là:
A. 3.36l
B. 2.24l
C. 6.72l
D. 4.48l
---(Để xem tiếp nội dung phần tự luận của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Trắc nghệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
B |
D |
D |
A |
A |
A |
Tự luận
Câu 7.
2 Fe +3 Cl2 → 2 Fe Cl3
2Fe Cl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3 NaCl
Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3 H2O
Fe2O3 + 3H2 SO4 → Fe2 (SO4) 3+ 3 H2O
Câu 8. cho quỳ tím vào:
- Nếu quỳ tím hóa đỏ là: HCl H2 SO4, .. (nhóm 1)
- Quỳ tím không chuyển màu là Na2SO4 NaCl. (nhóm 2)
- Cho BaCl2 vào nhóm 1 chất nào xuất hiện kết tủa trắng là; H2 SO4, còn lại là HCl
BaCl2 + H2 SO4, → BaSO4, + HCl
- Cho BaCl2 vao nhóm 2 chất nào xuất hiện kết tủa trắng là;Na2 SO4, còn lại là NaCl
BaCl2 + Na2SO4, → BaSO4, + Na Cl
Câu 9. a, Fe +2H2 SO4, → Fe(SO4)2 + 2H2
b. Số mol của H2 là n = 4,48/22,4= 0,2 mol
Theo PTHH suy ra nH2 = 2nFe
nFe = 0,2: 2= 0,1 mol
Khối lương Fe tham gia phả ứng là :
MFe = 0,1. 56= 5,6 gam
c. Số mol của H2 SO4 tham gia phả ứng là :
Theo PTHH suy ra nH2 = n H2SO4 = 0,2 mol
Nồng độ mol của H2 SO4 là
CM = 0,2.1000: 200 = 1 M
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Lê Bình. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Mây
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Dương Văn Thì
Thi online