YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Yên Lạc

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 Trường THPT Yên Lạc. Đề thi gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận có đáp án hướng dẫn giải chi tiết hy vọng sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong các kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1. Trong Hiến pháp mới ban hành năm 1889, chế độ chính trị của Nhật Bản là

A. cộng hòa.                                                                          B. quân chủ lập hiến

C. quân chủ chuyên chế.                                                         D. cộng hòa liên bang.

Câu 2. Cơ sở để đế quốc Nhật thực hiện chính sách xâm lược và bành trướng ra bên ngoài là gì?

A. Nhật Bản có tiềm lực về kinh tế.

B. Sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị.

C. Nhờ sức mạnh vượt trội về quân sự, đặc biệt là vũ khí.  

D. Người Nhật có tinh thần thượng võ.

Câu 3. Với điều ước Tân Sửu (1901), Trung Quốc thực sự trở thành nước

A. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.                 

B. thuộc địa, nửa phong kiến.

C. nửa thuộc địa, phong kiến.            

D. tư bản chủ nghĩa.

Câu 4. Lực lượng tham gia tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là     

A. công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sỹ, đại biểu công nông.

B. nông dân, trí thức tiểu tư sản, địa chủ, thân sỹ, đại biểu công nông.

C. trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sỹ, đại biểu công nông.

D. công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sỹ.

Câu 5. Mâu thuẫn lớn nhất trong xã hội Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX là mâu thuẫn giữa

A. nông dân với địa chủ phong kiến.             

B. giai cấp tư sản với địa chủ phong kiến.

C. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.            

D. nhân dân Trung Quốc với thực dân -  đế quốc.

Câu 6. Một trong những hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911) là không

A. thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.        

B. công nhận quyền bình đẳng của mọi công dân.

C. công nhận quyền tự do dân chủ của mọi công dân.

D. quan tâm đến việc xây dựng quân đội, bảo vệ chính quyền.

Câu 7. Sự kiện  nào ở Trung Quốc ảnh hưởng đến phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Cách mạng Tân Hợi.                                    B. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc.

C. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.                       D. Khởi nghĩa Chu Nguyên Chương.

Câu 8. Đầu thế kỉ XX, để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn, các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào?

A. Cấp tiến, Ôn hòa.                                       B. Liên minh, Hiệp Ước.

C. Đồng minh, Hiệp Ước.                               D. Liên minh, Phát xít.

Câu 9. Điều không mong muốn của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là

A. chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại.

B. nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh mới được sử dụng.

C. Mĩ tham chiến và thu nhiều lợi nhuận từ Chiến tranh.

D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời.

Câu 10. Sau Cách mạng Tháng Hai 1917, Nga trở thành nước

A. quân chủ chuyên chế.                                 B. cộng hòa.

C. quân chủ lập hiến.                                      D. xã hội chủ nghĩa.

Câu 11. Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 là

A. cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ.

B. cuộc cách mạng XHCN.

C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. cuộc cách mạng tư sản điển hình.

Câu 12. Vì sao các nước tư bản Đức, Ita lia, Nhật bản tìm kiếm lối thoát khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bằng việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít?

A. Vì dân sinh, dân chủ trong nước.

B. Vì ít thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường.

C. Để khẳng định sức mạnh với các nước tư bản khác.

D. Để khẳng định sức mạnh với nhân dân trong nước.

B. TỰ LUẬN.

Câu 1. Vì sao sau cách mạng tháng Hai năm 1917, Lê – nin và Đảng Bốn – sê-vích đề ra đường lối để tiếp tục làm cách mạng tháng Mười?

Câu 2.Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1. B

2.B

3.A

4.C

5.D

6.A

7.A

8.B

9.D

10.B

11.B

12.B

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

- Nguyên nhân: Cung vượt quá xa cầu

- Hậu quả:

+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nên kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

+ Về chính trị: đe dọa sự tồn tại của các nước tư bản chủ nghĩa

+ Xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

+ Về quan hệ quốc tế: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, các nước tư bản buocj phải xemxets lại con đường phát triển của mình: Anh, Pháp, Mĩ ..........; Đức, Italia, Nhật bản.....

=> Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Ráo riết chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu 1.  Vì sao sau cách mạng tháng Hai năm 1917, Lê – nin và Đảng Bôn – sê - vích đề ra đường lối để tiếp tục làm cách mạng tháng Mười?

-  Tình hình sau cách mạng tháng Hai:

+ Tồn tại hai chính quyền đối lập.

+ “Luận cương tháng Tư” của Lênin chỉ ra mục tiêu chuyển từ CMDCTS sang CMXHCN.

- Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ.......

- Kết quả:       

Câu 2. Tại sao nói quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong hệ thống Vécxai – Oa –sinh- tơn chỉ là tạm thời và mỏng manh?

- Sau CTTG thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

- Các nước thắng trận giành được nhiều quyền lợi và xác lập, áp đặt sự nô dịch đối với các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.

- Nảy sinh những bất đồng mâu thuẫn giữa các nước tư bản...

- Hội Quốc Liên được thành lập để duy trì trật tự TG mới này.

=>Quan hệ hòa bình ........ chỉ là tạm thời và mỏng manh.

Đề số 2

Phần 1: Trắc nghiệm 

Câu 1; Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?

A: 12 năm.                  B: 13 năm                      C: 14 năm                      D: 15 năm

Câu 2: Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc.Nhân dân Trung Quốc có hành động gì?

A: Đầu hàng đế quốc.              B: Nổi dậy đấu tranh                C: Thỏa hiệp với đế quốc

D: Lợi dụng đế quốc chống phong kiến

Câu 3: Nhân dân Phi lip pin chống chủ nghĩa thực dân nào?

A: Anh_Pháp.            B: Tây ban nha_Mĩ                  C: Pháp_Hà lan              D; Mĩ_Anh

Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A:Sự hung hãn của Đức                              B: Thái tử Á0-Hung bị ám sát

C; Mâu thuẫn Anh_Pháp                              D: Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa

Câu 5: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?

A: Mĩ.                  B:Anh                              C: Đức                         D: Nhật

Câu 6: Lãnh tụ phong trào Duy Tân ở Trung Quốc là ai?

A: Hồng Tú Toàn.             B: Tôn Trung Sơn.           C: Lương Khải Siêu_Khang Hữu Vi

Câu 7: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là cuộc đấu tranh của giai cấp nào?

A: Tư sản.                B: Nông dân.                C: Thợ thủ công.              D: Công nhân

Câu 8: Nước nào ở Đông Nam Á  không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A: Mã lai.              B: Xiêm.                  C: Bru nây.                         D: Xin ga po

Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A: Sự thù địch Anh_Pháp.                                           B: Sự hình thành phe liên minh

C: Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.                          D: Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

Câu 10: Phe Liên Minh gồm những nước nào?

A: Đức_Ý_Nhật.             B: Đức_Aó hung.           C: Đức_Nhật_Aó.       D: Đức_Nhật_Mĩ

Câu 11: Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á duy nhấtkhoong trở thành thuộc địa là do?

A: Duy trì chế độ phong kiến.                                          B: Tiến hành cách mạng tư sản

C: Tăng cường khả năng quốc phòng.                        D: chính sách duy tân của Ra ma V

Câu 12: Cuộc khởi nghĩa thể hiên tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam_ Cam pu chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp?

A: Khởi nghĩa Si vô tha.                                    B : Khởi nghĩa A cha xoa

C : Khởi nghĩa Pu côm pô.                                 D : K hởi nghĩa Ong kẹo

Câu 13: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?

A: Anh.                   B: Nhật.                 C: Đức.                           D: Mĩ

Câu 14: Lãnh tụ Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng nào?

A: Trung lập.          B: Dân chủ tư sản.           C: Quân chủ lập hiến.        D: Nền cộng hòa

Câu 15: Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa nữa phong kiến?

A: Tân Sửu.                B: Nam Kinh.                   C:Bắc Kinh.                  D:Nhâm Ngọ

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1: Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười?

A. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa.

C. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động.

D. Cách mạng do Đảng Bônsêvích và Lênin lãnh đạo.

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu mở đường giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

A. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp 12/1920.

B. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước 1911.

C. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh.

D. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin tháng 7/1920.

Câu 3: Nước nào ở Đông Nam Á  không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Singapo.                          B. Brunây.                       C. Xiêm.                          D. Mã lai.

Câu 4: Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản?

A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.                            B. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

C. Xây dựng khối liên minh công nông.                      D. Kết hợp giành và giữ chính quyền.

Câu 5: Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang diễn ra cuối tháng 12 năm 1922 đã tuyên bố thành lập

A. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên xô).

B. Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, Ucraina, beelarut, và captazo.

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

D. nước Nga Xô viết Xã hội chủ nghĩa.

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa thể hiên tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam -  Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp?

A. Khởi nghĩa Ong kẹo.                                               B. Khởi nghĩa Pucômbô.

C. Khởi nghĩa Sivôtha.                                                D. Khởi nghĩa Achaxoa.

Câu 7: Đâu là ý nghĩa của Luận cương tháng tư do Lênin soạn thảo?

A. Giác ngộ cách mạng cho đông đảo quần chúng nhân dân.

B. Cổ vũ quần chúng tích cực đứng dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

C. Trang bị vũ khí tư tưởng cho mọi giai cấp, tầng lớp.

D. Chỉ rõ mục tiêu, đường lối chuyển sang cách mạng XHCN.

Câu 8: Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật trên ưu thế nào?

A. Sức mạnh kinh tế.                                                    B. Sức mạnh quân sự.

C. Truyền thống văn hóa lâu đời.                                 D. Sức mạnh áp chế về chính trị.

Câu 9: Hình thức đấu tranh cao nhất trong cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?

A. Bãi công chính trị.           B. Biểu tình.                    C. Vũ trang.                    D. Hòa bình.

Câu 10: Vào thời gian nào thì chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản lâm vào khủng hoảng và suy yếu?

A. Giữa thế kỉ XIX.             B. Cuối thế kỉ XVIII.      C. Đầu thế kỉ XIX.         D. Cuối thế kỉ XIX.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1: Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười?

A. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa.

C. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động.

D. Cách mạng do Đảng Bônsêvích và Lênin lãnh đạo.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự hình thành phe Liên minh.                                 B. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

C. Mâu thuẫn giữa Anh với Đức.                                D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu.

Câu 3: Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang diễn ra cuối tháng 12 năm 1922 đã tuyên bố thành lập

A. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

B. nước Nga Xô viết Xã hội chủ nghĩa.

C. Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, Ucraina, beelarut, và captazo.

D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên xô).

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa thể hiên tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam -  Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp?

A. Khởi nghĩa Sivôtha.                                                B. Khởi nghĩa Achaxoa.

C. Khởi nghĩa Pucômbô.                                              D. Khởi nghĩa Ong kẹo.

Câu 5: Hình thức đấu tranh cao nhất trong cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?

A. Bãi công chính trị.           B. Biểu tình.                    C. Vũ trang.                    D. Hòa bình.

Câu 6: Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật trên ưu thế nào?

A. Sức mạnh kinh tế.                                                    B. Sức mạnh quân sự.

C. Truyền thống văn hóa lâu đời.                                 D. Sức mạnh áp chế về chính trị.

Câu 7: Nước nào ở Đông Nam Á  không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Brunây.                            B. Singapo.                      C. Mã lai.                         D. Xiêm.

Câu 8: Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc?

A. Trực Lệ.                           B. Sơn Tây.                     C. Sơn Đông.                  D. Bắc Kinh.

Câu 9: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.                                   B. Mâu thuẫn Anh - Pháp.

C. Sự hung hãn của Đức.                                             D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

Câu 10: Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản?

A. Xây dựng khối liên minh công nông.                      B. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

C. Kết hợp giành và giữ chính quyền.                         D. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1: Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang diễn ra cuối tháng 12 năm 1922 đã tuyên bố thành lập

A. nước Nga Xô viết Xã hội chủ nghĩa.

B. Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, Ucraina, beelarut, và captazo.

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên xô).

Câu 2: Vào thời gian nào thì chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản lâm vào khủng hoảng và suy yếu?

A. Giữa thế kỉ XIX.             B. Đầu thế kỉ XIX.          C. Cuối thế kỉ XVIII.     D. Cuối thế kỉ XIX.

Câu 3: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.                                   B. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

C. Mâu thuẫn Anh - Pháp.                                           D. Sự hung hãn của Đức.

Câu 4: Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười?

A. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động.

B. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa.

C. Cách mạng do Đảng Bônsêvích và Lênin lãnh đạo.

D. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 5: Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc?

A. Sơn Tây.                          B. Trực Lệ.                      C. Sơn Đông.                  D. Bắc Kinh.

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa thể hiên tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam -  Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp?

A. Khởi nghĩa Ong kẹo.                                               B. Khởi nghĩa Achaxoa.

C. Khởi nghĩa Sivôtha.                                                D. Khởi nghĩa Pucômbô.

Câu 7: Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga?

A. Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.

B. Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng.

C. Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập.

D. Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại.

Câu 8: Nước nào ở Đông Nam Á  không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Brunây.                            B. Xiêm.                          C. Singapo.                      D. Mã lai.

Câu 9: Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản?

A. Xây dựng khối liên minh công nông.                      B. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

C. Kết hợp giành và giữ chính quyền.                         D. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

Câu 10: Đâu là ý nghĩa của Luận cương tháng tư do Lênin soạn thảo?

A. Trang bị vũ khí tư tưởng cho mọi giai cấp, tầng lớp.

B. Giác ngộ cách mạng cho đông đảo quần chúng nhân dân.

C. Cổ vũ quần chúng tích cực đứng dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

D. Chỉ rõ mục tiêu, đường lối chuyển sang cách mạng XHCN.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án Trường THPT Yên Lạc. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF