YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, giới thiệu đến các bạn Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN VẬT LÝ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Do chịu tác dụng của lực \(\overrightarrow{F}\) có độ lớn 10N một vật có gia tốc 2m/s2. Khối lượng của vật là

  A.  5kg.                            B.  5g.                           C.  20g.                         D.  20kg.

Câu 2. Một vật có khối lượng 10kg đặt trên một mặt phẳng nghiêng góc 300 độ so với phương ngang. Phân tích trọng lực tác dụng lên vật thành 2 thành phần. \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) dọc theo mặt phẳng nghiêng; \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\) vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Độ lớn của lực \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) là

  A.  100N.                         B.  \(50\sqrt{3}N\).       C.  \(50\sqrt{2}N\).       D.  50N.

Câu 3. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì tăng ga chuyển động nhanh dần đều và sau khi tăng tốc 20s thì vận tốc của ô tô là 20m/s. Gia tốc của ô tô là

  A.  0,2m/s2.                      B.  1m/s2.                      C.  0,5m/s2.                     D.  0,1m/s2.    

Câu 4. Theo định luật II Niu tơn, gia tốc của một vật có độ lớn

  A.  tỉ lệ thuận với độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật.

  B.  tỉ lệ nghịch với độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật.                           

  C.  tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.

  D.  tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.                  

Câu 5. Để lực hấp dẫn giữa hai vật tăng lên 4 lần thì cần điều chỉnh khoảng cách giữa hai vật

  A.  giảm đi 2 lần.             B.  giảm đi 4 lần.          C.  tăng lên 4 lần.            D.  tăng lên 2 lần.       

Câu 6. Một lò xo có độ cứng k=80N/m. Cần tác dụng vào lò xo một lực hướng dọc theo lò xo có độ lớn bao nhiêu để lò xo biến dạng 2cm?

  A.  2N.                             B.  8N.                          C.  1,6N.                       D.  2,5N.          

Câu 7. Một vật được ném ngang từ độ cao 45m với vận tốc ban đầu 20m/s. Thời gian chuyển động của vật là

  A.  3s.                               B.  5s.                            C.  4s.                             D.  2s; 

Câu 8. Công thức lực hấp dẫn là

  A.  \(F=G\frac{{{m}_{1}}.{{m}_{2}}}{{{r}^{2}}}\)                            

 B.  \(F=G\frac{{{m}_{1}}.{{m}_{2}}}{{{r}^{{}}}}\)                                  

 C.  \(F=G.{{m}_{1}}.{{m}_{2}}.r\)                         

 D.  \(F=G\frac{{{m}_{1}}.{{m}_{2}}}{{{r}^{3}}}\) 

Câu 9. Chuyển động nào trong các chuyển động sau được gọi là chuyển động theo quán tính

  A.  chuyển động thẳng đều.                                   B.  chuyển động tròn đều.         

  C.  chuyển động thẳng chậm dần đều.                  D.  chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Câu 10. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Kéo cho lò xo dài 24cm thì lực đàn hồi của lò xo là 5N. Độ cứng của lò xo là

  A.  25N/m.                       B.  100N/m.                  C.  125N/m.                  D.  50N/m.       

Câu 11. Trên một bàn đang quay tròn đều. Hai vật có khối lượng bằng nhau m1=m2 đặt cách tâm bàn quay các khoảng R1=60cm; R2=90cm. Lực hướng tâm của vật m1 là 4N. Lực hướng tâm của vật m2

  A.  8N.                             B.  9N.                          C.  6N.                            D.  12N.                     

Câu 12. Hai lực cân bằng không cùng yếu tố nào trong các yếu tố sau?

  A.  Độ lớn.               B.  Chiều.                              C.  Tác dụng vào một vật.            D.  Phương.     

Câu 13. Theo định luật III Niu tơn, lực tương tác giữa hai vật

  A.  là hai lực có độ lớn khác nhau.                        B.  xuất hiện và mất đi đồng thời.

  C.  là hai lực khác bản chất.                                  D.  là hai lực cùng hướng.

Câu 14. Công thức đúng về lực hướng tâm là

  A.  \({{F}_{ht}}=m\frac{{{\omega }^{2}}}{r}\)   

  B.  \({{F}_{ht}}=m.{{\omega }^{2}}.r\) 

  C.  \({{F}_{ht}}=m.{{r}^{2}}.\omega \)                     

  D.  \({{F}_{ht}}=m.{{v}^{2}}.r\)           

Câu 15. Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có

  A.  phương tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động tại mỗi điểm.

  B.  phương ngang, chiều cùng chiều chuyển động.

  C.  phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới.

  D.  phương ngang, chiều ngược chiều chuyển động.

Câu 16. Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào

  A.  áp lực của vật lên mặt tiếp xúc.                       B.  diện tích tiếp xúc.

  C.  tình trạng của mặt tiếp xúc.                             D.  vật liệu của mặt tiếp xúc.

Câu 17. Phát biểu nào là sai trong các phát biểu sau?

  A.  Mọi vật trong vũ trụ đều tương tác với nhau bằng một lực gọi là lực hấp dẫn.

  B.  Mọi vật trong vũ trụ đều hút với nhau bằng một lực gọi là lực hấp dẫn.           

  C.  Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa.

  D.  Mọi vật trong vũ trụ đều đẩy với nhau bằng một lực gọi là lực hấp dẫn.          

Câu 18. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi

  A.  tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.           

  B.  không phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.

  C.  tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.         

  D.  không phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo.

Câu 19. Hệ quy chiếu không có yếu tố nào trong các yếu tố sau?

  A.  Gia tốc của vật chuyển động.

  B.  Một vật làm mốc.

  C.  Một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc.

  D.  Một đồng hồ gắn với mốc thời gian.

Câu 20. Dưới tác dụng của một lực có giá trị 20N một vật chuyển động với gia tốc bằng 0,4m/s2. Hỏi vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng lên vật có giá trị 50N?

  A.  4m/s2                          B.  0,5m/s2                    C.  1m/s2                       D.  2m/s2   

Câu 21. Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ ban đầu v0=10 m/s. Sau khi ném được 2s vật chạm đất. Khoảng cách từ điểm ném đến điểm vật chạm đất là

  A.  40 m                           B.  \(20\sqrt{2}m\) .     C.  \(20\sqrt{3}m\).         D.  20m.

Câu 22. Thước A có chiều dài 25cm treo vào tường bằng một dây. Tường có một cái lỗ sáng nhỏ ngay phía dưới thước. Hỏi cạnh dưới của thước A phải cách lỗ sáng khoảng h bằng bao nhiêu để khi đốt dây treo cho thước rơi nó sẽ che khuất lỗ sáng trong thời gian 0,1s.

  A.  4m.                             B.  20cm.                      C.  2m.                          D.  40cm.         

Câu 23. Vật khối lượng m được treo vào điểm O nhờ 2 dây OA, OB. Dây OA nằm ngang và tạo với dây OB góc 1200. Lực căng của dây OA là 40N. Lực căng của dây OB là

  A.  20N                            B. \(40\sqrt{3}N\)        C. 80N.                         D.  40N.

Câu 24. Một vật khối lượng m=20kg, ban đầu đứng yên trên một mặt bàn nằm ngang. Tác dụng lên vật một lực theo phương ngang có độ lớn F trong thời gian t rồi ngừng tác dụng lực. Hình vẽ là đồ thị vận tốc theo – thời gian của vật. Giá trị của F là

  A.  120N.                         B.  60N.                       

  C.  80N.                           D.  150N.

Câu 25. Là một học sinh yêu thích vật lí, bạn Bách thường làm các thí nghiệm vật lí đơn giản. Một lần bạn làm thí nghiệm như sau: Một cốc nhựa cũ được gắn vào một sợi dây OA dài 79cm, khoảng cách từ A đến đáy cốc là 11cm. Đặt vào đáy cốc một cục tẩy nhỏ, cầm đầu O của dây, Bách quay cho cốc chuyển động tròn trong mặt phẳng thẳng đứng. Bạn Bách đố các bạn vận tốc nhỏ nhất của cốc ở điểm cao nhất là bao nhiêu để cục tẩy không bị rơi ra khỏi cốc?

  A.  3,5m/s.                        B.  2,5m/s.                     C.  2,8m/s.                     D.  3m/s.

Câu 26. Vật khối lượng m=10kg được kéo trượt lên một mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 6m dưới tác dụng của lực \\(\overrightarrow{F}\) dọc theo mặt phẳng nghiêng. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ=0,2. Xác định độ lớn của lực \(\overrightarrow{F}\) để vật chuyển động với gia tốc 1m/s2.

  A.  86N.                           B.  76N.                        C.  16N.                        D.  105N.

Câu 27. Cho lực \(\overrightarrow{F}\) lần lượt tác dụng vào hai vật có khối lượng m1 và m2 ban đầu đứng yên thì sau thời gian t vận tốc của chúng có độ lớn là v1=3m/s và v2=2m/s. Nếu cho lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng vào vật khối lượng m=3m1-m2 ban đầu đứng yên trong thời gian t thì vận tốc của vật là

  A.  2 m/s.                         B.  1,75 m/s.                 C.  1,25 m/s.                    D. 0,75 m/s.    

Câu 28. Vật khối lượng m=5kg đang cân bằng dưới tác dụng của 3 lực F1=50N; F2=40N; F3=30N. Nếu lực \(\overrightarrow{{{F}_{3}}}\) đột ngột đổi chiều nhưng giữ nguyên giá và độ lớn thì ngay sau đó gia tốc vật nhận được là

  A.  12m/s2.                       B.  10m/s2.                    C.  8m/s2.                      D.  6m/s2.

Câu 29. Hai quả cầu chuyển động ngược chiều đến va chạm vào nhau với tốc độ lần lượt là 2m/s và 1,5m/s. Sau va chạm quả cầu 1 tiếp tục chuyển động theo chiều cũ với tốc độ 0,5m/s còn quả cầu hai bị bật trở lại với tốc độ 1,5m/s. Quả cầu 1 có khối lượng là 4kg. Tính khối lượng của quả cầu 2

  A.  1,0kg                          B.  2,4kg.                      C.  1,2kg                         D.  2,0kg        

Câu 30. Một quả bóng khối lượng 0,5kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 18m/s thì va theo phương vuông góc vào bức tường thẳng đứng và bay ngược trở lại với vận tốc 12m/s. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,03s. Lực của quả bóng tác dụng vào tường là bao nhiêu

  A.  575N                           B.  100N                      C.  500N                   D.  375N    

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

A

11

C

21

 B

2

D

12

B

22

 B

3

C

13

B

23

 C

4

A

14

B

24

 A

5

A

15

C

25

 D

6

C

16

B

26

 A

7

A

17

D

27

 A

8

A

18

A

28

 A

9

A

19

A

29

 D

10

C

20

C

30

 C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Một lò xo có độ cứng k=80N/m. Cần tác dụng vào lò xo một lực hướng dọc theo lò xo có độ lớn bao nhiêu để lò xo biến dạng 2cm?

  A.  8N.                             B.  2N.                          C.  1,6N.                       D.  2,5N.          

Câu 2. Công thức đúng về lực hướng tâm là

  A.  \({{F}_{ht}}=m.{{\omega }^{2}}.r\)               

  B.  \({{F}_{ht}}=m.{{r}^{2}}.\omega \)

  C.  \({{F}_{ht}}=m.{{v}^{2}}.r\)                                                                        

  D.  \({{F}_{ht}}=m\frac{{{\omega }^{2}}}{r}\)                       

Câu 3. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Kéo cho lò xo dài 24cm thì lực đàn hồi của lò xo là 5N. Độ cứng của lò xo là

  A.  25N/m.                       B.  125N/m.                  C.  50N/m.                      D.  100N/m.               

Câu 4. Phát biểu nào là sai trong các phát biểu sau?

  A.  Mọi vật trong vũ trụ đều tương tác với nhau bằng một lực gọi là lực hấp dẫn.

  B.  Mọi vật trong vũ trụ đều hút với nhau bằng một lực gọi là lực hấp dẫn.           

  C.  Mọi vật trong vũ trụ đều đẩy với nhau bằng một lực gọi là lực hấp dẫn.          

  D.  Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa.

Câu 5. Hai lực cân bằng không cùng yếu tố nào trong các yếu tố sau?

  A.  Tác dụng vào một vật.              B.  Độ lớn.               C.  Chiều.            D.  Phương.     

Câu 6. Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có

  A.  phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới.

  B.  phương tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động tại mỗi điểm.

  C.  phương ngang, chiều ngược chiều chuyển động.

  D.  phương ngang, chiều cùng chiều chuyển động.

Câu 7. Do chịu tác dụng của lực \(\overrightarrow{F}\) có độ lớn 10N một vật có gia tốc 2m/s2. Khối lượng của vật là

  A.  5g.                              B.  5kg.                         C.  20kg.                       D.  20g.

Câu 8. Một vật được ném ngang từ độ cao 45m với vận tốc ban đầu 20m/s. Thời gian chuyển động của vật là

  A.  4s.                               B.  3s.                            C.  5s.                            D.  2s;  

Câu 9. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì tăng ga chuyển động nhanh dần đều và sau khi tăng tốc 20s thì vận tốc của ô tô là 20m/s. Gia tốc của ô tô là

  A.  0,2m/s2.                      B.  0,5m/s2.                   C.  0,1m/s2.                   D.  1m/s2.         

Câu 10. Một vật có khối lượng 10kg đặt trên một mặt phẳng nghiêng góc 300 độ so với phương ngang. Phân tích trọng lực tác dụng lên vật thành 2 thành phần. \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) dọc theo mặt phẳng nghiêng; \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\) vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Độ lớn của lực \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) là

  A.  \(50\sqrt{2}N\).          B.  \(50\sqrt{3}N\).       C.  50N.                        D.  100N.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

11

B

21

 C

2

A

12

B

22

 D

3

B

13

C

23

 B

4

C

14

D

24

 D

5

C

15

D

25

 B

6

A

16

B

26

C

7

B

17

A

27

 D

8

B

18

A

28

 B

9

B

19

B

29

 B

10

C

20

A

30

 B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Chuyển động nào trong các chuyển động sau được gọi là chuyển động theo quán tính

  A.  chuyển động thẳng chậm dần đều.                  B.  chuyển động thẳng nhanh dần đều.

  C.  chuyển động tròn đều.                                     D.  chuyển động thẳng đều.

Câu 2. Một lò xo có độ cứng k=80N/m. Cần tác dụng vào lò xo một lực hướng dọc theo lò xo có độ lớn bao nhiêu để lò xo biến dạng 2cm?

  A.  8N.                             B.  1,6N.                       C.  2N.                            D.  2,5N.        

Câu 3. Công thức lực hấp dẫn là

  A.  \(F=G\frac{{{m}_{1}}.{{m}_{2}}}{{{r}^{{}}}}\)                          

  B.  \(F=G.{{m}_{1}}.{{m}_{2}}.r\)                         

  C.  \(F=G\frac{{{m}_{1}}.{{m}_{2}}}{{{r}^{3}}}\)    

  D.  \(F=G\frac{{{m}_{1}}.{{m}_{2}}}{{{r}^{2}}}\)                        

Câu 4. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi

  A.  không phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo.B.  tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.         

  C.  tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.          D.  không phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.

Câu 5. Theo định luật III Niu tơn, lực tương tác giữa hai vật

  A.  là hai lực có độ lớn khác nhau.                        B.  là hai lực cùng hướng.

  C.  là hai lực khác bản chất.                                  D.  xuất hiện và mất đi đồng thời.

Câu 6. Do chịu tác dụng của lực \(\overrightarrow{F}\) có độ lớn 10N một vật có gia tốc 2m/s2. Khối lượng của vật là

  A.  20g.                            B.  20kg.                       C.  5g.                           D.  5kg.

Câu 7. Theo định luật II Niu tơn, gia tốc của một vật có độ lớn

  A.  tỉ lệ nghịch với độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật.                           

  B.  tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.

  C.  tỉ lệ thuận với độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật.

  D.  tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.                  

Câu 8. Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có

  A.  phương ngang, chiều cùng chiều chuyển động.

  B.  phương tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động tại mỗi điểm.

  C.  phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới.

  D.  phương ngang, chiều ngược chiều chuyển động.

Câu 9. Hai lực cân bằng không cùng yếu tố nào trong các yếu tố sau?

  A.  Độ lớn.               B.  Tác dụng vào một vật.              C.  Phương.         D.  Chiều.        

Câu 10. Phát biểu nào là sai trong các phát biểu sau?

  A.  Mọi vật trong vũ trụ đều đẩy với nhau bằng một lực gọi là lực hấp dẫn.          

  B.  Mọi vật trong vũ trụ đều hút với nhau bằng một lực gọi là lực hấp dẫn.           

  C.  Mọi vật trong vũ trụ đều tương tác với nhau bằng một lực gọi là lực hấp dẫn.

  D.  Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

D

11

B

21

 C

2

B

12

C

22

 C

3

D

13

A

23

 B

4

B

14

D

24

 B

5

D

15

B

25

 D

6

D

16

C

26

 B

7

C

17

A

27

 D

8

C

18

D

28

 B

9

D

19

C

29

 B

10

A

20

D

30

 B

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Theo định luật III Niu tơn, lực tương tác giữa hai vật

  A.  là hai lực có độ lớn khác nhau.                        B.  xuất hiện và mất đi đồng thời.

  C.  là hai lực khác bản chất.                                  D.  là hai lực cùng hướng.

Câu 2. Hai lực cân bằng không cùng yếu tố nào trong các yếu tố sau?

  A.  Tác dụng vào một vật.     B.  Chiều.                C.  Độ lớn.               D.  Phương.          

Câu 3. Để lực hấp dẫn giữa hai vật tăng lên 4 lần thì cần điều chỉnh khoảng cách giữa hai vật

  A.  tăng lên 4 lần.             B.  tăng lên 2 lần.          C.  giảm đi 2 lần.          D.  giảm đi 4 lần.         

Câu 4. Theo định luật II Niu tơn, gia tốc của một vật có độ lớn

  A.  tỉ lệ nghịch với độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật.                           

  B.  tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.                  

  C.  tỉ lệ thuận với độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật.

  D.  tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.

Câu 5. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi

  A.  tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.           

  B.  không phụ thuộc vào độ cứng của lò xo.

  C.  không phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo.

  D.  tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.         

Câu 6. Dưới tác dụng của một lực có giá trị 20N một vật chuyển động với gia tốc bằng 0,4m/s2. Hỏi vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng lên vật có giá trị 50N?

  A.  0,5m/s2                       B.  2m/s2                       C.  1m/s2                       D.  4m/s2     

Câu 7. Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có

  A.  phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới.

  B.  phương ngang, chiều ngược chiều chuyển động.

  C.  phương tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động tại mỗi điểm.

  D.  phương ngang, chiều cùng chiều chuyển động.

Câu 8. Một vật có khối lượng 10kg đặt trên một mặt phẳng nghiêng góc 300 độ so với phương ngang. Phân tích trọng lực tác dụng lên vật thành 2 thành phần. \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) dọc theo mặt phẳng nghiêng; \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\) vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Độ lớn của lực \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) là

  A.  \(50\sqrt{3}N\).          B.  100N.                      C.  \(50\sqrt{2}N\).       D.  50N.

Câu 9. Công thức lực hấp dẫn là

  A.  x\(F = G\frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\)            B. \(F = G\frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^{}}}}\)            C. \(F = G\frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^3}}}\)              D.  \(F = G.{m_1}.{m_2}.r\)

Câu 10. Một lò xo có độ cứng k=80N/m. Cần tác dụng vào lò xo một lực hướng dọc theo lò xo có độ lớn bao nhiêu để lò xo biến dạng 2cm?

  A.  2N.                             B.  1,6N.                       C.  2,5N.                         D.  8N.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

B

11

D

21

 B

2

B

12

C

22

 A

3

C

13

C

23

 A

4

C

14

A

24

 D

5

A

15

C

25

 B

6

C

16

A

26

 A

7

A

17

C

27

 B

8

D

18

C

28

 A

9

A

19

C

29

 B

10

B

20

B

30

 D

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON