YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 10 KNTT năm 2022-2023 Trường THPT Trưng Vương có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm mục đích cung cấp thêm tài liệu học tập giúp các em ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 10 KNTT năm 2022-2023 Trường THPT Trưng Vương có đáp án được HOC247 biên tập, tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kiến thức Sinh học 10 Kết nối tri thức và rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng.

ATNETWORK

1. ĐỀ SỐ 1

Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Đâu không phải là mục tiêu của Sinh học

A. Tìm hiểu cấu trúc và sự vận hành của các quá trình sống ở các cấp độ tổ chức.

B. Điều khiển, tối ưu hóa nguồn tài nguyên sinh học và phi sinh học.

C. Phục vụ sự phát triển của xã hội loài người một cách bền vững.

D. Cải thiện điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh tật.

Câu 2: Thiết bị giúp con người nghiên cứu cấu trúc siêu hiển vi của tế bào cũng như cấu trúc phân tử là

A. Máy li tâm.              B. Kính lúp.                C. Kính hiển vi.               D. Tủ cấy vi sinh.

Câu 3: Thứ tự sắp xếp đúng của các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học là

(1) Hình thành giả thuyết.

(2) Đặt câu hỏi.

(3) Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

(4) Quan sát, thu thập dữ liệu.

(5) Phân tích kết quả nghiên cứu

(6) Rút ra kết luận

A. (2) → (1) → (4) → (3) → (5) → (6).

B. (2) → (4) → (1) → (3) → (5) → (6).

C. (4) → (2) → (1) → (3) → (5) → (6).

D. (4) → (2) → (1) → (3) → (6) → (5).

Câu 4: Cấp độ tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống là

A. Tế bào.                      B. Cơ thể                         C. Phân tử.                        D. Mô.

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm chung của thế giới sống

A. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

B. hệ thống mở và tự điều chỉnh.

C. hệ thống kép kín với bên ngoài.

D. liên tục tiến hóa.

Câu 6: Nguyên tố hóa học nào sau đây là nguyên tố đa lượng

A. Mangan (Mn).              B. Iodine (I).                      C. Carbon (C).                  D. Coban (Co).

Câu 7: Trong cấu trúc của phân tử nước, một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng

A. liên kết hydro.                         B. liên kết disulfua.

C. liên kết cộng hóa trị.                D. liên kết peptide.

Câu 8: Trong tự nhiên, lactose được xếp vào nhóm nào trong Carbohydrate?

A. đường đơn.                             B. đường đôi.

C. đường đa.                               D. đường phức tạp.

Câu 9: Các phát biểu đúng khi nói về vai trò của các phân tử sinh học đối với cơ thể sinh vật là

(1) Dầu và mỡ đều có cấu tạo gồm một phân tử glycerol liên kết với ba phân tử acid béo.

(2) Chittin tạo bộ khung xương của nhiều loài như tôm, cua, nhện …

(3) Tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật.

(4) Protein giúp tế bào thay đổi hình dạng và di chuyển.

(5) RNA có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

A. (1), (2), (5).             B. (1), (3), (5).             C. (2), (3), (4).              D. (1), (2), (4).

Câu 10: Trong cấu tạo của phân tử DNA không có nucleotide loại

A. adenine (A).              B. thymine (T).            C. cytosine (C).               D. uracil (U).

Câu 11: Trong cấu tạo của tế bào nhân sơ, thành phần có vai trò giúp tế bào bám dính vào bầ mặt tế bào sinh vật khác là

A. Lông.                        B. Thành tế bào.          C. Màng sinh chất.           D. Roi.

Câu 12: Bào quan giữ vai trò tái chế rác thải và chế biến thức ăn của tế bào nhân thực gọi là

A. Peroxysome.                           B. Lysosome.

C. Không bào.                             D. Ty thể.

Câu 13: Dựa vào cấu trúc nào sau đây để phân biệt vi khuẩn Gram âm (-) và vi khuẩn Gram dương (+)?

A. Thành tế bào và màng sinh chất.

B. Thành tế bào và màng ngoài.

C. Thành tế bào và DNA vùng nhân.

D. Màng ngoài và DNA vùng nhân.

Câu 14: Các phân tử DNA dạng vòng, nhỏ, mạch kép, có chứa các gen kháng thuốc hang sinh gọi là

A. DNA vùng nhân.                 B. RNA                     C. plasmid.                    D. mRNA.

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy kể tên 3 thành phần chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật và nêu chức năng của các thành phần đó.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy kể tên 3 loại RNA và trình bày ngắn gọn về vai trò của từng loại RNA đó.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

I. Phần trắc nghiệm

1. D

2. B

3. C

4. A

5. C

6. C

7. C

8. B

9. D

10. D

11. A

12. B

13. B

14. C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 10 KNTT - TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG ĐỀ - 02

Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Trong các phương pháp nghiên cứu Sinh học, để tìm hiểu cấu trúc của cơ thể hay các bô phận của tế bào, người ta thường thực hiện phương pháp:

A. Tách chiết.                        B. Nuôi cấy.                      C. Làm tiêu bản.                D. Giải phẫu.

Câu 2: Đặc điểm mới được hình thành do các bộ phận nhỏ tương tác với nhau tạo nên cấp độ tổ chức sống mà các cấp nhỏ hơn không có gọi là:

A. đặc tính nổi trội.                B. đặc tính khác biệt.        C. đặc tính đặc biệt.          D. đặc tính cá biệt.

Câu 3: Ở người, nếu thiếu Iodine, tuyến giáp sẽ phát triển bất thường và gây ra bệnh:

A. cao huyết áp.                     B. xơ vữa động mạch.       C. sỏi thận.                        D. bướu cổ.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân tử phospholipid?

A. Cấu tạo từ một phân tử glycerol liên kết với hay acid béo.

B. Có tính lưỡng cực, đầu phosphatidycholine ưa nước và đuôi acid béo kị nước.

C. Là thành phần chính trong cấu tạo của thành tế bào ở thực vật.

D. Có tính phân cực, đầu phosphatidycholine ưa nước và đuôi acid béo kị nước.

Câu 5: Liên kết đươc hình thành giữa các phân tử nước tiếp xúc gần với nhau hay giữa phân tử nước với các phân tử phân cực khác gọi là

A. liên kết cộng hóa trị.                                                    B. liên kết ion.

C. liên kết phosphodieste.                                                D. liên kết hydrogen.

Câu 6: Trong các nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể người, nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn nhất là:

A. Carbon.                              B. Hydrogen.                     C. Oxygen.                        D. Nitrogen.

Câu 7: Thành phần nào sau đây không nằm trong cấu tạo của một amino acid?

A. Đường ribose.                   B. Nhóm amino.                C. Nhóm R.                       D. Nhóm carboxyl.

Câu 8: Trong cấu trúc của tế bào nhân thực, lưới nội chất đóng vai trò:

A. Đóng gói, phân loại và phân phối sản phẩm của tế bào.

B. Kho chứa các sản phẩm chuyển hóa, nguyên tố khoáng, chất độc của tế bào.

C. Phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống.

D. Nhà máy tổng hợp protein, hormone sinh dục, lipid, carbohydrate … cho tế bào.

Câu 9: Trong cấu trúc của phân tử DNA, các nucleotide khác nhau ở thành phần:

A. Đường deoxyribose.                                                    B. Nhóm base.

C. Gốc phosphate.                                                            D. Đường ribose.

Câu 10: Loại RNA nào dưới đây là thành phần cấu tạo nên Ribosome?

A. mRNA.                              B. tRNA.                            C. rRNA.                           D. ribozyme.

Câu 11: Hai phân tử đường đơn cấu tạo nên maltose là:

A. Glucose và glucose.                                                     B. Glucose và galactose.

C. Fructose và galactose.                                                 D. Glucose và fructose.

Câu 12: Trong tiến trình nghiên cứu khoa học, những các cách giải thích có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm cho các câu hỏi đã đề ra gọi là

A. giả thuyết khoa học.                                                    B. thí nghiệm kiểm chứng.

C. xử lí dữ liệu.                                                                D. Phân tích kết quả nghiên cứu.

Câu 13: Nhóm sắc tố màu vàng và màu cam ở thực vật có bản chất là

A. Carbohydrate.                   B. Protein.                         C.Hormone.                       D. Lipid.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước đối với tế bào:

A. Nước định hình cấu trúc không gian đặc trưng cho nhiều phân tử hữu cơ.

B. Nước không phân cực nên có thể hòa tan nhiều chất cần thiết với tế bào.

C. Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

D. Nước tham gia trực tiếp vào nhiều phản úng sinh hóa trong tế bào.

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Phân biệt cấu tạo thành tế bào của vi khuẩn Gram âm (-) và Gram dương (+).

Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại thức ăn khác nhau mà không nên chỉ ăn một vào loại thức ăn dù những loại đó rất bổ dưỡng?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

1. D

2. A

3. D

4. B

5. D

6. C

7. A

8. D

9. B

10. C

11. A

12. A

13. D

14. B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 10 KNTT - TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG ĐỀ - 03

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1: Loại carbonhydrate dự trữ năng lượng trong cơ thể thực vật là:

A. Cellulose.                          B. Tinh bột.                       C. Glycogen.                     D. Glucose.

Câu 2: Cho một phân tử DNA có 600 nucleotide loại adenin. Theo lí thuyết, số nucleotide loại timin trong phân tử DNA này là?

A. 400                                    B. 500.                               C. 300.                               D. 600.

Câu 3: Trong kĩ thuật phân đoạn tế bào, để tách và phân lập các bào quan của tế bào, ta sử dụng:

A. Pipet.                                                                            B. kính hiển vi quang học.

C. Que cấy đầu tròn.                                                         D. Máy li tâm.

Câu 4: Tập hợp các cá thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và vào thời điểm nhất định tạo nên cấp tổ chức:

A. Cơ thể.                               B. Loài.                              C. Quần xã.                       D. Quần thể.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nội dung của học thuyết tế bào?

A.  Tế bào được sinh ra từ sự kết hợp của các tế bào có trước.

B. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể.

C.  Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.

D. Sự sống được tiếp diễn do có sự chuyển hóa và sự di truyền bên trong tế bào.

Câu 6: Nguyên tố đóng vai trò là bộ “khung xương” cấu tạo nên các phân tử hữu cơ trong tế bào là;

A. Hydrogen.                         B. Carbon.                         C. Calci.                            D. Nitrogen.

Câu 7: Các amino acid cơ thể con người không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thức ăn  gọi là:

A. Amino acid hiếm.                                                        B. Amino acid thiết yếu.

B. Amino acid không thay thế.                                        D. amino acid đặc biệt.

Câu 8: Trong các loại nucleic acid, phân tử nào sau đây trong cấu trúc không có liên kết hydrogen?

A. mRNA.                              B. DNA.                             C. rRNA.                           D. tRNA.

Câu 9: Thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào ở vi khuẩn là:

A. Cellulose.                          B. Phospholipid.                C. Peptidoglycan.              D. Cholesterol.

Câu 10: Số nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cơ thể người là:

A. 20.                                     B. 17.                                 C. 96.                                 D. 25.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phân tử protein:

A. Hai phân tử amino acid liên kết với nhau bằng liên kết ion, loại đi một phân tử nước.

B. Trình tự amino acid của protein quyết định chức năng của protein.
C. Cấu trúc của protein không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH …

D. Cấu trúc không gian ba chiều của protein được hình thành ở cấu trúc bậc 2.

Câu 12: Ngành khoa học sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, các thuật toán, mô hình để lưu trữ và phân loại, phân tích các bộ dữ liệu sinh học ở quy mô lớn gọi là:

A. Tin sinh học.                                                                B. Vi sinh học.

C. Công nghệ sinh học.                                                    D. Kĩ thuật y sinh.

Câu 13: Vai trò của tế bào chất trong tế bào nhân sơ là:

A. Nâng đỡ cấu trúc bên trong tế bào như vùng nhân, ribosome.

B. Dự trữ các chất dinh dưỡng cho tế bào.

C. Giúp tế bào vi khuẩn thay đổi hình dạng dễ dàng.

D. Nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh, đảm bảo các hoạt động sống của tế bào.

Câu 14: Hình thức nghiên cứu nào sau đây không thuộc phương pháp thực nghiệm khoa học?

A. Phương pháp quan sát.                                                B. Phương pháp phân loại vi sinh vật.

C. Phương pháp nuôi cấy.                                                D. Phương pháp tách chiết.

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy so sánh tinh bột và glycogen về cấu tạo và chức năng.

Câu 2 (1,0 điểm). Phân biệt DNA vùng nhân và plasmid.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

Phần trắc nghiệm (7 điểm)

1. B

2. D

3. D

4. D

5. A

6. B

7. B

8. A

9. C

10. D

11. B

12. A

13. D

14. A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 10 KNTT - TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG ĐỀ - 04

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1: Trong tế bào nhân thực, bào quan có vai trò hình thành thoi phân bào giúp các nhiễm sắc thể di chuyển khi tế bào phân chia là:

A. Lysosome.                         B. Ty thể.                          C. Trung thể.                     D. Ribosome.

Câu 2: Trong các hợp chất hữu cơ sau đây, hợp chất nào không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

A. mRNA.                              B. DNA.                             C. Protein.                         D. Phospholipid.

Câu 3: Theo lý thuyết, suctose được xếp vào nhóm nào sau đây:

A. Đường đôi.                        B. Đường đơn.                   C. Đường đa.                     D.  Lipid phức tạp.

Câu 4: Điều nào sau đây là không đúng với quy định về an toàn trong phòng thí nghiệm:

A. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.

B. Không ngửi hóa chất.và không sử dụng các vật liệu nguy hiểm.

C. Đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ nếu cần thiết.

D. Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc.

Câu 5: Cấu trúc không gian xếp gấp nếp của phân tử protein được thể hiện ở bậc cấu trúc:

A. 3                                        B. 1                                    C. 2                                    D. 4

Câu 6: Trong quy trình nghiên cứu khoa học, bước kế tiếp sau khi quan sát và thu thập dữ liệu là:

A. Hình thành giả thuyết.                                                 B. Đặt câu hỏi.

C. Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.                              D. Xử lí dữ liệu.

Câu 7: Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ:

A. Chất hữu cơ.                      B. Chất vô cơ.                   C. Vi sinh vật.                   D. Mặt trời.

Câu 8: Ở hầu hết các loài sinh vật, bốn nguyên tố đa lượng chiếm 96% khối lượng vật chất sống là

A.  C, H, O, P.                        B. Ca, H, O, N.                  C. C, H, O, N.                   D. C, H, O, Ca.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm để phân biệt giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:

A. Màng sinh chất tế bào động vật có cholesterol.

B. Tế bào thực vật có thành tế bào từ cellulose.

C. Tế bào động vật có thể thay đổi hình dạng.

D. Tế bào thực vật có không bào.

Câu 10: Thành tế bào của nhiều loài nấm và lớp vỏ của một số loài động vật như tôm, cua, nhện có cấu tạo từ:

A. Cellulose.                          B. Peptidoglycan.              C. Phospholipid.               D. Chitin.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống:

A. Là những nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01% tổng lượng chất khô của cơ thể.

B. Tham gia cấu tạo nên các phân tử sinh học của tế bào.

C. Các nguyên tố Ca, H, Fe, I, … là nguyên tố vi lượng.

D. Là thành phần cấu tạo nên các enzyme và các hợp chất quan trong của tế bào.

Câu 12: Thành phần cấu tạo nên Ribosome gồm có:

A. DNA và protein.                                                          B. mRNA và rRNA.

C. rRNA và protein.                                                         D. tRNA và protein.

Câu 13: Dựa vào nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide nằm trên hai mạch đơn của DNA, trình tự nucleotide trên đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch đơn sau đây: - G – T – A – C – C – T – là:

A. – C – A – T – G – G – A –                                          B. – C – T – A – G – G – A –

B. – T – G – C – A – A – G –                                          D. – A – C – G – T – T – C –

Câu 14: Điều nào sau đây không phải là vai trò của bộ khung xương tế bào?

A. Tổng hợp protein.                                                        B. Nâng đỡ tế bào.           

C. Neo giữ các bào quan                                                  D. Hỗ trợ tế bào di chuyển.

 Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày những vai trò sinh học của nước đối với tế bào.

Câu 2 (1,0 điểm). Trong tế bào có hai loại bào quan đều có vai trò khử độc bảo vệ tế bào, đó là hai bào quan nào? Giải thích.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

1. C

2. D

3. A

4. B

5. C

6. B

7. D

8. C

9. A

10. D

11. D

12. C

13. A

14. A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 10 KNTT - TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG ĐỀ - 05

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1: Trong các hợp chất hữu cơ sau, hợp chất nào không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

A. mARN.                               B. Chitin.                          C. Protein bậc 4.                       D. Vitamin.

Câu 2: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia carbohydrate thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?

A. Khối lượng của phân tử                                               B. Độ tan trong nước

C. Số loại đơn phân có trong phân tử                               D. Số lượng đơn phân có trong phân tử

Câu 3:  Trong vấn đề bảo vệ môi trường, ứng dụng Sinh học mở ra tiềm năng xử lí ô nhiễm môi trường nhờ  loài sinh vật:

A. Vi sinh vật.                        B. Thực vật                      C. Động vật.                            D. Nấm.        

Câu 4: Khi ghép các mô, cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận có thể nhận biết các cơ quan lạ và đào thải cơ quan lạ đó là do cấu trúc nào sau đây của màng?

A. Cholesterol.                       B. Lipoprotein .                 C. Phospholipid.                       D. Glycoprotein.

Câu 5: Những bào quan nào có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật?

A. Lục lạp, thành tế bào, không bào lớn.                         B. Thành tế bào, bộ máy golgi, lục lạp.

C. Lysosome, ti thể, không bào.                                       D. Lục lạp, lưới nội chất trơn, không bào.

Câu 6: Loại protein nào sau đây có chức năng vận chuyển các chất?

A. Hemoglobin.                B. Enzyme.                 C. Glycoprotein.              D. Protein sữa (casein).

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào?

A. Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.

B. Là nguyên liệu tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.

C. Điều hòa nhiệt độ ổn định cho tế bào.

D. Là dung môi hòa tan nhiều chất

Câu 8: Một mạch của phân tử DNA có trình tự nucleotide là: GATTACCCGGAT. Vậy trình tự nucleotide của mạch bổ sung với mạch trên là:

A. GAUUACCCGGAU.                                            B. CTAATGGGCCTA.

C. AGCCGTTTAAGC.                                              D. CUAAUGGGCCUA.

Câu 9: Cho các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau:

(1) Cơ thể.             (2) tế bào.            (3) quần thể.             (4) quần xã.             (5) hệ sinh thái.

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

A. 5 → 4 → 3 → 2 → 1                                             B. 2 → 1 → 3 → 4 → 5

C. 2 → 3 → 4 → 5 → 1                                             D. 1 → 2 → 3 → 4 → 5

Câu 10: Thành phần nào của vi khuẩn gây bệnh giúp chúng tránh khỏi sự tấn công của các tế bào bạch cầu khi xâm nhập vào cơ thể con người?

A. Thành tế bào.                    B. Màng ngoài.                  B. Lông.                            D. Gai glycoprotein.

Câu 11: Trong các ý sau đây, có bao nhiêu đặc điểm là đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống cơ bản?

1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

3) Liên tục tiến hóa.

4) Là hệ mở có khả năng tự điều chỉnh.

5) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

A. 2                                        B. 3                                    C. 4                                    D. 5

Câu 12: Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố vi lượng?

A. Lưu huỳnh (S).                  B. Sắt (Fe).                        C. Kẽm (Zn).                     D. Đồng (Cu).

Câu 13: Khi nói về cấu trúc của protein, phát biểu nào sau đây là sai:

A. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các amino acid.

B. Mọi phân tử protein đều có cấu trúc không gian 4 bậc.

C. Cấu trúc không gian được duy trì bằng các liên kết yếu.

D. Mỗi protein được cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi polypeptide.

Câu 14: Thành phần chủ yếu của dầu thực vật là

A. Acid béo no và glycerol.                                        B. Acid béo không no và glycerol.
C. Amino acid.                                                         D. Acid béo và glucose.

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). So sánh giống nhau và khác nhau về cấu tạo và chức năng giữa ADN và ARN?

Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

1. D

2. D

3. A

4. D

5. A

6. A

7. A

8. B

9. B

10. B

11. B

12. C

13. B

14. B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 KNTT năm 2022-2023 Trường THPT Trưng Vương có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo các tài liệu liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON