YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Đa Phúc

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Đa Phúc. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN VẬT LÝ 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là

A. 2000 J.                             B. 0,05 J.                         C. 2 J.                              D. 20 J.

Câu 2: Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là

A. 10-20 electron.                  B. 10-18 electron.             C. 1020 electron.              D. 1018 electron.

Câu 3: Cho  mạch có 3 điện trở mắc nối tiếp lần lượt là 2 Ω, 3 Ω và 4Ω với nguồn điện 10 V, điện trở trong 1 Ω. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn điện là

A. 1 V.                                 B. 8 V.                             C. 9 V.                             D. 10 V.

Câu 4: Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là

A. 36 V.                               B. 6 V.                             C. 12 V.                           D. 8  V.

Câu 5: Suất điện động của một nguồn điện một chiều là 4 V. Công của lực lạ làm di chuyển một điện lượng 8 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là

A. 500 J.                               B. 0,320 J.                       C. 0,500 J.                       D. 0,032 J.

Câu 6: Một nguồn điện 9 V, điện trở trong 1 Ω được nối với mạch ngoài có hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua nguồn là 1 A; Nếu 2 điện trở ở mạch ngoài mắc song song  thì cường độ dòng điện qua nguồn là

A. 3 A.                                 B. 1/3 A.                          C. 9/4 A.                          D. 2,5 A.

Câu 7: Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:

A. E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω).                                        B. E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).

C. E = 9 (V); r = 4,5 (Ω).                                             D. E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω).

Câu 8: Một bộ 3 đèn giống nhau có điện trở 3 Ω được mắc nối tiếp với nhau và nối với nguồn 1 Ω thì dòng điện trong mạch chính 1 A; Khi tháo một bóng khỏi mạch thì dòng điện trong mạch chính là

A. 1 A.                                 B. 7/ 10 A.                       C. 0 A.                             D. 10/7 A.

Câu 9: Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C thì lực là phải sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực là phải sinh một công là

A. 20 mJ.                              B. 30 mJ.                         C. 10 mJ.                         D. 15 mJ.

Câu 10: Cho một dòng điện không đổi trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2 C. Sau 50 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là

A. 10                                    B. C. 50 C.                       C. 25 C.                           D. 5 C.

Câu 11: Cấu tạo pin điện hóa là

A. gồm hai cực có bản chất khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân.

B. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong điện môi.

C. gồm 2 cực có bản chất khác nhau ngâm trong điện môi.

D. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong dung dịch điện phân.

Câu 12: Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hóa?

A. Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi;

B. Một cực nhôm và một cực đồng nhúng vào nước cất;

C. Một cực nhôm và một cực đồng  cùng nhúng vào nước muối;

D. Hai cực nhựa  khác nhau nhúng vào dầu hỏa.

Câu 13: Một bếp điện có hiệu điện thế và công suất định mức là 220 V và 1100 W. Điện trở của bếp điện khi hoạt động bình thường là

A. 20 W.                               B. 44 W.                           C. 440 W.                        D. 0,2 W.

Câu 14: Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2 (Ω) và R2 = 8 (Ω), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:

A. r = 3 (Ω).                         B. r = 4 (Ω).                     C. r = 6 (Ω).                     D. r = 2 (Ω).

Câu 15: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị

A. R = 6 (Ω).                        B. R = 1 (Ω).                    C. R = 2 (Ω).                   D. R = 3 (Ω).

Câu 16: Có 12 pin giống nhau, mỗi pin có ξ = 1,5V, r = 0,2Ω mắc thành y dãy song song mỗi dãy có x pin ghép nối tiếp. Mạch ngoài có r = 0,6Ω. Giá trị của x và y để dòng điện qua R lớn nhất.

A. x = 4, y = 3.                     B. x = 3, y = 4.                C. x = 6, y = 2.                D. x = 1, y = 12.

Câu 17: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:

A. E = 12,25 (V).                 B. E = 12,00 (V).             C. E = 11,75 (V).             D. E = 14,50 (V).

Câu 18: Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình vẽ (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C của biến trở, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của am pe kế A như hình bên (H2). Điện trở của vôn kế rất lớn. Biết \({{R}_{0}}=13,5\Omega \). Giá trị trung bình của r được xác định bởi thí nghiệm này là:

A. 2,5\(\Omega \)                  B. 1,5\(\Omega \) .           C. 1,0\(\Omega \).            D. 2,0\(\Omega \).

Câu 19: Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồng điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là:

A. I’ = 3I.                             B. I’ = 1,5I.                      C. I’ = 2,5I.                     D. I’ = 2I.

Câu 20: Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là

A. 1/12 A.                            B. 48A.                            C. 12 A.                           D. 0,2 A.

Câu 21: Một bóng đèn khi mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 110 V thì cường độ dòng điện qua đèn là 0,5 A và đèn sáng bình thường. Nếu sử dụng trong mạng điện có hiệu điện thế 220 V thì phải mắc với đèn một điện trở là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình thường?

A. 55 W.                               B. 440 W.                         C. 220 W.                        D. 110 W.

Câu 22: Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là:

A. I’ = 1,5I.                          B. I’ = 3I.                         C. I’ = 2I.                        D. I’ = 2,5I.

Câu 23: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 9V, điện trở trong r = 0,5 Ω; Các điện trở R1 = 4,5 Ω; R2 = 6 Ω; R là biến trở. Điện trở R phải có giá trị bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R1 là lớn nhất?

A. 12 Ω.                               B. 30 Ω.                           C. 11 Ω.                           D. \(\frac{30}{11}\) Ω.

Câu 24: Nguồn điện có r = 0,2 W, mắc với R = 2,4 W thành mạch kín, khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu R là 12 V. Suất điện động của nguồn là

A. 14 V.                               B. 11 V.                           C. 12 V.                           D. 13 V.

Câu 25: Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 Ω. Biết điện trở ở mạch ngoài lớn gấp 2 điện trở trong. Dòng điện trong mạch chính là

A. 2 A.                                 B. 3 A.                             C. 1/2 A.                          D. 1 A.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?

A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.

B. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.

C. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.

D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.

Câu 2: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:

A. E = 0,450 (V/m).             B. E = 0,225 (V/m).         C. E = 4500 (V/m).          D. E = 2250 (V/m).

Câu 3: Ba điện tích q giống hệt nhau được đặt cố định tại ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh

A. E = 0.

C. Độ lớn cường độ điện trường tại tâm của tam giác đó là:

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?

A. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.

B. Các đường sức là các đường cong không kín.

C. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.

D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Câu 5: Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi

A. tăng 2 lần.                        B. vẫn không đổi.            C. giảm 2 lần.                  D. giảm 4 lần.

Câu 6: Nhận xét không đúng về điện môi là:

A. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.

B. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.

C. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

D. Điện môi là môi trường cách điện.

Câu 7: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

A. hút nhau một lực bằng 44,1 N.                                B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.

C. hút nhau 1 lực bằng 10 N.                                       D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.

Câu 8: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;

B. Chim thường xù lông về mùa rét;

C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường;

D. Sét giữa các đám mây.

Câu 9: Hai điện tích q1 = 5.10-16 (C), q2 = - 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là:

A. E = 1,2178.10-3 (V/m).                                            B. E = 0,6089.10-3 (V/m).

C. E = 0,3515.10-3 (V/m).                                            D. E = 0,7031.10-3 (V/m).

Câu 10: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là:

A. E = 0 (V/m).                    B. E = 36000 (V/m).        C. E = 18000 (V/m).        D. E = 1,800 (V/m).

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu đặt cách nhau 2cm . Cường độ điện trường giữa hai bản là 3000V/m. Sát bản mang điện dương người ta đặt một hạt mang điện dương có khối lượng m = 4,5.10-6g và có điện tích q =1,5.10-2C. Vận tốc của hạt mang điện khi nó đập vào bản âm là

A. 2.104m/s                          B. 2000 m/s                     C. 2.108m/s                      D. 2.106 m/s

Câu 2: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 =  2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:

A. r2 = 1,28 (m).                   B. r2 = 1,6 (m).                 C. r2 = 1,6 (cm).               D. r2 = 1,28 (cm).

Câu 3: Khi mắc các điện trở nối tiếp với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ

A. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch.

B. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch.

C. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch.

D. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch.

Câu 4: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (έ=81) cách nhau 3cm.Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5N. Độ lớn của các điện tích đó là

A. q =16.10-8C                     B. q =16.10-9C                C. q = 4.10-8C                 D. q = 4.10-9C

Câu 5: Suất điện động của một pin 1,5V. Công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích + 4C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện là:

A. 2,7J.                                 B. 0,3J.                            C. 6,0J.                            D. 0,6J.

Câu 6: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1µC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000V/m trên quãng đường dài 1m là

A. 1J                                     B. 1mJ                             C. 1000J                          D. 1µJ

Câu 7: Gọi Q, C, U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. C không phụ thuộc vào Q và U.                              B. C tỉ lệ nghịch với U.

C. C phụ thuộc vào Q và U.                                         D. C tỉ lệ thuận với Q.

Câu 8: Điều kiện để có dòng điện là

A. chỉ cần có hiệu điện thế.

B. chỉ cần có nguồn điện.

C. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

D. chỉ cần có các vật dẫn.

Câu 9: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?

A. UMN = E.d                       B. UMN = VM – VN.         C. E = UMN.d                  D. AMN = q.UMN

Câu 10: Tại hai điểm A va B cách nhau 5cm trong chân không có hai điện tích q1=16.10-8C va q2= -9.10-8C. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C nằm cách A một khoảng 4cm và cách B một khoảng 3cm

A. 21.104V/m                       B. 12.104V/m                  C. 12,7.105V/m               D. 13.105V/m

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Tổng số proton và electron của một nguyên tử có thể là số nào sau đây?

A. 11.                           B. 3.                                  C. 6.                                     D. 9.

Câu 2. Một electrôn chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ 364V/m. Electrôn xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106m/s. Thời gian kể từ lúc xuất phát đến khi nó quay trở về điểm M là

A. 0,05μs                       B. 0,2 μs                           C. 2 μs                                 D. 0,1 μs

Câu 3. Ba tụ điện C1 = C2 = C; C3 = 2C. Để được bộ tụ có điện dung là C thì các tụ phải ghép

A. 3 tụ nối tiếp nhau                                     

B. (C1 nt C2)//C3 

C. 3 tụ song song nhau                                              

D. (C1//C2) ntC3

Câu 4. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 20V, điện thế tại N là 60V. Điện thế tại M là

 A. 20V                        B.  40V                                         C.60V                                            D. 80V

Câu 5. Hai vật nhỏ tích điện đặt cách nhau 50cm trong chân không, hút nhau bằng một lực 0,18N. Điện tích tổng cộng của hai vật là 4.10-6C. Tính điện tích mỗi vật?

A. - 2 μC; 6 μC hoặc 6 μC; -2 μC                                  

B. 1 μC; 3 μC hoặc 3 μC; 1 μC 

C. - 1 μC; 5 μC hoặc 5 μC; -1 μC                              

D. 2 μC; 2 μC hoặc 1 μC; 3 μC             

Câu 6. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc

A. độ lớn điện tích đó.                                                  

B. độ lớn điện tích thử.                                               

C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.     

D. hằng số điện môi của của môi trường.

Câu 7. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi quả có điện tích q và khối lượng m = 10g được treo bởi hai sợi dây cùng chiều dài  $l=15cm$ vào cùng một điểm O. Giữ quả cầu 1 cố định theo phương thẳng đứng, dây treo quả cầu 2 sẽ bị lệch góc$\alpha ={{60}^{o}}$  so với phương thẳng đứng. Cho \(g=10m/{{s}^{2}}\). Tìm q?

A. ± 0,5.10-6 C                        B. ± 10-6 C                          C. ± 2.10-6 C                     D. ± 4.10-6 C

Câu 8. Chọn câu phát biều sai khi nói về điện trường?

A. Trong điện trường đều thì các đường sức song song với nhau.                 

B. Các đường sức của điện trường hướng về phía điện thế tăng.                   

C. Cường độ điện trường là đại lượng vectơ đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực.

D. Trong điện trường đều thì cường độ điện trường tại mọi điểm đều như nhau.

Câu 9. Hai điện tích nhỏ q1= 4q và q2 = - q đặt tại hai điểm A và B trong không khí, biết AB = 9 cm. Điểm M nằm trên đường AB có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0. Điểm M cách B một khoảng

A. 18cm               B. 9cm                                                C. 27cm                                             D. 4,5cm

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đường sức điện?

A. Tại mỗi điểm trong điện trường ta chỉ vẽ một đường sức đi qua.  

B. Các đường sức là những đường cong không kín.           C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau. 

D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1:  Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường

A  giảm 4 lần.                    B  giảm 2 lần.                    C  tăng 2 lần.                     D  không đổi.

Câu 2:  Hai quả cầu nhỏ tích điện dương q1, q2 treo bằng hai sợi dây mảnh (cách điện)cùng chiều dài vào cùng một điểm. Khi hệ cân bằng thì hai quả cầu cách nhau r.Sau đó cho chúng tiếp xúc với nhau rồi buông ra, để chúng cân bằng thì hai quả cầu cách nhau r/ .Giá trị nhỏ nhất r/

A  r/ = r                              B  r/\(\langle \)r                        C  r/\(\rangle \) r                       D  r/ \(\ge \) r

Câu 3:  Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng

A  2 μC.                             B  1 μC.                             C  5 μC.                             D  50 μC.

Câu 4:  Trong các công thức sau, công thức nào sau đây là không đúng?

A  W = Q2/2C.                  B  W = CU2/2.                   C  W = QU/2.                    D  W = C2/2Q.

Câu 5:  Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2 μC từ A đến B là 4 mJ. UAB

A  – 8 V.                            B  2 V.                               C  2000 V.                         D  – 2000 V.

Câu 6:  Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi

A  tăng 2 lần.                     B  giảm 2 lần.                    C  vẫn không đổi.              D  giảm 4 lần.

Câu 7:  Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10 J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là

A  5 J.                                B  $5\sqrt{2}$J.                C  7,5J.                              D  $5\sqrt{3}/2$ J.

Câu 8:  Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó

A  giảm một nửa.              B  tăng gấp đôi.                 C  không  đổi.                    D  tăng gấp 4.

Câu 9:  Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là

A  8.                                   B  17.                                 C  16.                                 D  9.

Câu 10:  Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

A  80 J.                              B  40 mJ.                           C  80 mJ.                           D  40 J.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1. D     2. A     3. C     4. D     5. D     6. C     7. A     8. C     9. A     10. C

11. D   12. D   13. D   14. A   15. B   16. B   17. D   18. A   19. A   20. A  

21. D   22. C   23. B   24. C   25. C   26. B   27. B   28. B   29. B   30. B  

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Đa Phúc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON