YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Du

Tải về
 
NONE

Mời các em tham khảo bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Du. Đề gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với thời gian làm bài là 45 phút. Hi vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ đạt được số điểm cao môn Vật lý trong kì thi giữa học kì 1 sắp tời.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN VẬT LÝ 10

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau 

A. đường thẳng mang véc tơ lực gọi là đường tác dụng của lực

B. hệ lực cân bằng là hệ lực tác dụng lên cùng một vật rắn đứng yên làm cho vật tiếp tục đứng yên

C. tác dụng của một lực lên một vật rắn phụ thuộc vào sự dời chỗ của điểm đặt lực trên giá của nó

D. hai lực trực đối là hai lực cùng giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau

Câu 2. Tác dụng là quay vật của một lực không phụ thuộc vào

A. cánh tay của đòn lực         

B. độ lớn của lực

C. vị trí của trục quay            

D. điểm đặt của lực

Câu 3. Hai lực của một ngẫu nhiên lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của ngẫu lực có giá trị d=30 cm. Momen của ngẫu lực có gái trị

A. 300 N.m                 

B. 30 N.m

C. 3 N.m                     

D. \(\dfrac{{100}}{3}\) N.m

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. hệ hai lực song song, ngược chiều cùng tác dụng một vật gọi là ngẫu lực

B. ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến

C. momen của ngẫu lực bằng tích độ lớn của mỗi lực với cánh tay đòn của ngẫu lực

D. momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực

Câu 5. Một thanh AB chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều có độ lớn lần lượt là F= 10N và F­= 14N. Điểm đặt của hai lực cách nhau d = 1,2m. Điểm đặt của hợp lực

A. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m

B. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m

C. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m

D. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều được gọi là ngẫu lực

B. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

C. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

D. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, ngược chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực

Câu 7. Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật đó sẽ quay quanh một trục

A. nằm trong mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực

B. đi qua trọng tâm của vật và vuông góc với mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực

C. đi qua trọng tâm của vật và song song với hai giá của ngẫu lực

D. không đi qua trọng tâm

Câu 8. Biểu thức nào sau đây thể hiện quy tắc momen lực trong trường hợp vật rắn cân bằng dưới tác dụng của hai lực có độ lớn và cánh tay đòn lần lượt là F1; d1 và F2; d2.

\(\begin{array}{l}A.\,{F_1}{d_2} = {F_2}{d_1}\\B.\,\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\\C.\,{F_1}{F_2} = {d_1}{d_2}\\D.\,\dfrac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \dfrac{{{F_2}}}{{{d_2}}}\end{array}\)

Câu 9. Một quả cầu có trọng lượng 40N được treo vào một bức tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc 45o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Phản lực của tường tác dụng lên quả cầu bằng

\(\begin{array}{l}A.\,40N\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,20\sqrt 2 \\C.\,40\sqrt 2 \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,20N\end{array}\)

Câu 10. Đối với một vật quay quanh một trục cố định thì

A. nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên

B. khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại

C. vật chỉ quay nếu còn momen lực tác dụng lên nó

D. muốn thay đổi tốc độ góc của vật thì phải tác dụng momen lực lên vật

Câu 11. Chỉ ra phát biểu sai

Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thì

A. tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau

B. tất cả các điểm của vật đều có cùng gia tốc

C. có thể coi vật là chất điểm

D. quỹ đạo của vật là một đường thẳng

Câu 12. Cách nào sau đây không làm thay đổi mức quán tính của một vật quay quanh một trục ?

A. thay đổi khối lượng của vật

B. thay đổi vị trí trục quay

C. thay đổi hình dạng của vật

D. thay đổi tốc độ góc của vật

Câu 13. Mức quán tính của một vật quay quanh quanh trục

A. càng lớn thì vật càng chậm thay đổi tốc độ góc

B. không phụ thuộc vào khối lượng của vật

C. phụ thuộc vào tốc độ góc của vật

D. như nhau với các vật có cùng kích thước

Câu 14. Khi một vật rắn quay đều quanh một trục cố định thì:

A. các điểm trên vật ở càng xa trục quay thì tốc độ dài càng nhỏ

B. trong cùng một khoảng thời gian, các điểm trên vật càng gần trục quay thì góc quay được càng nhỏ

C. quỹ đạo của các điểm trên vật có chiều dài như nhau

D. mọi điểm trên vật có cùng tốc độ góc không đổi

Câu 15. Ô tô chất trên nóc nhiều hàng nặng dễ bị lật đổ ở chỗ đường nghiêng vì

A. trọng tâm của ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế

B. trọng tâm của ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực đi qua mặt chân đế, ở gần mép của mặt chân đế

C. trọng tâm của ô tô bị hạ thấp và giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế

D. trọng tâm của ô tô bị hạ thấp và giá của trọng lực  đi qua mặt chân đế, ở mép mặt chân đế.

Câu 16. Trường hợp nào sau đây không xuất hiện ngẫu lực tác dụng lên vật ?

A. dùng tay vặn vòi nước

B. dùng dây kéo gạch lên cao

C. dùng tua vít để vặn đinh ốc

D. chỉnh tay lái khi xe sắp qua đoạn đường ngoặt

Câu 17. Khi chế tạo bánh xe ô tô, phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của bánh xe chính các nhất, nhằm mục đích chính là để

A. tránh trường hợp trục quay có thể bị gãy khi bánh xe quay quá nhanh

B. xe dễ chuyển động lùi

C. cấu trúc xe cân xứng

D. tránh va chạm với các bộ phận khác

Câu 18. Chỉ ra phát biểu sai

A. mặt chân đế của một vật hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật với mặt phẳng đỡ

B. mặt chân đế chính là mặt đáy của vật nếu vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ bằng cả mặt đáy

C. mặt chân đế của vật càng lớn và có trọng tâm càng cao thì mức vững vàng của vật càng lớn

D. khi vật có mặt chân đế cân bằng thì trọng tâm của vật phải “rơi” trên mặt chân đế.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm) Một quả cầu đồng chất có khối lượng 6kg được treo vào một bức tường thẳng đứng nhờ một sợi dây. Dây làm với bức tường góc \(\alpha \) . Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc vủa quả cầu với tường. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó lực căng dây có độ lớn xấp xỉ \(40\sqrt 3 \) . Xác định \(\alpha \)

Câu 20. (2 điểm) Một vật rắn phẳng, mỏng, có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 10cm. Người ta tác dụng vào  một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Biết các lực vuông góc với cạnh AC có độ lớn 10N và đặt vào hai đỉnh A và B. Tính momen của ngẫu lực.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

1.C

2.D

3.C

4.A

5.A

6.D

7.B

8.B

9.A

10.D

11.D

12.D

13.A

14.D

15.B

16.B

17.A

18.C

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm)

Điều kiện để vật cân bằng là:

\(\begin{array}{l}\overrightarrow T  + \overrightarrow N  + \overrightarrow P  = 0\\ \Rightarrow \overrightarrow T  =  - \left( {\overrightarrow N  + \overrightarrow P } \right)\\\overrightarrow N  \bot \overrightarrow P\\  \Rightarrow \cos \alpha  = \dfrac{P}{T} = \dfrac{{mg}}{T}\\ \Rightarrow \cos \alpha  = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\end{array}\)

Vậy \(\alpha  = {30^o}\)

Câu 20. (2 điểm)

\(\begin{array}{l}M = Fd;\\d = \dfrac{{AC}}{2} = 5\,cm = 0,05\,m;\,F = 10\,N\\Suy\,\,ra:\,M = 10.0,05 = 0,5\,N.m\end{array}\)

Đề số 2

Câu 1: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc của ô tô là :

A. \(a = 0,2m/{s^2}\)

B. \(a =  - 0,5m/{s^2}\)         

C. \(a = 0,5m/{s^2}\)

D. \(a =  - 0,2m/{s^2}\)

Câu 2: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của

chuyển động thẳng nhanh dần đều?

A. \({v^2} - v_0^2 = 2a.s\)

B. \(v - {v_0} = \sqrt {2a.s} \)

C. \({v^2} + v_0^2 = 2a.s\)

D. \(v + {v_0} = \sqrt {2a.s} \)

Câu 3: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên sông đó, sau 1 phút trôi được 50m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là:

A. 12km/h                             

B. 9km/h 

C. 6km/h                               

D. 3km/h

Câu 4: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc \(0,4m/{s^2}\). Hỏi vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N?

A. \(2m/{s^2}\)                     

B. \(1m/{s^2}\)

C. \(4m/{s^2}\)                     

D. \(0,5m/{s^2}\)

Câu 5: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó

A. vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

B. tọa độ không đổi theo thời gian.

C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.

D. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.

Câu 6: Quán tính của vật là tính chất của vật có

A. xu hướng biến dạng khi có lực tác dụng.

B. xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

C. xu hướng thay đổi vận tốc chuyển động khi có lực tác dụng.

D. xu hướng bảo toàn gia tốc khi không có lực tác dụng.

Câu 7: Một em bé ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số  5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là  3m. Gia tốc hướng tâm của em bé đó là bao nhiêu?

A. \({a_{ht}} = 8,2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

B. \({a_{ht}} = 2,{96.10^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

C. \({a_{ht}} = 29,{6.10^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

D. \({a_{ht}} = 0,82{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, lấy g = 10m/s, sau 10s vật chạm đất. Quãng

đường vật rơi được trong 2 giây cuối có giá trị sau đây?

A. 50m                                  

B. 180m

C. 95m                                  

D. 20m

Câu 9: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là sự rơi tự do:

A. Một mảnh vải         

B. Một sợi chỉ

C. Một viên sỏi            

D. Một chiếc lá

Câu 10: Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là \({v_1}\; = 40km/h\), trong  \(\frac{1}{3}\) quãng đường tiếp theo là  \({v_2}\; = 60km/h\) và vận tốc trên quãng đường còn lại là \({v_3}\; = 30km/h\). Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.

A. \(v = 40km/h\) 

B. \(v = 35km/h\)

C. \(v = 36km/h\)

D. \(v = 34km/h\)

Câu 11: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng  9N  và  12N . Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

A. 1N                                     

B. 25N

C. 2N                                     

D. 15N

Câu 12: Một chất điểm chuyển động tròn đều quay được 5 vòng trong 1s. Chu kì của chất điểm đó là:

A. 1s                                      

B. 0,5s

C. 0,1s                                   

D. 0,2s

Câu 13: Phương trình chyển động của chuyển động thẳng đều có dạng:

A. \(x = {x_0} - v{t^2}\)      

B. \(x = {x_0} + \frac{v}{t}\)

C. \(x = {x_0} + v{t^2}\)     

D. \(x = {x_0} + vt\)

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động tròn đều?

A. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo

B. Tốc độ góc không đổi

C. Tốc độ dài thay đổi theo thời gian

D. Quỹ đạo là đường tròn

Câu 15: Một đoàn tàu vào ga chuyển động với vận tốc 36km/h thì chuyển động chậm dần đều. Sau 20s, vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng hẳn?

A. 30s.                                   

B. 40s.

C. 42s.                                   

D. 50s.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1. B

2. A

3. A

4. B

5. D

6. B

7. D

8. B

9. C

10. A

11. D

12. D

13. D

14. C

15. B

16. B

17. D

18. C

19. D

20. A

21. B

22. A

23. C

24. B

25. A

26. A

27. B

28. A

29. C

30. C

Đề số 3

Câu 1: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:

A. \(v = \sqrt {2gh} \)          

B. \(v = \sqrt {gh} \)

C. \(v = 2gh\)              

D. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Câu 2: Chuyển động của vật nào sau đây được xem là rơi tự do nếu chúng được thả rơi?

A. Một tờ giấy            

B. Một sợi tóc

C. Một hòn sỏi            

D. Một lá cây rụng

Câu 3: Chọn đáp án đúng. Công thức định luật II Niuton là:

A. \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)         

B. \(\overrightarrow F  = ma\) 

C. \(F = m\overrightarrow a \)           

D. \(\overrightarrow F  =  - m\overrightarrow a \)

Câu 4: Gọi \(\Delta \varphi \) là góc quét ứng với cung \(\Delta s\) trong thời gian \(\Delta t\). Công thức tính tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều là:

A. \(\omega  = \frac{{\Delta \varphi }}{R}\)             

B. \(\omega  = \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\) 

C. \(\omega  = \frac{{\Delta s}}{{\Delta {t^2}}}\)             

D. \(\omega  = \frac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}}\)

Câu 5: Chọn câu ĐÚNG NHẤT. Rơi tự do là chuyển động:

A. Chậm dần đều 

B. Nhanh dần đều 

C. Biến đổi đều 

D. Thẳng đều

Câu 6: Công thức quan hệ vận tốc, thời gian và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:

A. \(v = {v_0} + at\)          

B. \(v = {v_0} - at\) 

C. \(v =  - {v_0} + at\)       

D. \(v = {v_0} + a{t^2}\)

Câu 7: Vận tốc dài của chuyển động tròn đều

A. Tất cả đều đúng

B. Có phương luôn vuông góc với đường tròn quỹ đạo tại điểm đang xét

C. Có độ lớn v tính bởi công thức \(v = {v_0} + at\)

D. Có độ lớn là một hằng số

Câu 8: Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:

A. Vecto là gia tốc không đổi

B. Tốc độ dài không đổi

C. Tốc độ góc không đổi

D. Qũy đạo là đường tròn

Câu 9: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? Chuyển động cơ là:

A. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian

B. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian

C. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian

D. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian

Câu 10: Chọn câu sai

A. Tọa độ của 1 điểm trên trục Ox có thể dương hoặc âm

B. Tọa độ của 1 chất điểm trong các hệ qui chiếu khác nhau là như nhau

C. Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian

D. Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1. A

2. C

3. A

4. D

5. B

6. A

7. D

8. A

9. A

10. B

11. B

12. C

13. A

14. D

15. B

16. D

17. C

18. C

19. B

20. C

21. D

22. A

23. B

24. B

25. B

26. D

27. C

28. A

29. B

30. D

 

Đề số 4

I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: Hãy chọn câu đúng

A. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian

B. Hệ quy chiếu bao gồm hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ

C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ

D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ

Câu 2: Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:

A. \(S = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) ( a và v0 cùng dấu)

B. \(S = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) ( a và v0 trái dấu)

C. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) ( a và v0 cùng dấu)

D. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\) ( a và v0 trái dấu)

Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:

A. \(v = 2gh\)              

B. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

C. \(v = \sqrt {2gh} \)          

D. \(v = \sqrt {gh} \)

Câu 4: Các công thức liên hệ giữa vận tốc dài với vận tốc góc và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:

A. \(v = \omega r,{a_{ht}} = {v^2}r\)

B. \(v = \frac{\omega }{r},{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)

C. \(v = \omega r;{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\) 

D. \(v = \omega r;{a_{ht}} = \frac{v}{r}\)

Câu 5: Công thức cộng vận tốc:

A. \({\overrightarrow v _{1,3}} = {\overrightarrow v _{1,2}} + {\overrightarrow v _{2,3}}\)

B. \({\overrightarrow v _{1,3}} = {\overrightarrow v _{1,2}} - {\overrightarrow v _{3,2}}\)

C. \({\overrightarrow v _{2,3}} =  - \left( {{{\overrightarrow v }_{2,1}} + {{\overrightarrow v }_{3,2}}} \right)\)

D. \({\overrightarrow v _{2,1}} = {\overrightarrow v _{2,3}} + {\overrightarrow v _{1,3}}\)

Câu 6: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: \(x = 10 + 60t\left( {x:km,t:h} \right)\). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm O, với vận tốc 10km/h

B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h

C. Từ điểm M, cách O là 10 km, với vận tốc 5km/h

D. Từ điểm M, cách O là 10 km, với vận tốc 60km/h

Câu 7: Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông. Sau 1 giờ đi được 10 km. Tính vận tốc của thuyền so với nước? Biết vận tốc của dòng nước là 2 km/h.

A. 8 km/h        

B. 10 km/h 

C. 12 km/h      

D. 20 km/h

Câu 8: Biểu thức nào sau đây dùng để xác định gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. \(a = \frac{{{v_t} - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\) 

B. \(a = \frac{{{v_t} + {v_0}}}{{t + {t_0}}}\)

C. \(a = \frac{{v_t^2 - v_0^2}}{{t + {t_0}}}\)

D. .\(a = \frac{{v_t^2 - v_0^2}}{{{t_0}}}\)

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng:

Một quạt máy quay được 180 vòng trong thời gian 30s, cánh quạt dài 0,4m. Vận tốc dài của một điểm ở đầu cánh quạt là

A. \(\frac{\pi }{3}m/s\)                  B. \(2,4\pi m/s\)

C. \(4,8\pi m/s\)             D. \(4,8m/s\)

Câu 10: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do \(g = 9,8m/{s^2}\). Vận tốc của vật khi chạm đất là:

A. \(v = 9,8m/s\)

B. \(v \approx 9,9m/s\)

C. \(v = 1,0m/s\)

D. \(v \approx 9,6m/s\)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Câu 1: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:

A. \(v = \sqrt {2gh} \)          

B. \(v = \sqrt {gh} \)

C. \(v = 2gh\)              

D. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Câu 2: Chuyển động của vật nào sau đây được xem là rơi tự do nếu chúng được thả rơi?

A. Một tờ giấy            

B. Một sợi tóc

C. Một hòn sỏi            

D. Một lá cây rụng

Câu 3: Chọn đáp án đúng. Công thức định luật II Niuton là:

A. \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)         

B. \(\overrightarrow F  = ma\) 

C. \(F = m\overrightarrow a \)           

D. \(\overrightarrow F  =  - m\overrightarrow a \)

Câu 4: Gọi \(\Delta \varphi \) là góc quét ứng với cung \(\Delta s\) trong thời gian \(\Delta t\). Công thức tính tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều là:

A. \(\omega  = \frac{{\Delta \varphi }}{R}\)             

B. \(\omega  = \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\) 

C. \(\omega  = \frac{{\Delta s}}{{\Delta {t^2}}}\)             

D. \(\omega  = \frac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}}\)

Câu 5: Chọn câu ĐÚNG NHẤT. Rơi tự do là chuyển động:

A. Chậm dần đều 

B. Nhanh dần đều 

C. Biến đổi đều 

D. Thẳng đều

Câu 6: Công thức quan hệ vận tốc, thời gian và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:

A. \(v = {v_0} + at\)          

B. \(v = {v_0} - at\) 

C. \(v =  - {v_0} + at\)       

D. \(v = {v_0} + a{t^2}\)

Câu 7: Vận tốc dài của chuyển động tròn đều

A. Tất cả đều đúng

B. Có phương luôn vuông góc với đường tròn quỹ đạo tại điểm đang xét

C. Có độ lớn v tính bởi công thức \(v = {v_0} + at\)

D. Có độ lớn là một hằng số

Câu 8: Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:

A. Vecto là gia tốc không đổi

B. Tốc độ dài không đổi

C. Tốc độ góc không đổi

D. Qũy đạo là đường tròn

Câu 9: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? Chuyển động cơ là:

A. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian

B. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian

C. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian

D. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian

Câu 10: Chọn câu sai

A. Tọa độ của 1 điểm trên trục Ox có thể dương hoặc âm

B. Tọa độ của 1 chất điểm trong các hệ qui chiếu khác nhau là như nhau

C. Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian

D. Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1. A

2. C

3. A

4. D

5. B

6. A

7. D

8. A

9. A

10. B

11. B

12. C

13. A

14. D

15. B

16. D

17. C

18. C

19. B

20. C

21. D

22. A

23. B

24. B

25. B

26. D

27. C

28. A

29. B

30. D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Du. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON