YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Liễn Sơn

Tải về
 
NONE

Đề thi giữa kì 1 Hóa 12 năm 2021 - 2022 là tư liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Xem thêm các thông tin về Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án Trường THPT Liễn Sơn tại đây!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trong y học, cacbohiđrat nào sau đây dùng để làm thuốc tăng lực?

A. Fructozơ.                       B. Glucozơ.                   C. Xenlulozơ.                D. Saccarozơ.

Câu 2: Chất nào dưới đây không phải là este?

A. CH3COOCH3.               B. HCOOC6H5.             C. HCOOCH3.              D. CH3COOH.

Câu 3: Amin nào sau đây là amin bậc 2?

A. (CH3)3N.                       B. C2H5NH2.                 C. C6H5NH2.                 D. (CH3)2NH.

Câu 4: Đun nóng a gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp muối Y. Hiđro hóa hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,1 mol H2 chỉ thu được muối natri panmitat. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,645 mol CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 55,40.                             B. 50,16.                        C. 54,56.                        D. 52,14.

Câu 5: Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh

A. saccarozơ.                      B. tinh bột.                     C. glucozơ.                    D. fructozơ.

Câu 6: Công thức chung của este tạo bởi ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic và axit thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic là công thức nào sau đây?

A. CnH2n-4O2 (n ≥ 3)           B. CnH2n+2O2 (n ≥ 3).     C. CnH2nO2 (n ≥ 2).        D. CnH2n-2O2 (n ≥ 2)

Câu 7: Dung dịch amin nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. Etylamin.                       B. Metylamin.                C. Phenylamin.              D. Đimetylamin.

Câu 8: Xà phòng hoá hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 trong 150 ml dung dịch NaOH 1,0M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 8,20.                               B. 14,80.                        C. 10,20.                        D. 12,30.

Câu 9: Este phenyl axetat có công thức là

A. CH3COOC6H5.                                                    B. CH3COOCH=CH2.

C. C6H5COOCH3.                                                    D. CH3COOCH2C6H5.

Câu 10: Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên?

A. 1.                                    B. 4.                               C. 2.                               D. 3.

Câu 11: Fructozơ (C6H12O6) phản ứng được với chất nào tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm?

A. AgNO3/NH3 (to).           B. H2 (to, Ni).                 C. O2 (to).                       D. Cu(OH)2.

Câu 12: Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được

A. glixerol.                          B. axit oleic.                   C. axit panmitic.            D. axit stearic.

Câu 13: Este nào sau đây tác dụng với NaOH thu được ancol etylic?

A. CH3COOC2H5.             B. C2H5COOCH3.         C. HCOOCH3.              D. CH3COOC3H7.

Câu 14: Chất béo X là trieste của glixerol với axit cacboxylic Y. Axit Y có thể là

A. C15H31COOH.               B. HCOOH.                  C. C2H5COOH.             D. C2H3COOH.

Câu 15: Ở điều kiện thích hợp, tinh bột (C6H10O5)n không tham phản ứng với chất nào?

A. O2 (to).                           B. Cu(OH)2.                  C. I2.                              D. H2O (to, H+).

Câu 16: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,05 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 10 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 6,0.                                 B. 5,5.                            C. 7,0.                            D. 6,5.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este đơn chức, thu 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Công thức phân tử của este là

A. C2H4O2.                         B. CH8O2.                    C. C3H6O2.                    D. C5H10O2.

Câu 18: Cho các phát biểu sau:

(a) Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

(b) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

(c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.

(d) Trong một phân tử chất béo luôn có 6 nguyên tử oxi.

(e) Trong thành phần của gạo nếp lượng amilopectin rất cao nên gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ.

 (g) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa và nó xảy ra chậm hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

Số phát biểu đúng

A. 4.                                    B. 2.                               C. 5.                               D. 3.

Câu 19: Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

A. CH3COOC6H5.                                                    B. C2H5COOCH2C6H5.

C. C2H5COOC6H5.                                                   D. CH3COOCH2C6H5.

Câu 20: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

A. 3.                                    B. 6.                               C. 5.                               D. 4.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY Z < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của Z là

A. 88.                                  B. 74.                             C. 160.                           D. 146. 

Câu 22: Công thức cấu tạo của hợp chất (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là

A. tristearin.                        B. triolein.                      C. trilinolein.                  D. tripanmitin.

Câu 23: Ở điều kiện thường, amin nào sau đây ở trạng thái lỏng?

A. Đimetylamin.                 B. Metylamin.                C. Phenylamin.              D. Etylamin.

Câu 24: Cho 4,5 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 8,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là

A. 2.                                    B. 5.                               C. 7.                               D. 4.

Câu 25: Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic 2 chức) và chất Y CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng vừa đủ 0,58 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,84 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và hỗn hợp hai muối khan Z. Trong Z, phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử lớn gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 32%.                              B. 30%.                          C. 28%.                          D. 34%.

Câu 26: Etylamin (C2H5NH2) không phản ứng với chất nào?

A. Br2 (dd).                        B. HCl (dd).                   C. HNO3 (dd).               D. H2SO4 (dd).

Câu 27: Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật  và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ  khoảng 8 – 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

Bước 3:  Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội.

Cho các phát biểu sau:

(a) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl là để kết tinh muối natri của các axit béo.

(b) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.

(c) Mục đích chính của việc thêm nước cất trong quá trình tiến hành thí nghiệm để tránh nhiệt phân muối của các axit béo.

(d) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.

(e) Phản ứng này dùng để điều chế xà phòng, nên gọi là phản ứng xà phòng hóa

Số phát biểu đúng

A. 2.                                    B. 4.                               C. 5.                               D. 3

Câu 28: Thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng gọi là

A. hiđrat hoá.                      B. hiđro hóa                   C. xà phòng hóa             D. tráng bạc.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

C. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính amin, có thể dùng dung dịch HCl.

Câu 30: Lên men hoàn toàn 27 gam glucozơ. Khối lượng ancol etylic thu được là

A. 6,9 gam.                         B. 13,8 gam.                  C. 9,2 gam.                    D. 4,6 gam.

Câu 31: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là

A. đường phèn.                   B. mật ong.                    C. đường kính.               D. mật mía

Câu 32: Cho các chuyển hoá sau:

(1) X + H2O  → Y                         

(2) Y + H2 →  Sobitol

X, Y lần lượt là

A. tinh bột và fructozơ.                                             B. tinh bột và glucozơ.

C. xenlulozơ và saccarozơ.                                       D. xenlulozơ và fructozơ.

Câu 33: Tổng số chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tráng bạc là

A. 5.                                    B. 6.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 34: Este X có công thức C8H8O2 có chứa vòng benzen, X phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng theo tỉ lệ số mol 1:2, X không tham gia phản ứng tráng gương. Số công thức của X thỏa mãn điều kiện của X là

A. 6.                                    B. 4.                               C. 2.                               D. 1.

Câu 35: Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo?

A. mỡ bò.                            B. tơ tằm.                       C. bột gạo.                     D. sợi bông.

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn một lượng este X (no, đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ a mol O2, thu được a mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 8,4.                                 B. 6,8.                            C. 8,2.                            D. 9,8.

Câu 37: Chất X là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều trong quả ngọt như dứa, xoài. Chất Y là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Thủy phân đường mía, thu được X, Y. Hai chất X, Y lần lượt là

A. Saccarozơ và glucozơ.                                         B. Glucozơ và fructozơ.

C. Saccarozơ và fructozơ.                                        D. Fructozơ và glucozơ.

Câu 38: Cho 26,8 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được ancol T và m gam hỗn hợp Y gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T thu được 6,72 lít khí CO2(đktc) và 8,1 gam nước. Giá trị của m là

A. 20,5.                               B. 32,1.                          C. 23,9.                          D. 33,9.

Câu 39: Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:

(a) X + 2NaOH  Y + Z +T

(b) X + H2   E

(c) E + 2NaOH  2Y + T

(d) Y + HCl  NaCl + F

Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Y là ancol etylic.                                                  B. Z là anđehit axetic.

C. T là etylen glicol.                                                  D. T có hai đồng phân.

Câu 40: Chất nào sau đây không tan trong nước?

A. Fructozơ.                       B. Saccarozơ.                 C. Xenlulozơ.                D. Glucozơ.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Chất thuộc loại đisaccarit là

A. saccarozơ.                        B. fructozơ                      C. xenlulozơ.                   D. glucozơ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng công hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni

B. Các chất béo thường tan trong nước và nặng hơn nước

C. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo

D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm

Câu 3: Hãy chỉ ra điều sai trong các điều sau?

A. Các amin đều có tính bazơ            

B. Amin tác dụng với axit cho ra muối

C. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3

D. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính

Câu 4: Đun 100ml dung dịch amino axit 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dd NaOH 0,25M. Sau phản ứng người ta chưng khô dd thì thu được 2,5g muối khan. Mặt khác lại lấy 100g dung dịch amino axit nói trên có nồng độ 20,6% phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,5M. Amino axit có công thức phân tử là:

A. H2N-C4H8-COOH            

B. H2N-C2H4-COOH            

C. H2N-CH2-COOH              

D. H2N-C3H6-COOH

Câu 5: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:

A. propyl axetat                   B. metyl propionat.          C. metyl axetat.               D. etyl axetat.

Câu 6: Aminoaxit nào sau đây có hai nhóm amino?

A. Axit Glutamic.                 B. Valin.                          C. Lysin.                          D. Alanin.

Câu 7: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n

A. 9000                                B. 10000                          C. 8000                            D. 7000

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.

(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.

(c) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α–1,4–glicozit.

(d) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.

(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là          

A. 2.                                     B. 1                                 C. 4.                             D. 3.

Câu 9: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

A. [C6H7O2(OH)3]n.             B. [C6H5O2(OH)3]n.        C. [C6H8O2(OH)3]n.        D. [C6H7O3(OH)3]n.

Câu 10: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?

A. CH3COOH + C2H5OH  →  CH3COOC2H5 + H2O

B. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa +  H2O

C. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 →  (C6H11O6)2Cu  + H2O

D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa   +  H2O       

---(Để xem tiếp nội dung tiếp theo của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

A.TRẮC NGHIỆM:

Câu 1:Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 90%, khối lượng glucozơ thu được là:

A. 360 gam                        B. 480 gam                        C. 270 gam                        D. 324 gam                      

Câu 2:  Cho các chất X, Y, Z, T thỏa mãn bảng sau :

 

X

Y

Z

T

NaOH

Có phản ứng

Có phản ứng

Không phản ứng

Có phản ứng

NaHCO3

Sủi bọt khí

Không phản ứng

Không phản ứng

Không phản ứng

Cu(OH)2

hòa tan

Không phản ứng

Hòa tan

Không phản ứng

AgNO3/NH3

Không tráng

 gương

tráng gương

tráng gương

Không phản ứng

X, Y, Z, T lần lượt là

A. CH3COOH, HCOOCH3 , glucozơ, phenol.            

B. CH3COOH, CH3COOCH3, glucozơ, CH3CHO.  

C. HCOOH, HCOOCH3, fructozơ, phenol                      

D. HCOOH, CH3COOH, glucozơ, phenol

Câu 3:  Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

A. [C6H7O3(OH)3]n.                                                    B. [C6H5O2(OH)3]n.         

C. [C6H8O2(OH)3]n.                                                    D. [C6H7O2(OH)3]n.

Câu 4:  Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế chất lỏng Y có mùi thơm của hoa nhài từ dung dịch X:

Dung dịch X không chứa hoá chất có công thức hoá học nào sau đây?

A. CH3COOH.                  B. H2SO4 đặc.                   C. CH3OH.                       D. C6H5 CH2OH

Câu 5: Đun nóng dd chứa 54g glucozơ  với lượng dư dd AgNO3 /NH3 thì lượng Ag tối đa thu đựơc là m gam. Hiệu suất pứ đạt 90%.  Giá trị m là.

A. 32,40                          B. 48,62                             C. 64,80                             D. 58,32g.  

Câu 6: Vinyl axetat có công thức là

A. C2H5COOCH3.                B. HCOOC2H5.                 C. CH3COOCH=CH2.      D. CH3COOH

Câu 7. Axit nào sau đây là axit béo?

A. Axit Acetic                   B. Axit Glutamic.              C. Axit Stearic.                  D. Axit Ađipic

Câu 8: Cho m (g) glucose tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 dư thu được 86,4 (g) Ag. Nếu lên men hoàn toàn m (g) glucose trên rồi cho khí CO2 hấp thụ vào nước vôi trong dư thì được bao nhiêu kết tủa?

A. 80                                  B. 40                                  C. 60                                  D. 20

Câu 9: So sánh tính chất của Glucozo, Tinh bột, Saccarozo, Xellulozo.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có nhóm –OH .

(2) Trừ Xellulose, còn lại đều có thể tham gia phản ứng tráng gương.

(3) Cả 4 chất đều là chất rắn, màu trắng

(4) Cả 4 chất đều pứ với Br. Trong các so sánh trên , có bao nhiêu so sánh không đúng là:

A. 1                                    B. 4                                    C. 3                                    D. 2

Câu 10:Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic (CH3COOH). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. C2H5COOH.                 B. HO-C2H4-CHO.           C. CH3COOCH3.               D. HCOOC2H5.

---(Để xem tiếp nội dung tiếp theo của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A.TRẮC NGHIỆM(4đ)

1A

2A

3D

4C

5D

6A

7C

8A

9C

10C

11D

12B

13B

14B

15C

16D

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Fructozơ không phản ứng với

A. dd AgNO3/NH3, to.          B. Cu(OH)2/OH-.       C. H2/Ni, to.                   D. nước Br2

Câu 2: Số đồng phân este có CTPT C3H6O2 là:

A. 5.                                    B. 3.                               C. 4.                               D. 2.

Câu 3: Hợp chất X có CTPT C4H8O2. Khi thủy phân X trong dd NaOH thu được muối C2H3O2Na . Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3COOC2H5.             B. HCOOC3H7.             C. C3H7COOH.             D. C2H5COOCH3.

Câu 4: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là

A. CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.             B. CH3OH < CH3COOH < C6H5OH.

C. HCOOH < CH3COOH < C2H5OH.                     D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH

Câu 5: Cho các hợp chất sau: C6H5NH2 (1); C2H5NH2 (2); (C2H5)2NH (3); NaOH (4); NH3 (5). Độ mạnh của các bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

A. 5 < 2 < 1 < 3 < 4.           B. 5 < 1 < 3 < 2 < 4.      C. 4 < 5 < 1 < 2 < 3.      D. 1 <5 < 2 < 3 < 4.

Câu 6: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH?

A. Alanin.                                                                  B. Axit 2-aminopropanoic

C. Anilin.                                                                  D. Axit a-aminopropionic

Câu 7: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

Câu 8: Trong các công thức sau, công thức nào là của chất béo?

A. C3H5(OCOC4H9)3.                                               B. C3H5(OCOC13H31)3.

C. C3H5(COOC17H35)3.                                            D. C3H5(OCOC17H35)3.

Câu 9: Cho các chất: C6H5OH, HCHO, CH3CH2OH, C2H5OC2H5, CH3COCH3, HCOOCH3, CH3COOH, CH3COOCH3, HCOOH, HCOONa tác dụng với dd AgNO3/NH3, đun nóng. Số phản ứng tạo thành Ag là:

A. 2.                                    B. 5.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 10: Chất béo là trieste của

A. glixerol với axit béo.                                            B. glixerol với axit hữu cơ.

C. ancol với axit béo.                                                D. glixerol với vô cơ.

---(Để xem tiếp nội dung tiếp theo của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Liễn Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF