Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 10 năm 2021 Trường THPT Phan Ngọc Hiển được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các bài tập tự luận và trắc nghiệm có đáp án nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn Hóa 10. Mời các bạn cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN |
ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC 10 Thời gian 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
B. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
C. Hầu hết hạt nhân các nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
Câu 2: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là \({}_{12}^{24}{\rm{Mg}}\) , \({}_{12}^{25}{\rm{Mg}}\) \({}_{12}^{26}{\rm{Mg}}\), . Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Nguyên tố Mg có 3 đồng vị.
B. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14
C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.
D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.
Câu 3: Trong tự nhiên nitơ có hai đồng vị là \({}_7^{14}{\rm{N}}\) (99,63%) và \({}_7^{15}{\rm{N}}\) (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của nitơ là
A. 14,7 B. 14,4 C. 14,0 D. 13,7
Câu 4: Một nguyên tử có cấu hình 1s2 2s2 2p3. Chọn phát biểu sai:
A. Nguyên tử đó có 7 electron. B. Nguyên tử đó có 7 nơtron.
C. Không xác định được số nơtron. D. Nguyên tử đó có 7 proton.
Câu 5: Lớp electron L có số phân lớp là:
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Nguyên tử X có 3 electron ở lớp ngoài cùng. Số hiệu nguyên tử của X là:
A. 13 B. 12 C. 11 D. 31
Câu 7: Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?
A. 2p B. 3d C. 4f D. 2d
Câu 8: Cấu hình của phân lớp electron có mức năng lượng cao nhất của nguyên tử 20X là:
A. 3d2 B. 3p6 C. 3p4 D. 4s2 .
Câu 9: Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 21. Vậy cấu hình electron của A là:
A. 1s2 2s2 2p4 .
B. 1s2 2s2 2p2 .
C. 1s2 2s2 2p3.
D. 1s2 2s2 2p5.
Câu 10: Một nguyên tử có kí hiệu là \({}_{21}^{45}X\), cấu hình electron của nguyên tử X là:
A.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d2.
C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3. D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2.
Câu 11: Cấu hình e nào sau đây của nguyên tử thuộc nguyên tố kim loại ?
A. 1s22s22p1 B. 1s2s2s2p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63s2
Câu 12: Một ion có 3p, 4n và 2e. Ion này có điện tích là
A. 3+ B. 2- C. 1+ D. 1-
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 1: Đồng có 2 đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\) ; \({}_{29}^{65}Cu\), biết tỉ lệ số nguyên tử của chúng lần lượt là 105: 245. Tính nguyên tử khối trung bình của Cu ?
Bài 2: Cho 2 nguyên tử 15A; 29B.
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử của nguyên tố A và B.
b. Cho biết nguyên tử A, B thuộc loại nguyên tố họ s, p, d hay f ?vì sao?
c. Cho biết nguyên tử A, B thuộc nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? vì sao?
Bài 3: Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 48. Số hạt mang điện bằng 5/3 lần số hạt không mang điện.
a. Hãy xác định số lượng từng loại hạt trong nguyên tử của nguyên tố.
b. Viết kí hiệu nguyên tử nguyên tố X.
c. Cho biết nguyên tử có mấy lớp electron; số electron trên từng lớp.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
B |
C |
B |
B |
A |
D |
D |
C |
D |
D |
C |
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Gọi x, y lần lượt là phần trăm của \({}_{29}^{63}Cu\) ; \({}_{29}^{65}Cu\)
Ta có hệ phương trình
\(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 100\\
\frac{x}{y} = \frac{{105}}{{245}}
\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình ta có
x = 30%
y = 70%
\({\overline A _{Cu}} = \frac{{63.30 + 65.70}}{{100}} = 64,4\)
Câu 2:
a. Có 15 electron 1s22s22p63s23p3
b. A thuộc nguyên tố p.
Vì electron cuối cùng điền vào phân lớp p.
c. A là phi kim.
Vì có 5 electron lớp ngoài cùng \({}_{29}B\)
a. Có 29 electron
1s22s22p63s23p64s23d9
1s22s22p63s23p63d104s1
b. B thuộc nguyên tố d.
Vì electron cuối cùng điền vào phân lớp
c. B là kim loại.
Vì có 1 electron lớp ngoài cùng .
Câu 3: Theo đề bài ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}
p + e + n = 48\\
p + e = \frac{5}{3}n
\end{array} \right.\)
Do p = e
\(\left\{ \begin{array}{l}
2p + n = 48\\
2p - \frac{5}{3}n = 0
\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình ta có
\(\left\{ \begin{array}{l}
p = 15\\
n = 18
\end{array} \right.\)
a. Vậy:
Số proton = số elctron = 15
Số nơtron = 18
b. Ta có:
Z = p ; N = n
A = Z+N = 15 +18 = 33
\({}_{15}^{33}X\)
c. Có 15 electron
1s22s22p63s23p3
Nguyên tử X có 3 lớp
- Lớp 1(K) có 2e
- Lớp 2(L) có 8e
Lớp 3(M) có 5e
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng khi nói về nguyên tử:
A. Nguyên tử luôn có số e bằng số n.
B. Nguyên tử mang điện tích dương hoặc điện tích âm
C. Khối lượng hầu như tập trung ở vỏ nguyên tử.
D. Nguyên tử có hạt p, hạt n tập trung ở hạt nhân và electron tập trung ở vỏ.
Câu 2: Hiđro có 3 đồng vị và oxi có đồng vị. Có thể có bao nhiêu phân tử H2O được tạo thành từ hiđro và oxi?
A. 16
B. 17
C. 18
D. 20
Câu 3: Neon có nguyên tử khối trung bình là 20,18. Neon có 2 đồng vị bền là 20Ne chiếm 91% và ANe . Đồng vị thứ 2 của Neon có số khối là:
A. 19
B. 21
C. 22
D. 23
Câu 4: Ký hiệu \({}_{13}^{27}X\) nguyên tử cho biết:
A. A= 27, Z = 14, N = 13
B. A = 13, Z = e = 27, N = 14
C. A = 27, Z = e =13, N = 14
D. A = 14, Z = 27, N = 13
Câu 5: Electron thuộc lớp nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?
A. K
B. L
C. M
D. N
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp e; lớp e ngoài cùng có 4e .Số proton nguyên tử của nguyên tố đó là:
A. 10
B. 12
C. 14
D. 16
Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?
A. s1, p3, d7, f9
B. s2, p6, d10, f12
C. s2, p4, d8, f14
D. s2, p6, d10, f14
Câu 8: Nguyên tử có tổng số e là 13 có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
A. 3s2 3p2.
B. 3s2 3p1 .
C. 2s2 2p1 .
D. 3p1 4s2
Câu 9: Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố A là 28. Vậy cấu hình electron của A là:
A. 1s2 2s2 2p4 .
B. 1s2 2s2 2p2 .
C. 1s2 2s2 2p33s23p63d84s2.
D. 1s2 2s2 2p5.
Câu 10: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10, Nguyên tử của nguyên tố X có
A. 12 electron.
B. 16 electron.
C. 10 electron.
D. 18 electron.
Câu 11: Cấu hình e nguyên tử nào sau đây của nguyên tố khí hiếm?
A. 1s22s22p63s23p6
B. 1s2s2s2p63s23p5
C. 1s22s22p63s23p3
D. 1s22s22p63s23p1
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron:1s2s2s2p63s23p5 . Nguyên tử X có khuynh hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron?
A. Nhận 1 electron
B. Nhường 5 electron
C. Nhận 3 electron.
D.Nhường 3 electron.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
B |
C |
B |
B |
A |
D |
D |
C |
D |
D |
C |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
A | C | C | D | B | A | B | B | C | C | D | D |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | ||||||
B | A | A | C | C | D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Nguyên tử R có tổng số các loại hạt electron, proton, nơtron là 40. Xác định số lượng hạt các loại trong nguyên tử R? Viết kí hiệu nguyên tử của R?
Câu 2: Nguyên tử Mg có ba đồng vị ứng với thành phần phần trăm về số nguyên tử như sau:
Đồng vị \({}^{24}Mg\) \({}^{25}Mg\) \({}^{26}Mg\)
% 78,6 10,1 11,3
Tính nguyên tử khối trung bình của Mg.
Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử \({}^{25}Mg\) , thì số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị còn lại là bao nhiêu?
Câu 3: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Hãy viết cấu hình electron của A, B và của các ion mà A và B có thể tạo thành.
Câu 4: X, Y, Z là những nguyên tố có điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19, 8.
a, Cho biết tính chất hóa học đặc trưng của X, Y, Z?
b, Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và Y, Y và Z, X và Z. Viết công thức phân tử của các hợp chất tạo thành.
Câu 5: M là kim loại thuộc nhóm IIA. Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5.
a, Tìm kim loại M
b, Tính % thể tích các khí trong A.
Câu 6: Cân bằng phản ứng hóa học sau bằng phương pháp thăng bằng electron
a, Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
b, NH3 + O2 → NO + H2O
c, FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
d, Fe3O4 + Al → Fe + Al2O3
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cho 3,6 g một kim loại kiềm thổ tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2(đktc). Kim loại đó là:
A. Ca B. Be C. Mg D. Ba
Câu 2: S có số oxi hóa +6 trong trường hợp nào sau đây?
A. SO4 2- B. SO2 C. S2- D. Na2SO3
Câu 3: Tìm câu đúng:
A. Bảng tuần hoàn gồm có 8 nhóm B chia làm 8 cột
B. Bảng tuần hoàn gồm có 7 chu kì, số thứ tự chu kì bằng số phân lớp electron
C. Các nguyên tố nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau vì vỏ nguyên tử có cùng electron s và p
D. Các nguyên tố có cùng electron hóa trị được xếp thành một cột
Câu 4: Phân lớp 4f có số electron tối đa là:
A. 10 B. 6 C. 2 D. 14
Câu 5: Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng % các đồng vị trong X bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là:
A. 12,5 B. 13 C. 13,5 D. 14,5
Câu 6: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy cấu hình electron của nguyên tử R là
A. 1s22s22p5 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p63s23p1 D. 1s22s22p63s1
Câu 7: Cho các nguyên tố 11M, 17X và 19R. Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự;
A. M < X < R. B. R < M < X. C. M < X < R. D. X< M < R
Câu 8: Trong phản ứng: Cl2 + 2KOH → KCl + KClO3 + H2O thì nguyên tử clo
A.. Chỉ bị oxi hóa
B. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử
C. Không bị oxi hóa, không bị khử
D. Chỉ bị khử
Câu 9: Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất môi trường là:
A. 15x – 6y B. 45x – 18y C. 46x – 18y D. 18x – 6y
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(a) Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một cặp electron chung
(b) Trong liên kết cộng hóa trị có cực, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện bé hơn
(c) Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
(d) Trong liên kết cộng hóa trị không cực, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
Số phát biểu không đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
A - TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:
A. Trong hợp chất cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực được hình thành giữa các nguyên tử giống nhau.
C. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng mạnh.
D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng yếu.
Câu 2: Cặp nguyên tử nào dưới đây tạo ra hợp chất cộng hóa trị:
A. H và H
B. F và F
C. Cl và Cl
D. Li và F
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng:
A. Liên kết ion được hình thành do sự góp chung electron.
B. Liên kết ion được hình thành do sự cho và nhận electron.
C. Liên kết ion là liên kết giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện >1,7.
D. Liên kết ion được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tich trái dấu.
Câu 4: Điện hóa trị của Na trong NaCl là:
A. +1 B. 1+ C. 1 D. 1-
Câu 5: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là:
A. +6, +8, +6, -2
B. +4, 0, +6, -2
C.+4, -8, +6, 2
D. +4, 0, +4, -2
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng:
A. Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng 0
B. Số oxi hóa của H luôn là +1 trong mọi hợp chất
C. Số oxi hóa của O luôn là -2 trong tất cả các hợp chất
D. Tổng số oxi hóa các nguyên tố trong ion bằng 0.
Câu 7: Hệ số tối giản của các chất trong phản ứng: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O lần lượt là:
A. 1, 4, 1, 2 ,1
B. 1, 6, 1, 2, 3
C. 2, 2, 4, 1, 1
D. 1, 4, 1, 1, 2
Câu 8: Cho phản ứng sau: 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. Trong phản ứng trên, vai trò của NO2 là:
A. Là chất oxi hóa
B. Là chất khử
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử
D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử
Câu 9: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất khử ?
A. 4HCl + MnO2→MnCl2 + Cl2 + H2O
B. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
C. FeO + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
D. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
Câu 10: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O là:
A. 25 B. 20 C. 15 D. 30
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!