YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Kim Liên

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Kim Liên có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 12, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

KIM LIÊN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Ít nước.

C. Giàu phù sa.

D. Thủy chế theo mùa.

Câu 2. Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là

A. tạo thành nhiều phụ lưu.

B. dòng chảy mạnh.

C. tạo thành nhiều chi lưu.

D. tổng lượng phù sa lớn.

Câu 3. Lượng cát bùn lớn trong các dòng sông gây nên trở ngại chủ yếu là

A. làm ô nhiễm nguồn nước ngọt.

B. bồi lắng xuống lòng sông làm cạn các luồng lạch giao thông.

C. bồi lắng nhiều vật liệu cho đồng bằng ở hạ lưu sông vào mùa lũ.

D. gây cản trở cho việc cung cấp nước nông nghiệp.

Câu 4. Loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta là đất

A. đá ong.

B. feralit.

C. phù sa cổ.

D. badan.

Câu 5. Gọi là đất feralit đỏ vàng, vì đất này có

A. nhiều sắt.

B. nhiều nhôm.

C. màu đỏ vàng.

D. nhiều chất badơ dễ tan.

Câu 6. Đất feralit có đặc điểm là

A. chua, nhiều ôxit sắt và ôxit nhôm.

B. nhiều ôxit sắt và ôxit nhôm, tầng đất mỏng.

C. tầng đất mỏng, không bị chua.

D. không bị chua, tầng đất dày.

Câu 7. Feralit là loại đất chính ở Việt Nam, vì nước ta

A. có diện tích đồi núi lớn.

B. chủ yếu là đồi núi thấp.

C. có khí hậu nhiệt đới ẩm.

D. trong năm có hai mùa mưa, khô.

Câu 8. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. Đó là quá trình hình thành đất ở vùng có khí hậu

A. ôn đới lục địa.

B. nhiệt đới khô.

C. nhiệt đới ẩm.

D. ôn đới hải dương.

Câu 9. Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là

A. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.

B. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi.

C. mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.

D. địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung vào một mùa.

Câu 10. Quá trình ferali diễn ra mạnh mẽ ở vùng

A. ven biển.

B. đồng bằng.

C. đồi.

D. núi.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

B

B

C

A

C

C

B

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng, ẩm là

A. rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh.

B. rừng rậm nhiệt đới ẩm, lá rộng thường xanh.

C. rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.

D. rừng thưa nhiệt đới khô.

Câu 2. Loại rừng nào sau đây không phổ biến ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?

A. Rừng gió mùa thường xanh.

B.Rừng cận nhiệt đới lá rộng.

C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.

D. Rừng thưa khô rụng lá.

Câu 3. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về sinh vật nước ta?

A. Hiện nay rừng nguyên sinh còn lại rất ít.

B. Phổ biến hiện nay là rừng thứ sinh.

C. Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.

D. Không có các loài ôn đới và cận nhiệt đới.

Câu 4. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về các loài sinh vật ở nước ta?

A. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới.

B. Động vật hầu hết trong rừng là các loài chim thú nhiệt đới.

C. Các loài thú có lông dày như gấu, chồn, ... hầu như không có.

D. Các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng rất phong phú.

Câu 5. Các hoạt động của giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng chủ yếu trực tiếp lớn nhất của

A. các hiện tượng dông, lốc, mưa đá, ...

B. sự phân mùa của khí hậu.

C. độ ẩm cao của khí hậu.

D. tính thất thường của chế độ nhiệt ẩm.

Câu 6. Thực vật nào sau đây không phải thuộc các họ cây nhiệt đới?

A. Đậu.

B. Dâu tằm.

C. Dầu.

D. Dẻ.

Câu 7. Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là hệ sinh thái rừng

A. nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

B. ngập mặn ven biển phát triển trên đất mặn.

C. gió mùa thường xanh phát triển trên đá vôi.

D. thưa khô rụng lá tới xa van phát triển trên đất ba dan.

Câu 8. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. du lịch.

D. giao thông vận tải.

Câu 9. Nền nhiệt cao, khí hậu phân hóa theo mùa không phải là điều kiện cần thiết để

A. phát triển lúa nước.

B. sản xuất hàng hóa.

C. tăng vụ, xen canh.

D. đa dạng hóa cây trồng.

Câu 10. Biện pháp sản xuất nông nghiệp để nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trồng là phát triển

A. công tác bảo vệ rừng.

B. trồng rừng.

C. mô hình nông - lâm kết hợp.

D. làm giàu rừng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

D

C

B

D

A

B

B

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp là

A. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu.

B. sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng.

C. khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô.

D. sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc - Nam.

Câu 2. Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu không ảnh hưởng đến

A. hoạt động canh tác.

B. kế hoạch thời vụ.

C. phòng trừ dịch bệnh.

D. đa dạng hóa cây trồng.

Câu 3. Ngành nào sau đây ít chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Lâm nghiệp.

B. Thủy sản.

C. Giao thông vận tải.

D. Công nghiệp chế biến.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ít gây khó khăn, trở ngại trực tiếp đến hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác?

A. sự phân mùa của khí hậu.

B. chế độ nước của sông ngòi.

C. tính thất thường của khí hậu.

D. số giờ nắng trong năm lớn.

Câu 5. Khó khăn, trở ngại của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa không biểu hiện ở

A. các thiên tai như mưa, bão, lũ lụt, hạn hán, ...

B. các hiện tượng thời tiết thất thường như lốc, mưa đá, ...

C. sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên.

D. môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

Câu 6. Hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, thiệt hại về người và tài sản không phải là

A. mưa bão.

B. lũ lụt.

C. rét hại.

D. hạn hán.

Câu 7. Hiện tượng nào sau đây không gọi là thiên tai của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?

A. dông.

B. bão.

C. lũ lụt.

D. hạn hán.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc- Nam là do:

A. hình dạng kéo dài theo kinh tuyến của lãnh thổ nước ta.

B. vị trí địa lí nước ta nằm kề Biển Đông.

C. hoạt động của gió mùa khác nhau ở các miền.

D. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.

Câu 9. Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam không phải là do sự khác nhau về

A. lượng mưa.

B. lượng buức xạ.

C. số giờ nắng.

D. nhiệt độ trung bình.

Câu 10. Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên nước ta theo Bắc – Nam là do sự phân hóa của

A. sinh vật.

B. đất đai.

C. khí hậu.

D. địa hình.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

D

D

C

C

A

A

A

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu

A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa hạ nóng ẩm.

B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

C. cận nhiệt đới gió mùa có mùa hạ ít mưa.

D. cận xích đạo gió mùa có mùa khô sâu sắc.

Câu 2. Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên:

A. 180C.

B. 200C.

C. 220C.

A. 240C.

Câu 3. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên ở miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh, trong đó số tháng lạnh dưới 180C là (tháng)

A. 1-2.

B. 2-3.

C. 3-4.

D. 4-5.

Câu 4. Những nơi nào sau đây về mùa đông có nhiệt độ xuống thấp nhất nước ta?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ.

B. Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía Bắc.

D. Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Câu 5. Điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu của miền Bắc nước ta?

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

B. Trong năm có 2-3 tháng nhiệt độ dưới 180C.

C. Có một mùa đông lạnh trong năm.

D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.

Câu 6. Cảnh quan tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là đới rừng

A. cận nhiệt đới gió mùa.

B. ôn đới gió mùa.

C. nhiệt đới gió mùa.

D. cận xích đạo gió mùa.

Câu 7. Điểm nào sau đây không đúng với cảnh sắc thiên nhiên mùa đông ở miền Bắc nước ta?

A. Bầu trời nhiều mây.

B. Tiết trời lạnh.

C. Mưa nhiều.

D. Nhiều loài cây rụng lá.

Câu 8. Điểm nào sau đây không đúng với cảnh sắc thiên nhiên mùa hạ ở miền Bắc nước ta?

A. Trời nắng nóng.

B. Bầu trời nhiều mây.

C. Mưa nhiều.

D. Cây cối xanh tốt.

Câu 9. Thành phần loài cây cận nhiệt đới có ở miền Bắc nước ta là:

A. dẻ, sa mu.

B. dẻ, re.

C. re, pơ mu.

D. sa mu, pơ mu.

Câu 10. Thành phần loài cây ôn đới có ở miền Bắc nước ta là:

A. pơ mu, sa mu.

B. sa mu, dẻ.

C. re, pơ mu.

D. dẻ, re.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

B

A

D

C

C

B

B

A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Kim Liên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF