YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Ba Đình

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Ba Đình được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN VẬT LÝ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Khi nào công thức cộng vận tốc thỏa mãn hệ thức \({{v}_{13}}^{2}={{v}_{12}}^{2}+v_{23}^{2}\)?

  A. \({{\vec{v}}_{13}}\bot {{\vec{v}}_{12}}\).         B. \({{\vec{v}}_{12}}//{{\vec{v}}_{23}}\).       C. \({{\vec{v}}_{13}}\bot {{\vec{v}}_{23}}\).                D. \({{\vec{v}}_{12}}\bot {{\vec{v}}_{23}}\).

 Câu 2. Một chất điểm chuyển động biến đổi đều với phương trình x = -2t2 + 10t + 10 (m; s). Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tính chất chuyển động của chất điểm?

  A. Ban đầu chất điểm chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương, rồi sau đó chuyển động chậm dần đều theo chiều âm.

  B. Ban đầu chất điểm chuyển động chậm dần đều theo chiều âm, rồi sau đó chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương.

  C. Ban đầu chất điểm chuyển động chậm dần đều theo chiều dương, rồi sau đó chuyển động nhanh dần đều theo chiều âm.

  D. Ban đầu chất điểm chuyển động nhanh dần đều theo chiều âm, rồi sau đó chuyển động chậm dần đều theo chiều dương.

 Câu 3. Có vật A chuyển động tròn so với vật B. Nếu chọn A làm vật mốc để khảo sát chuyển động của vật B thì vật B có quỹ đạo là:

  A. Là đư­ờng cong khác đư­ờng tròn.                              B. Đ­ường tròn cùng bán kính.

  C. Không có quỹ đạo vì B đứng yên.                            D. Đư­ờng tròn khác bán kính.

 Câu 4. Chọn câu đúng.

  A. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác.

  B. Tổng hợp lực là phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực khác.

  C. Một lực luôn gây ra gia tốc cho vật bị tác dụng bởi lực đó.

  D. Phân tích lực là phép thay thế hai hay nhiều lực bằng một lực duy nhất.

 Câu 5. Lực F = 5 N có thể được phân tích thành 2 lực thành phần có độ lớn là:

  A. 1 N và 3 N.                         B. 30 N và 40 N.            C. 23 N và 24 N.            D. 10 N và 16 N.

 Câu 6. Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì phải có

  A. vài lực ngược chiều nhau.  B. 2 lực cùng độ lớn với nhau.

  C. hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.                               D. nhiều lực cùng giá với nhau.

 Câu 7. Khi một vật rơi tự do thì tốc độ tại 2 thời điểm cách nhau 1 s liên tiếp hơn kém nhau một lượng bao nhiêu m/s?

  A. g.                                        B. g2.                              C. 2g.                              D. $\sqrt{g}$.

 Câu 8. Trong các điều kiện sau đây, chọn điều kiện của vật chuyển động thẳng chậm dần đều.

  A. a > 0; v0 > 0.                       B. a < 0; v0 = 0.              C. a = 0; v0 > 0.              D. a > 0; v0 < 0.

 Câu 9. Chuyển động rơi tự do là chuyển động

  A. thẳng đều.                                                                  B. thẳng nhanh dần đều.

  C. tùy thuộc thời tiết.                                                     D. thẳng chậm dần đều.

 Câu 10. Đặc điểm nào sau đây đủ để chuyển động là thẳng đều.

  A. Quỹ đạo là đường thẳng.

  B. Vec-tơ vận tốc như nhau ở mọi thời điểm.

  C. Tốc độ chuyển động như nhau ở mọi thời điểm.

  D. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.

 Câu 11. Trong chuyển động tròn đều, véctơ gia tốc đặc trưng cho:

  A. sự biến đổi về hướng của vectơ vận tốc.

  B. sự biến đổi khoảng cách trong chuyển động tròn đều.

  C. sự biến đổi về độ lớn của vectơ vận tốc.

  D. sự biến đổi quãng đường trong chuyển động tròn đều.

 Câu 12. Chọn câu sai.

  A. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

  B. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc.

  C. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

  D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.

 Câu 13. Chọn đúng cách xác định vị trí một ôtô du lịch giữa sa mạc.

  A. Khoảng cách theo đường chim bay đến một thành phố ven sa mạc.

  B. Kinh độ và vĩ độ địa lí của xe.

  C. Quãng đường đi của xe từ lúc xuất phát ở một thành phố ven sa mạc.

  D. Khoảng thời gian đã đi của xe từ lúc xuất phát.

 Câu 14. Trong trường hợp 2 lực có cùng độ lớn là F và hợp với nhau góc α thì hợp lực của chúng có độ lớn

  A. 2Fcosα.                               B. Fcos(α/2).                  C. Fcosα.                        D. 2Fcos(α/2).

 Câu 15. Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? (Bỏ qua mọi sức cản)

  A. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng.

  B. Một hòn đá được ném theo phương ngang.

  C. Một vật rơi từ trên cao xuống dưới đất.

  D. Một viên bi lăn trên máng nghiêng.

 Câu 16. Để xác định vị trí của một chất điểm ta cần

  A. dùng một hệ toạ độ.

  B. chọn một vật làm mốc trên đó có gắn một đồng hồ đo thời gian.

  C. dùng một đồng hồ và chọn gốc thời gian.

  D. chọn một vật mốc, gắn vào vật một hệ tọa độ.

 Câu 17. Vật chuyển động nào sau đây có thể xem là chất điểm?

  A. Viên đạn súng trường đang bay đến đích.

  B. Vận động viên nhảy cao đang vượt qua xà ngang.

  C. Diễn viên xiếc đang nhào lộn.                                  

D. Ôtô đang vào bãi đỗ xe.

 Câu 18. Chọn phát biểu đúng về sự rơi tự do.

  A. Gia tốc rơi tự do g phụ thuộc vĩ độ địa lí và độ cao so với mặt đất.

  B. Vật nào nặng hơn thì rơi nhanh hơn vì Trái đất hút mạnh hơn.

  C. Mọi vật trên trái đất đều rơi tự do theo phương song song với nhau.

  D. Vật nào nhẹ hơn thì rơi nhanh hơn vì lực cản nhỏ hơn.

 Câu 19. Công thức nào sau đây không dùng để xác định độ lớn của tốc độ dài trong chuyển động tròn đều?

  A. \(\text{v = r}\omega \).      B. \(\text{v = }\sqrt{\text{r}\text{.}{{\text{a}}_{\text{ht}}}}\).  C. \(\text{v = r}\frac{\text{2}\pi }{\text{T}}\).                                D. \(\text{v = r}\frac{\text{2}\pi }{\text{f}}\).

 Câu 20. Chọn phát biểu sai của người quan sát đang ngồi trên tàu hoả chuyển động đối với các hiện tượng xung quanh sau đây:

  A. Hòn sỏi thả từ cửa sổ toa tàu rơi theo đường cong xuống đất về phía cuối tàu.

  B. Nhà ga đang chuyển động.

  C. Đèn trên trần toa tàu nằm yên.

  D. Cây ven đường chuyển động ngược chiều với chiều tàu chạy.

 Câu 21. Tác dụng đồng thời hai lực F1 và F2 vào vật, biết rằng F1 = 5 N và F2 = 10 N và \(\left( \overrightarrow{{{\text{F}}_{\text{1}}}},\overrightarrow{{{F}_{2}}} \right)={{60}^{0}}\). Độ lớn lực tổng hợp của hai lực và góc hợp bởi \(\left( \overrightarrow{\text{F}},\overrightarrow{{{F}_{2}}} \right)\) có giá trị lần lượt là:

  A. 8,66 N và 150o.                  B. 13,23 N và 19o.         C. 13,23 N và 160o.        D. 8,66 N và 30o.

 Câu 22. Nếu kim giây của một đồng hồ dài gấp 2 lần kim phút thì tốc độ dài của đầu kim giây gấp bao nhiêu lần tốc độ dài của đầu kim phút?

  A. \(\frac{1}{60}\) lần.           B. 120 lần.                      C. \(\frac{1}{120}\) lần. D. 60 lần.

 Câu 23. Một quả cầu nhỏ được cấp một vận tốc đầu v0 từ chân một mặt phẳng nghiêng, quả cầu lăn ngược lên mặt phẳng nghiêng nhẵn và sau đó lăn xuống. Tại một điểm cách chân mặt phẳng nghiêng 1,5 m, quả cầu đi qua hai lần sau các khoảng thời gian t1 = 1,5 s và t2 = 2,5 s kể từ khi được cấp vận tốc. Xác định vận tốc ban đầu v0?

  A. 1,6 m/s.                               B. 0,8 m/s.                      C. 3 m/s.                         D. 1,5 m/s.

 Câu 24. Hai vật rơi tự do từ cùng một độ cao. Biết sau 2 s kể từ lúc vật 2 bắt đầu rơi thì khoảng cách giữa 2 vật là 25 m. Hỏi vật 2 rơi sau vật 1 bao lâu?

  A. 2,5 s.                                   B. 1,5 s.                          C. 1 s.                             D. 2 s.

 Câu 25. Hai lực đồng quy có phương vuông góc với nhau và có độ lớn 60N và 80N. Hợp lực của chúng có độ lớn bao nhiêu

  A. 140 N.                                B. 70 N.                         C. 20 N.                          D. 100 N.

 Câu 26. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều để đi vào ga. Trong 10 s đầu tiên sau khi phanh nó đi được đoạn đường AB dài hơn đoạn đường đi được trong 10 s tiếp theo BC là 25 m. Hỏi bao lâu sau khi hãm phanh thì tàu dừng hẳn.

  A. 40 s.                                    B. 20 s.                           C. 50 s.                           D. 10 s.

 Câu 27. Hai vật ở hai độ cao h1 và h2 = 10 m, cùng rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0. Thời gian rơi của vật thứ nhất bằng nửa thời gian rơi của vật thứ hai. Độ cao h1 là:

  A. 5 m.                                    B. 2,5 m.                        C. 4 m.                            D. 10\(\sqrt{2}\)m.

 Câu 28. Một ôtô qua khúc quanh là cung tròn bán kính 100 m với vận tốc 36 km/h. Tìm gia tốc hướng tâm của xe.

  A. 1 m/s2.                                B. 5 m/s2.                       C. 2 m/s2.                        D. 4 m/s2.

 Câu 29. Hai xe chuyển động trên đường thẳng với các vận tốc không đổi, nếu chuyển động cùng chiều thì sau 30 phút khoảng cách 2 xe giảm 10 km, nếu chuyển động ngược chiều thì sau 15 phút khoảng cách 2 xe giảm 20 km. Vận tốc của 2 xe là:

  A. 40 km/h và 60km/h.           B. 30 km/h và 10 km/h. C. 50km/h và 30 km/h.   D. 15 km/h và 5 km/h.

 Câu 30. Một vật rơi tự do, trong 4 s cuối cùng rơi được 320 m. Tìm độ cao ban đầu của vật.

  A. 300 m.                                B. 400 m.                       C. 200 m.                        D. 500 m.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

01. D; 02. C; 03. B; 04. A; 05. C; 06. C; 07. A; 08. D; 09. B; 10. B

11. A; 12. D; 13. B; 14. D; 15. B; 16. D; 17. A; 18. A; 19. D; 20. A

21. B; 22. B; 23. A; 24. C; 25. D; 26. A; 27. B; 28. A; 29. C; 30. D

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Chọn câu sai.

  A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

  B. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.

  C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

  D. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc.

 Câu 2. Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì phải có

  A. nhiều lực cùng giá với nhau.                                     B. 2 lực cùng độ lớn với nhau.

  C. hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.                               D. vài lực ngược chiều nhau.

 Câu 3. Chọn câu đúng.

  A. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác.

  B. Một lực luôn gây ra gia tốc cho vật bị tác dụng bởi lực đó.

  C. Phân tích lực là phép thay thế hai hay nhiều lực bằng một lực duy nhất.

  D. Tổng hợp lực là phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực khác.

 Câu 4. Vật chuyển động nào sau đây có thể xem là chất điểm?

  A. Ôtô đang vào bãi đỗ xe.

  B. Viên đạn súng trường đang bay đến đích.

  C. Diễn viên xiếc đang nhào lộn.

  D. Vận động viên nhảy cao đang vượt qua xà ngang.

 Câu 5. Lực F = 5 N có thể được phân tích thành 2 lực thành phần có độ lớn là:

  A. 30 N và 40 N.                     B. 23 N và 24 N.            C. 10 N và 16 N.            D. 1 N và 3 N.

 Câu 6. Chọn phát biểu đúng về sự rơi tự do.

  A. Gia tốc rơi tự do g phụ thuộc vĩ độ địa lí và độ cao so với mặt đất.

  B. Vật nào nhẹ hơn thì rơi nhanh hơn vì lực cản nhỏ hơn.

  C. Vật nào nặng hơn thì rơi nhanh hơn vì Trái đất hút mạnh hơn.

  D. Mọi vật trên trái đất đều rơi tự do theo phương song song với nhau.

 Câu 7. Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? (Bỏ qua mọi sức cản)

  A. Một vật rơi từ trên cao xuống dưới đất.

  B. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng.

  C. Một hòn đá được ném theo phương ngang.

  D. Một viên bi lăn trên máng nghiêng.

 Câu 8. Để xác định vị trí của một chất điểm ta cần

  A. chọn một vật mốc, gắn vào vật một hệ tọa độ.

  B. dùng một đồng hồ và chọn gốc thời gian.

  C. chọn một vật làm mốc trên đó có gắn một đồng hồ đo thời gian.

  D. dùng một hệ toạ độ.

 Câu 9. Khi một vật rơi tự do thì tốc độ tại 2 thời điểm cách nhau 1 s liên tiếp hơn kém nhau một lượng bao nhiêu m/s?

  A. g2.                                       B. 2g.                             C. g.                                D. $\sqrt{g}$.

 Câu 10. Đặc điểm nào sau đây đủ để chuyển động là thẳng đều.

  A. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.

  B. Quỹ đạo là đường thẳng.

  C. Vec-tơ vận tốc như nhau ở mọi thời điểm.

  D. Tốc độ chuyển động như nhau ở mọi thời điểm.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

01. B; 02. C; 03. A; 04. B; 05. B; 06. A; 07. C; 08. A; 09. C; 10. C

11. D; 12. D; 13. C; 14. B; 15. C; 16. D; 17. D; 18. D; 19. C; 20. D

21. A; 22. D; 23. D; 24. B; 25. B; 26. D; 27. C; 28. B; 29. C; 30. B

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Khi một vật rơi tự do thì tốc độ tại 2 thời điểm cách nhau 1 s liên tiếp hơn kém nhau một lượng bao nhiêu m/s?

  A. \(\sqrt{g}\).                         B. g2.                              C. g.                                D. 2g.

 Câu 2. Chọn đúng cách xác định vị trí một ôtô du lịch giữa sa mạc.

  A. Quãng đường đi của xe từ lúc xuất phát ở một thành phố ven sa mạc.

  B. Kinh độ và vĩ độ địa lí của xe.

  C. Khoảng thời gian đã đi của xe từ lúc xuất phát.

  D. Khoảng cách theo đường chim bay đến một thành phố ven sa mạc.

 Câu 3. Chọn phát biểu sai của người quan sát đang ngồi trên tàu hoả chuyển động đối với các hiện tượng xung quanh sau đây:

  A. Nhà ga đang chuyển động.

  B. Hòn sỏi thả từ cửa sổ toa tàu rơi theo đường cong xuống đất về phía cuối tàu.

  C. Cây ven đường chuyển động ngược chiều với chiều tàu chạy.

  D. Đèn trên trần toa tàu nằm yên.

 Câu 4. Chọn câu sai.

  A. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.

  B. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc.

  C. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.

  D. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.

 Câu 5. Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? (Bỏ qua mọi sức cản)

  A. Một hòn đá được ném theo phương ngang.

  B. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng.

  C. Một vật rơi từ trên cao xuống dưới đất.

  D. Một viên bi lăn trên máng nghiêng.

 Câu 6. Công thức nào sau đây không dùng để xác định độ lớn của tốc độ dài trong chuyển động tròn đều?

  A. \(\text{v = r}\frac{\text{2}\pi }{\text{T}}\).           B. \(\text{v = }\sqrt{\text{r}\text{.}{{\text{a}}_{\text{ht}}}}\).       C. \(\text{v = r}\omega \). D. \(\text{v = r}\frac{\text{2}\pi }{\text{f}}\)

 Câu 7. Trong chuyển động tròn đều, véctơ gia tốc đặc trưng cho:

  A. sự biến đổi khoảng cách trong chuyển động tròn đều.

  B. sự biến đổi về độ lớn của vectơ vận tốc.

  C. sự biến đổi về hướng của vectơ vận tốc.

  D. sự biến đổi quãng đường trong chuyển động tròn đều.

 Câu 8. Đặc điểm nào sau đây đủ để chuyển động là thẳng đều.

  A. Quỹ đạo là đường thẳng.

  B. Vec-tơ vận tốc như nhau ở mọi thời điểm.

  C. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.

  D. Tốc độ chuyển động như nhau ở mọi thời điểm.

 Câu 9. Chọn câu đúng.

  A. Phân tích lực là phép thay thế hai hay nhiều lực bằng một lực duy nhất.

  B. Một lực luôn gây ra gia tốc cho vật bị tác dụng bởi lực đó.

  C. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác.

  D. Tổng hợp lực là phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực khác.

 Câu 10. Khi nào công thức cộng vận tốc thỏa mãn hệ thức \({{v}_{13}}^{2}={{v}_{12}}^{2}+v_{23}^{2}\)?

  A. \({{\vec{v}}_{13}}\bot {{\vec{v}}_{23}}\).         B. \({{\vec{v}}_{12}}\bot {{\vec{v}}_{23}}\).  C. \({{\vec{v}}_{13}}\bot {{\vec{v}}_{12}}\).                D. \({{\vec{v}}_{12}}//{{\vec{v}}_{23}}\).

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

01. C; 02. B; 03. B; 04. C; 05. A; 06. D; 07. C; 08. B; 09. C; 10. C

11. A; 12. A; 13. A; 14. A; 15. A; 16. C; 17. B; 18. D; 19. A; 20. C

21. A; 22. C; 23. B; 24. C; 25. D; 26. D; 27. A; 28. D; 29. D; 30. C;

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây đủ để chuyển động là thẳng đều.

  A. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.

  B. Vec-tơ vận tốc như nhau ở mọi thời điểm.

  C. Tốc độ chuyển động như nhau ở mọi thời điểm.

  D. Quỹ đạo là đường thẳng.

 Câu 2. Trong trường hợp 2 lực có cùng độ lớn là F và hợp với nhau góc α thì hợp lực của chúng có độ lớn

  A. 2Fcosα.                               B. Fcos(α/2).                  C. 2Fcos(α/2).                 D. Fcosα.

 Câu 3. Trong chuyển động tròn đều, véctơ gia tốc đặc trưng cho:

  A. sự biến đổi khoảng cách trong chuyển động tròn đều.

  B. sự biến đổi về hướng của vectơ vận tốc.

  C. sự biến đổi về độ lớn của vectơ vận tốc.

  D. sự biến đổi quãng đường trong chuyển động tròn đều.

 Câu 4. Khi một vật rơi tự do thì tốc độ tại 2 thời điểm cách nhau 1 s liên tiếp hơn kém nhau một lượng bao nhiêu m/s?

  A. g.                                        B. 2g.                             C. g2.                              D. \(\sqrt{g}\).

 Câu 5. Một chất điểm chuyển động biến đổi đều với phương trình x = -2t2 + 10t + 10 (m; s). Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tính chất chuyển động của chất điểm?

  A. Ban đầu chất điểm chuyển động chậm dần đều theo chiều dương, rồi sau đó chuyển động nhanh dần đều theo chiều âm.

  B. Ban đầu chất điểm chuyển động chậm dần đều theo chiều âm, rồi sau đó chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương.

  C. Ban đầu chất điểm chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương, rồi sau đó chuyển động chậm dần đều theo chiều âm.

  D. Ban đầu chất điểm chuyển động nhanh dần đều theo chiều âm, rồi sau đó chuyển động chậm dần đều theo chiều dương.

 Câu 6. Chọn phát biểu đúng về sự rơi tự do.

  A. Mọi vật trên trái đất đều rơi tự do theo phương song song với nhau.

  B. Vật nào nhẹ hơn thì rơi nhanh hơn vì lực cản nhỏ hơn.

  C. Gia tốc rơi tự do g phụ thuộc vĩ độ địa lí và độ cao so với mặt đất.

  D. Vật nào nặng hơn thì rơi nhanh hơn vì Trái đất hút mạnh hơn.

 Câu 7. Chọn đúng cách xác định vị trí một ôtô du lịch giữa sa mạc.

  A. Quãng đường đi của xe từ lúc xuất phát ở một thành phố ven sa mạc.

  B. Khoảng thời gian đã đi của xe từ lúc xuất phát.

  C. Kinh độ và vĩ độ địa lí của xe.

  D. Khoảng cách theo đường chim bay đến một thành phố ven sa mạc.

 Câu 8. Lực F = 5 N có thể được phân tích thành 2 lực thành phần có độ lớn là:

  A. 1 N và 3 N.                         B. 30 N và 40 N.            C. 23 N và 24 N.            D. 10 N và 16 N.

 Câu 9. Để xác định vị trí của một chất điểm ta cần

  A. dùng một hệ toạ độ.

  B. chọn một vật làm mốc trên đó có gắn một đồng hồ đo thời gian.

  C. dùng một đồng hồ và chọn gốc thời gian.

  D. chọn một vật mốc, gắn vào vật một hệ tọa độ.

 Câu 10. Khi nào công thức cộng vận tốc thỏa mãn hệ thức \({{v}_{13}}^{2}={{v}_{12}}^{2}+v_{23}^{2}\)?

  A. \({{\vec{v}}_{13}}\bot {{\vec{v}}_{23}}\).         B. \({{\vec{v}}_{12}}\bot {{\vec{v}}_{23}}\).  C. \({{\vec{v}}_{13}}\bot {{\vec{v}}_{12}}\).                D. \({{\vec{v}}_{12}}//{{\vec{v}}_{23}}\).

 ---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

01. B; 02. C; 03. B; 04. A; 05. A; 06. C; 07. C; 08. C; 09. D; 10. B

11. B; 12. C; 13. B; 14. A; 15. A; 16. A; 17. A; 18. B; 19. D; 20. C

21. B; 22. B; 23. A; 24. D; 25. A; 26. A; 27. D; 28. D; 29. A; 30. A;

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Ba Đình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON