YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 10 năm 2021 - 2022 Trường THPT Nguyễn Du

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 10 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 10 năm 2021 - 2022 Trường THPT Nguyễn Du có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN DU

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 10

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi mùa như hiện nay không? Vì sao?

b. Thế nào là giờ múi? Nêu cơ sở để phân chia các múi giờ trên Trái Đất. Khi Hà Nội là 8h30’ ngày 25/10/2015 thì Bắc Kinh (múi số 8), Oasinton (múi số19) là mấy giờ ngày bao nhiêu?

Câu 2: (4,0 điểm)

a. Khái niệm khí quyển. Vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.

b. So sánh 3 quá trình: Phong hóa lý học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học 

Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1990 - 2005

(Đơn vị: %)

Năm

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

1990

38,7

22,7

38,6

2005

21,0

41,0

38,0

 

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế nước ta qua giai đoạn trên.

b. Nhận xét.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Điểm

1

a. - Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì không có sự thay đổi mùa như hiện nay.

- Giải thích: Vì khi đó góc nhập xạ tại các địa điểm trên cùng một vĩ tuyến không thay đổi, do đó sẽ không có sự thay đổi về thời tiết và khí hậu nên không có sự thay đổi mùa.

b. - Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi.

- Cơ sở để phân chia các múi giờ: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông ngược chiều kim đồng hồ, thời gian quay quanh trục một vòng là 24 giờ, đó là cơ sở để phân chia các múi giờ trên Trái Đất.

- Khi Hà Nội là 8h30’ ngày 25/10/2015 thì:

+ Bắc Kinh là 9h30’ cùng ngày

+ Oasintơn là 20h30’ ngày 24/10/2015.

1,0

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,25

0,25

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao gọi là gió Tây ôn đới?

A. Thổi từ phía Tây Đại Tây Dương đến.      B. Thổi từ phía Tây Thái Bình Dương đến.

C. Hướng chủ yếu là hướng Tây.       D. Thổi quanh năm.

Câu 2: Lớp vật chất có trạng thái quánh dẻo của Trái Đất tập trung ở

A. Lớp vỏ Trái Đất.    B. Lớp Man ti dưới.    C. Lớp nhân trong.      D. Lớp Man ti trên.

Câu 3: Trong các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa, không có nhân tố nào sau đây?

A. Dòng biển. B. Địa hình.    C. Sinh vật.     D. Khí áp .

Câu 4: Dạng địa hình nào sau đây thường được hình thành do gió?

A. Nấm đá.      B. Khe rãnh.    C. Vách biển.  D. Phi-o.

Câu 5: Khí quyển là

A. khoảng không gian bao quanh Trái Đất.

B. quyển chứa tòan bộ chất khí trên Trái Đất.

C. lớp không khí nằm trên bề mặt Trái Đất đến độ cao khoảng 500km.

D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là mặt trời.

Câu 6: Kết quả của hiện tượng uốn nếp lên bề mặt địa hình là

A. địa hình có nhiều vùng trũng.        B. làm biến đổi tính chất đá và khoáng vật.

C. hình thành nhiều đồng bằng.          D. hình thành các dãy núi uốn nếp .

Câu 7: Chuỗi hồ ở cao nguyên Đông Phi và biển Đỏ được hình thành là do

A. vận động kiến tạo. B. khúc uốn của sông.

C. vùng trũng địa hình. D. núi lửa hình thành.

Câu 8. Tác động của ngoại lực làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu là quá trình

A. phong hóa. B. bóc mòn.     C. vận chuyển. D. bồi tụ.

Câu 9. Quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy là quá trình

A. phong hóa. B. bóc mòn.    C. vận chuyển.            D. bồi tụ.

Câu 10. Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của

A. sông.           B. sóng biển.   C. thủy triều.   D. rừng ngập mặn.

 

II. Tự luận

Câu 1. Vũ trụ là gì, Hệ Mặt trời là gì ? Hãy nên các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất ?

Câu 2. Phong hóa là gì ? vì sao quá trình phong hóa lại diễn ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất ?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

C

A

D

D

A

B

D

A

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Hiện tượng đứt gãy xảy ra ở vùng đá

A. đá granit.    B. đá cứng.      C. thấm nước. D. đá dẻo.

Câu 2. Điều gì sau đây không đúng?

A. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương.

B. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của khí quyển.

C. Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.

D. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của dòng biển chảy ven bờ.

Câu 3. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới thường mưa nhiều ?

A. Gió Tây ôn đới thổi yếu .   B. Gió Tây ôn đới chủ yếu là gió ẩm.

C. Hoạt động của gió không thường xuyên.   D. Gió Tây ôn đới không thổi qua đại dương.

Câu 4. Những vùng có khí hậu khô nóng (các vùng sa mạc và bán sa mạc) có quá trình phong hoá lí học diễn ra mạnh chủ yếu do?

A. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày, trong năm lớn.   B. Có gió mạnh. Ít cây cối

C. Có nhiều cát, gió mạnh.     D. Khô hạn, nhiệt độ cao.

Câu 5. Khối khí ôn đới lục địa được kí hiệu là

A. Tc.  B. Em. C. Pc.  D. Tm

Câu 6: Kết quả của hiện tượng uốn nếp lên bề mặt địa hình là

A. địa hình có nhiều vùng trũng.        B. làm biến đổi tính chất đá và khoáng vật.

C. hình thành nhiều đồng bằng.          D. hình thành các dãy núi uốn nếp .

Câu 7: Tầng trên cùng của vỏ Trái Đất là tầng

A. trầm tích.    B. bazan.         C. manti.         D. granit

Câu 8: Không khí nằm 2 bên của Frông có sự khác biệt cơ bản về

A. tốc độ di chuyển.    B. tính chất vật lí.

C. thành phần không khí.        D. độ dày.

Câu 9: Các vận động chính của nội lực:

A. Uốn nếp và đứt gãy.           B. Thẳng đứng và hạ xuống.

C. Nắm ngang và thẳng đứng.            D. Nâng lên và hạ xuống.

Câu 10: Xếp theo thứ tự giảm dần về chiều dày của các lớp ta sẽ có:

A. Nhân Trái Đất, Vỏ Trái Đất. Manti.          B. Manti, nhân Trái Đất, Vỏ Trái Đất.

C. Nhân Trái Đất, Manti, Vỏ Trái Đất.          D. Vỏ Trái Đất. Manti, nhân Trái Đất.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

B

A

C

D

A

B

C

C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Các vận động chính của nội lực:

A. Uốn nếp và đứt gãy.           B. Thẳng đứng và hạ xuống.

C. Nắm ngang và thẳng đứng.            D. Nâng lên và hạ xuống.

Câu 2: Xếp theo thứ tự giảm dần về chiều dày của các lớp ta sẽ có:

A. Nhân Trái Đất, Vỏ Trái Đất. Manti.          B. Manti, nhân Trái Đất, Vỏ Trái Đất.

C. Nhân Trái Đất, Manti, Vỏ Trái Đất.          D. Vỏ Trái Đất. Manti, nhân Trái Đất.

Câu 3: Hiện tượng đứt gãy xảy ra ở vùng đá

A. đá granit.    B. đá cứng.      C. thấm nước. D. đá dẻo.

Câu 4. Điều gì sau đây không đúng?

A. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương.

B. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của khí quyển.

C. Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.

D. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của dòng biển chảy ven bờ.

Câu 5. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới thường mưa nhiều ?

A. Gió Tây ôn đới thổi yếu .   B. Gió Tây ôn đới chủ yếu là gió ẩm.

C. Hoạt động của gió không thường xuyên.   D. Gió Tây ôn đới không thổi qua đại dương.

Câu 6. Các quá trình tác động chính của ngoại lực:

A. Phong hóa, bóc mòn, nâng lên và hạ xuống, .       B. Phong hóa, uốn nếp và đứt gãy, bóc mòn.

C. Nâng lên và hạ xuống, bóc mòn, bồi tụ..   D. Phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

Câu 7. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là:

A. Nhiệt độ từ các tầng khí quyển trên cao đưa xuống

B. Bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời được không khí tiếp nhận

C. Nhiệt bên trong lòng đất

D. Nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng

Câu 8. Kết quả của hiện tượng đứt gãy lên bề mặt địa hình là

A. các dãy núi uốn nếp .         B. làm biến đổi tính chất đá và khoáng vật.

C. địa hình không bị biến đổi. D. hình thành các địa hào, địa lũy.

Câu 9. Hiện tượng uốn nếp xảy ra ở vùng đá

A. đá cứng.     B. đá dẻo.        C. thấm nước. D. đá granit.

Câu 10. Gió mậu dịch thổi thường xuyên từ

A. áp cao cực về áp thấp ôn đới.        B. áp cao cực về khu vực chí tuyến.

C. áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.     D. áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo

II. Tự luận

Câu 1: Hãy nêu những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

B

B

B

D

D

D

B

D

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 10 năm 2021 - 2022 Trường THPT Nguyễn Du. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON