YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Quyết Thắng

Tải về
 
NONE

Đề thi học kì 1 lớp 9 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng bao gồm cả tự luận và trắc nghiệm, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Thông qua bộ đề thi học kì 1 lớp 9 quý thầy cô và các em học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập củng cố kiến thức luyện giải đề chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Quyết Thắng, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS QUYẾT THẮNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 9

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi phản ứng sau:

Zn → ZnO → ZnCl2→ Zn(NO3)2 → Zn(OH)2→ ZnSO4

Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch dựng trong các bình riêng biệt mất nhãn sau: KCl, HNO3, BaCl2, KOH. Viết phương trình hóa học.

Câu 3: Thành phần chính của không khí là O2 và N2. Khi không khí có lẫn khí độc là Cl2 thì có thể cho lội qua dung dịch nào sau đây để loại bỏ chúng?

a) Dung dịch CuSO4

b) Dung dịch H2SO4

c) Nước

d) Dung dịch NaOH

Viết phương trình phản ứng

Câu 4: Cho các kim loại sau: Al, Ag, Cu, Au. Hãy cho biết kim loại nào có tác dụng với:

a. Dung dịch HCl

b. Dung dịch AgNO3

Viết phương trình phản ứng

Câu 5: Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ dung dịch MgSO4 2M

a. Tính khối lượng kết tủa thu được.

b. Tính thể tích dung dịch MgSO42M cần dùng

c. Tính nồng độ mol/lit dung dịch sau phản ứng.

(Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

Câu 6: Đồng bạc là một hợp kim gồm Niken, kẽm và đồng. Khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 3:4:13. Hỏi phải cần bao nhiêu kilogam mỗi loại để sản xuất ra được 100kg đồng bạch?

Câu 7: Từ các chất Na, Fe2O3, Al, H2O và dung dịch HCl. Viết các phương trình hóa học điều chế AlCl3, Fe(OH)3

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1. 

Zn + 1/2O2 → ZnO

ZnO + 2HCl  → ZnCl2 + H2O

ZnCl2 + 2AgNO3→ 2AgCl + Zn(NO3)2

Zn(NO3)2 + 2NaOH → Zn(OH)2 + 2NaNO3

Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O

Câu 2: (1.5 điểm)

Trích mẫu thử, đánh số thứ tự

Cho các mẫu thử trên vào quì tím, nếu mẫu thử nào chuyển màu xanh là KOH

Nếu mẫu thử nào không làm quì tím chuyển màu => KCl và BaCl2

Nếu mẫu thử nào làm quì tím chuyền màu đỏ => HNO3

Cho dung dịch H2SO4 vào 2 mẫu KCl và BaCl2 nếu dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng thì là BaCl2, còn lại KCl không hiện tượng

KOH + HCl  → KCl + H2O

BaCl2 + H2SO4  → BaSO4 + 2HCl

Câu 3: (0,75 điểm)

Cho lội qua dung dịch NaOH để loại bỏ khí độc Cl2 vì Cl2 có phản ứng với dung dịch NaOH còn O2 và N2không có phản ứng sẽ bay ra ngoài. Từ đó loại bro được khí Cl

Cl2 + NaOH → NaCl  NaClO + H2O

Câu 4: (1.5 điểm)

Viết phương trình phản ứng

a) 2Al + 6HCl → 2AlCl3+ 3H2

b) Al + 3AgNO3→ Al(NO3)3+ Ag

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Câu 5: (2.0 điểm)

a. Phương trình hóa học

2KOH + MgSO4→ K2SO4 + Mg(OH)2

nKOH = 1.0,2 = 0,2 mol

nMg(OH)= 0,2.1/2 = 0,1 mol

b. mMg(OH)2= 0,1.58 = 5,8 gam

nMgSO4= 0,2.1/2 = 0,1 mol

VMgSO4 = 0,1/2= 0,05 lít

c. Dung dịch sau phản ứng chứa K2SO4

Theo phương trình phản ứng: nK2SO4 = nMgSO4 = 0,1 mol

Thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể nên :

Vsau = VKOH + VMgSO4 = 0,2 + 0,05 = 0,25 lit

Nồng độ CM của dung dịch K2SO4: CM = n/V = 0,1/0,25 = 0,4M

Câu 6: (0,75 điểm)

Đồng bạc là một hợp kim gồm Niken, kẽm và đồng. Khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 3: 4: 13. Hỏi phải cần bao nhiêu kilogam mỗi loại để sản xuất ra được 100kg đồng bạch?

Gọi khối lượng của niken , kẽm ,đồng lần luợt là x ,y ,z (kg)

Khối lượng các chất lần lượt tỉ lệ với 3, 4 và 13

⇒x/3=y/4=z/13

Khối lượng đồng bạch cần 150kg nghĩa là x+y+z = 150.

áp dụng dãy tỉ số bằng nhau ta có :

x/3=y/4=z/13=x+y+z=3+4+13=150/20=7,5

x = 7,5 .3 = 22,5(kg)

y = 7,5 .4 = 30 (kg)

z =7,5.13 = 97,5 (kg)

Vậy khối lượng của niken, kẽm, đồng lần lượt là: 22,5kg; 30kg; 97,5kg

Câu 7: (1.0 điểm)

Điều chế AlCl3

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H

Điều chế Fe(OH)

2Na + 2H2O → 2NaOH + H

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Em hãy nêu tính chất hóa học của nhôm (Al). Viết phương trình hóa học minh họa.

Câu 2: Cho các dung dịch không màu, mất nhãn đựng trong các lọ riêng biết sau: H2SO4; NaCl; BaCl2. Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn trên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có).

Câu 3: Viết phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau đây:

Câu 4: Ngâm một lá kẽm (Zn) trong 100 gam dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng đồng tạo thành sau phản ứng.

c) Tính nồng độ % của dung dịch sau phản ứng.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (2,5 điểm)

Viết các phương trình phản ứng thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:

Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe2(SO4)3 → FeCl3

Câu 2. (3,5 điểm) 

2.1 (2,0 điểm) Hãy cho biết hiện tượng và viết phương trình hóa học khi:

a. Ngâm dây đồng vào dung dịch AgNO3

b. Nhỏ dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2

2.2 (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhạn biết các dung dịch mất nhãn sau: KNO3, NaOH, NaCl

Câu 3. (1,0 điểm) 

Trong nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, ngoài viêc bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng người ta còn bón vôi có thành phần chính là Ca(OH)2 để cải tạo đất. Tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách thì ngoài cây trồng không hấp thu được hết chất dinh dưỡng mà còn làm cho độ phì của đất ngày càng giảm.

Trong thực tế, một cách làm tường thấy là người nông dân hay trộn vôi với phân đạm (Amoni nitrat NH4NO3) để bón ruộng. Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích vì sao không làm được như trên. Viết phương trình hóa học minh họa.

Câu 4. (3 điểm) 

Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Magie vào dung dịch Axit clohidric 10%, sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B.

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra?

b) Tính thể tích khí B thoát ra (Đktc)

c) Tính khối lượng dung dịch Axit clohidric 10% đã dùng?

d) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A tạo thành sau phản ứng?

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Dung dịch H2SO4 tác dụng với dãy chất là:

A. Fe, CaO, HCl, BaCl2

B. Cu, BaO, NaOH, Na2CO3

C. Mg, CuO, HCl, NaCl

D. Zn, BaO, NaOH, Na2CO3

Câu 2. Phản ứng không tạo ra muối Fe(III):

A. Fe tác dụng với dd HCl

B. Fe2O3 tác dụng với dd HCl

C. Fe3O4 tác dụng với dd HCl

D. Fe(OH)3 tác dụng với dd H2SO4

Câu 3. Khí lưu huỳnh đioxit SO2 được tạo thành từ cặp chất là

A. K2SO4 và HCl.

B. K2SO4 và NaCl.

C. Na2SO4 và CuCl2

D. Na2SO3 và H2SO4

Câu 4. Dung dịch của chất X có pH >7 và khi tác dụng với dung dịch kali sunfat tạo ra chất không tan. Chất X là.

A. BaCl2

B. NaOH

C. Ba(OH)2

D. H2SO4.

Câu 5. Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2; CO2). Người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:

A. HCl

B. Na2SO4

C. NaCl

D. Ca(OH)2.

Câu 6. Có những chất khí sau: CO2; H2; O2; SO2; CO. Khi nào làm đục nước vôi trong.

A. CO2

B. CO2; CO; H2

C. CO2; SO2

D. CO2; CO; O2

Câu 7. Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch NaOH, thấy xuất hiện:

A. chất không tan màu nâu đỏ

B. chất không tan màu trắng

C. chất tan không màu

D. chất không tan màu xanh lơ

Câu 8. Cho dãy các kim loại sau : Fe, W, Hg, Cu kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất:

A. W

B. Cu

C. Hg

D. Fe

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau:

Al → Al2O3 → NaAlO2 → Al(OH)3 → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(NO3)3

Câu 2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4

b) Sục khí CO2 vào nước vôi trong

Câu 3. Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Chỉ dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên.

Câu 4. Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl 14,6% (vừa đủ) thu được 7,84 lít khí (đktc) và dung dịch Y.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp X.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần 1. Trắc nghiệm

1D

2A

3D

4C

5D

6C

7A

8C

Phần 2. Tự luận

Câu 1. 

1) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

2) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

3) NaAlO2 + 2H2O → NaOH + Al(OH)3

4) 2Al(OH)3 + 3ZnSO4 → Al2(SO4)3 + 3Zn(OH)2

5) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4

6) AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl

Câu 2.

a) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4

Hiện tượng: đinh sắt tan dần, màu xanh của dung dịch đồng sunfat nhạt dần. Sau 1 thời gian lấy đinh sắt ra thì thấy 1 lớp kim loại màu đỏ gạch bám ngoài (đó chính là đồng).

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Sục khí CO2 vào nước vôi trong

Hiện tượng: Khi sục khí CO2 vào nước vôi trong Ca(OH)2 xuất hiện kết tủa trắng CaCO3

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

c) Cho từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4

Hiện tượng: Khi cho từ từ dung dịch dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 sau phản ứng xuất hiện kết tủa trắng

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Câu 3. Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Chỉ dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên.

Trích mẫu thuốc thử và đánh số thứ tự

 

HCl

Na2SO4

NaCl

Ba(OH)2

Quỳ tím

Quỳ chuyển sang màu đỏ

Quỳ không chuyển màu

Quỳ không chuyển màu

Quỳ chuyển sang màu xanh

Na2SO4

Không phản ứng

-

-

Kết tủa trắng

NaCl

Không phản ứng

-

-

Không phản ứng

Dấu (-) đã nhận biết được

Phương trình phản ứng xảy ra:

Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NaOH

Câu 4.

a) Phương trình hóa học:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (2)

b) nH2= 0,35 mol

Gọi x, y lần lượt là số mol của Al, Mg

Theo đề bài ta có:

27x + 24y = 7,5 (3)

Dựa vào phương trình (1), (2) ta có: 3/2x + y = 0,35 (4)

Giải hệ phương trình ta được: x = 0,1; y = 0,2

mAl = 27.0,1 = 2,7 gam => %mAl = (2,7/7,5).100 = 36%

%mMg = 100% - 36% = 64 %

ĐỀ SỐ 5

Phần 1. Trắc nghiệm khách quan

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây

Câu 1. Dãy nào dưới đây gồm các dung dịch muối tác dụng được với kim loại Mg?

A. ZnCl2, Fe(NO3)2 và CuSO4

B. CaCl2, NaCl và Cu(NO3)2

C. CaCl2, NaNO3 và FeCl3

D. Ca(NO3)2, FeCl2 và CuSO4

Câu 2. Để phân biệt được các dung dịch HCl, H2SO4 và Ba(OH)2 chỉ cần dùng kim loại nào sau đây?

A. K

B. Na

C. Ba

D. Cu

Câu 3. Dãy nào dưới đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học

A. K, Ag, Fe, Zn

B. Ag, Fe, K, Zn

C. K, Zn, Fe, Ag

D. Ag, Fe, Zn, K

Câu 4. Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?

A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan

B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.

C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan

D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.

Câu 5. Cặp chất nào dưới đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch.

A. NaNO3 và HCl

B. NaNO3 và BaCl2

C. K2SO4 và BaCl2

D. BaCO3 và NaCl

Câu 6. Để phân biệt 3 kim loại Fe, Mg và Al cần dùng

A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH

B. H2O và dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH và H2O

D. Dung dịch CuCl2 và H2O

Câu 7. Muối nào dưới đây không bị nhiệt phân hủy

A. KMnO4

B. KClO3

C. KNO3

D. KCl

Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Đốt dây sắt trong bình khí clo dư

(2) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội

(3) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư

(4) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư

(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng

Số thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là:

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. (2 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học sau: 

S → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2

Câu 2. (2 điểm) Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2. Chỉ dùng quỳ tím và chính các chất này để xác định các dung dịch trên.

Câu 3. (3 điểm) Cho 2,56 gam Cu vào cốc đựng 40 ml dung dịch AgNO3 1 M. Sau phản khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y.

a) Xác định các chất trong dung dịch X và chất rắn Y.

b) Tính nồng độ mol chất tan trong X và giá trị của m. Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần 1. Trắc nghiệm

1A

2C

3D

4D

5C

6A

7D

8C 

Phần 2. Tự luận

Câu 1

(1) S + O2 SO2

(2) SO2 + O2 SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

(5) SO2 + H2O→ H2SO3

(6) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O

(7) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Câu 2. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự.

Bước 1: Nhúng quỳ tím vào 3 dung dịch trên.

Dung dịch không làm đổi màu quỳ là BaCl2

Dùng dịch làm quỳ chuyển sang đỏ là: HCl, H2SO4

Bước 2: Nhỏ dung dịch BaCl2 vừa nhận biết được ở trên vào 2 dung dịch axit

Dung dịch không xảy ra phản ứng là HCl

Dung dịch phản ứng tạo kết tủa trắng là H2SO4 loãng

BaCl2 +H2SO4 → BaSO4 ↓+ 2HCl

Câu 3.

nCu = 0,04 mol

nAgNO3 = 0,04 mol

a) Phương trình hóa học:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

0,02 ← 0,04 → 0,02 → 0,04

Sau phản ứng, Cu dư, AgNO3 phản ứng hết

Vậy dung dich X: 0,02 mol Cu(NO3)2

Chất rắn Y: 0,04 mol Ag và 0,02 mol Cu dư

b) Nồng độ mol Cu(NO3)2

CM = n/V = 0,02/0,04 = 0,5M

Khối lượng rắn Y

m = mAg + mCu(dư) = 0,04.108 + 0,02.64 = 5,6 gam

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Quyết Thắng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON