YOMEDIA

Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Văn Khê

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Văn Khê có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a) Nhận biết

Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

(Trích Bếp lửa – Bằng Việt, Ngữ Văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.144)

b) Nhận biết

Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau:

Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.

(Trích Bến quê – Nguyễn Minh Châu, Ngữ Văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.100)

c) Thông hiểu

Đặt câu trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập.

Câu 2.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.139)

a) Nhận biết

Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Nhận biết

Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

c) Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

d) Vận dụng

Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về biển đảo quê hương.

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2016). Qua đó làm nổi được tình cảm của nhà văn đối với những người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ bài Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp

Cách giải:

- Lời dẫn trong đoạn thơ là:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

- Đó là lời dẫn trực tiếp.

b.

Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập

Cách giải:

Thành phần biệt lập – thành phần phụ chú: cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.

c.

 Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập

Cách giải:

- Chắc hẳn Tế Hanh phải rất yêu quê hương nên ông mới viết được những vần thơ hay như vậy về quê mình.

- Thành phần tình thái: Chắc hẳn.

Câu 2.

a.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Đoàn thuyền đánh cá

Cách giải:

Đoạn thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận.

b.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm, miêu tả, tự sự.

c.

Phương pháp: căn cứ biện pháp So sánh, Nhân hóa

Cách giải:

 - Biện pháp so sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

=> Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Gợi ra điểm nhìn nghệ thuật: nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

+ Gợi ra thời gian: hoàng hôn -> sự vận động của thời gian.

+ Nhấn mạnh quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc chiều tà -> vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của cảnh hoàng hôn trên biển.

- Biện pháp tu từ nhân hóa: Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

=>  Tác dụng:

+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa”  gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

d.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Suy nghĩ của em về biển đảo quê hương:

+ Biển đảo cùng với đất liền là phần lãnh thổ thiêng liêng, là máu thịt của Tổ quốc.

+ Biển đảo mang lại những giá trị về văn hóa và kinh tế vô cùng to lớn đối với quốc gia.

+ Bảo vệ chủ quyền biển đảo là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa…

Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là “phải ở dưới quê…” Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẫn thờ, trời ơi, “phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước lắm. Bông so đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật” Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào, “phải ở dưới quê thế nào cũng có người chạy tới can, người ngoài mới tiếng ngọt, tiếng lạt, cũng đỡ căng” Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần “phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo”

(…) Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc…

(Biển của mỗi người, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 5, 6, 7)

a) Nhận biết

Những phương thức biểu đạt bào được sử dụng trong đoạn trích trên?

b) Nhận biết

Tại sao chủ nhà lại “hoang mang” và cảm thấy “thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ” trước cô giúp việc?

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Thời gian – Quà tặng kì diệu của cuộc sống! Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 – 400 chữ) bàn về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học trò hiện nay.

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

 

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1. NXBGDVN, 2014)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

a)

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên: tự sự, nghị luận.

b)

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

Chủ nhà “hoang mang” và cảm thấy “thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ” vì:

- Họ sống trong một cuộc sống hiện đại với sự quy chiếu giá trị từ đời sống hiện đại, nếp sống của phố xá kể cả trong sinh hoạt lẫn trong nếp nghĩ.

- Cô giúp việc mang đến gia đình họ những lối suy nghĩ và nếp sống của người ở dưới quê.

Sư chênh lệch về chuẩn mực trong suy nghĩ và nếp sống dẫn đến những khác biệt, xáo trộn về tâm lí khiến chủ nhà hoang mang trước nếp sống và suy nghĩ của chính mình.

Câu 2.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Nêu vấn đề.

2. Giải thích vấn đề:

- Thời gian: là khái niệm dùng dể diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng.

- Thời gian trong quan niệm của người xưa là thời gian có khả năng trở đi trở lại – thời gian tuần hoàn. Tuy nhiên, với những nghiên cứu trong xã hội hiện đại, con người biết rằng thời gian là thứ một đi không trở lại – thời gian tuyến tính.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2.0 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

1. Nhận biết

 Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?

2. Nhận biết

Trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản ấy.

3. Thông hiểu

Nêu ngắn gọn vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ trên.

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có nhiều đóng góp cho cuộc đời nhưng rất khiêm nhường. Từ vẻ đẹp này của nhân vật, hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường.

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận tình yêu làng chân thực và cảm động của ông Hai qua diễn biến tâm trạng nhân vật trong văn bản Làng của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

1.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Đồng chí.

Cách giải:

Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.

2.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Đồng chí.

Cách giải

Hoàn cảnh đời: Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

3.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ trên: Vẻ đẹp của sự dũng cảm, kiên cường và vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt “rừng hoang sương muối”, những người lính vẫn bồng súng chiến đấu với tình yêu nước tha thiết. Sáng lên trong bức tranh là tình đồng chí “đứng cạnh bên nhau” – đó chính là sức mạnh giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu về hình thức

- Bài văn hoặc đoạn văn

- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.

Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau:

1. Nêu vấn đề.

2. Giải thích vấn đề.

- Khiêm là khiêm tốn, không khoe khoang về bản thân mình, không tự cao với những gì mình có. Nhường là nhường nhịn, không tranh giành, chịu về mình cái thiệt thòi vì người khác.

ð  Khiêm nhường là đức tính tốt của một con người, cần được phát huy.

3. Bàn luận vấn đề:

- Biểu hiện người sống khiêm nhường:

+ Họ luôn có thái độ nhã nhặn, lắng nghe ý kiến người khác.

+ Luôn học hỏi, cầu tiến, không ngừng nỗ lực.

+ Không tự đề cao mình, khoe khoang bản thân

- Dẫn chứng: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề bài.

- Tại sao chúng ta cần sống khiêm nhường?

+ Mỗi con người khi biết khiêm nhường sẽ làm cho các mối quan hệ trở nên hài hòa, tốt đẹp hơn.

+ Người khiêm nhường luôn nỗ lực phấn đấu nên thành công sẽ dễ dàng đến với họ.

+ Khi bạn khiêm nhường, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh.

4.  Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Phê phán những kẻ tự kiêu, tự mãn.

- Đồng thời cũng cần hiểu rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp giá trị của bản thân.

- Liên hệ bản thân.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm bắt thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên, Thời gian là vàng, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.36)

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.

Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu

Nêu ngắn gọn nội dung của ngữ liệu.

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Xét về cấu tạo, câu “Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội.” là kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu

Ngữ liệu trên chuyển tải thông điệp gì?      

II. Phần Tập làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) theo cách diễn dịch bàn về ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Văn Khê. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF