YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Suối Hoa

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Suối Hoa có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS SUỐI HOA

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: Tiếng việt (2.0 điểm) Nhận biết

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng mà em lựa chọn vào bài làm

Câu 1: Từ nào sau đây không phải từ láy?

A. Chùng chình

B. Đưa đón

C. Mong manh

D. Dềnh dàng

Câu 2: Trong câu thơ: Gươm mài đá, đá núi cũng món/ Voi uống nước, nước sông phải cạn, Nguyễn Trãi sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Nói quá

D. Liệt kê

Câu 3: Thành ngữ “Ăn ốc nói mò” liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về chất

B. Phương châm quan hệ

C. Phương châm cách thức

D. Phương châm lịch sự

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào chứa thành phần khởi ngữ?

A. Trời ơi, chỉ còn có năm phút

B. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

C. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa làm được.

D. Có lẽ hôm nay trời sẽ mưa anh ạ.

Câu 5: Trong câu văn sau: (1) Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. (2) Tiếng mụ chủ, câu 2 thuộc kiểu câu nào?

A. Câu đơn

B. Câu rút gọn

C. Câu ghép

D. Câu đặc biệt

Câu 6: Phần gạch chân trong câu văn “Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ có ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều” (Kim Lân, Làng), là thành phần nào của câu?

A. Thành phần tình thái

B. Thành phần gọi – đáp

C. Thành phần cảm thán

D. Thành phần phụ chú.

Câu 7: Đoạn văn: “Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) đã sử dụng phép liên kết nào?

A. Phép nối

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép liên tưởng

Câu 8: Từ in đậm nào trong các câu sau là thuật ngữ?

A. Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

B. Muối là hợp chất mà phần tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xit.

C. Người là Cha, là Bác, là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Tố Hữu)

D. Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa/ Vui gì hơn làm người lính đi đầu (Tối Hữu)

Phần II. Đọc – hiểu (2.0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Mỗi một người đều có vài trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”…

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012)

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn

Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc được dùng trong đoạn văn.

Câu 3: (0.5 điểm) Thông hiểu

Theo em, tại sao “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”…

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I (2.5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“… Sau trận bão chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Qủa trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên 1 mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả 1 cái chân trời màu ngọc trai ngước biển hửng hồng”

(Trích Cô Tô – Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 2, trang 460, NXB Văn học, 1994)

1. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

2. Thông hiểu

Chỉ ra một phép so sánh trong văn bản và nêu tác dụng của phép so sánh đó.

3. Thông hiểu

Văn bản trên gợi cho em nhớ tới câu thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9. Chép câu thơ và nêu tác giả, tác phẩm.

4. Vận dụng

Tưởng tượng qua mùa thi, em sẽ đi du lịch cùng gia đình. Hãy đề xuất 2 giải pháp của em để trở thành khách du lịch thân thiện, góp phần bảo vệ tài nguyên biển của Tổ quốc. Trình bày bằng một đoạn văn từ 5 – 7 câu theo phép lập luận diễn dịch, trong đoạn có sử dụng phép nối

PHẦN II (2.5 điểm) Vận dụng cao

Trong thư gửi thầy Hiệu trưởng của ngôi trường con trai đang theo học, cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bày tỏ mong muốn:

… Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng

Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về mong muốn của cố tổng thống Mĩ trong khoảng 1,5 trang giấy thi

PHẦN III: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai đoạn trích sau:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

“Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất đây là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I

Câu 1.

1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Phương thức miêu tả.

2.

Phương pháp: căn cứ bài So sánh

Cách giải:

- Câu văn: Sau trận bão chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi

- Tác dụng:

+ Giúp câu văn tăng tính gợi hình, gợi cảm.

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi của bầu trời Cô Tô sau cơn bão.

3.

Phương pháp: căn cứ bài Đoàn thuyền đánh cá

Cách giải:

- Câu thơ: “Mặt trời đội biển nhô màu mới/ Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

- Tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá.

- Tác giả: Huy Cận.

4.

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Các em có thể đề xuất các biện pháp khác nhau,  trong đoạn văn có sử dụng phép nối.

Gợi ý:

- Vứt rác đúng nơi quy định.

- Kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường biển.

Phần II

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải thích

- Thất bại là khi bản thân không đạt được những mục tiêu mà mình đề ra.

- Chiến thắng là khi đã hoàn thành nhiêm vụ, mục tiêu mình đề ra ban đâu.

=> Lời khuyên về cách ứng xử với thất bại và chiến thắng trong cuộc sống.

3. Bàn luận vấn đề

- Khi thất bại chúng ta thường nản lòng, cay cú, có những suy nghĩ tiêu cực…

- Khi thành công thường thỏa mãn, ngủ quên trên chiến thắng.

- Cách ứng xử:

+ Khi thất bại phải tìm ra những khuyết điểm của bản thân để sửa chữa và không ngừng cố gắng.

+ Khi chiến thắng không được thỏa mãn, tiếp tục nỗ lực để đạt được vinh quang hơn nữa.

- Liên hệ bản thân.

Phần III

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu Hữu Thỉnh, Tác phẩm và đoạn thơ.

- Giới thiệu Nguyễn Minh Châu, tác phẩm và đoạn văn.

2. Phân tích

a. Sang thu – Hữu Thỉnh

- Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:

+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ sum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.

+ “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.

+ “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu.

=> Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

MÙA GIÁP HẠT…

… Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ băm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, mà anh em tôi thấy ngon biết mấy.

Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với viết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.

Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt…

(Trích Mùa giáp hạt…, Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50)

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu

Hãy đặt một nhan đề mới cho văn bản trên.

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn.

Cụm từ lớn lên trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu

Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia đình?

Phần II: Tạo lập văn bản (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 10-12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái.

Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Phân tích nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I.

Phương pháp: Đọc hiểu văn bản

Cách giải:

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.

Câu 2.

Nhan đề mới: Tôi lớn lên/ Kỉ niệm không quên

Câu 3.

- Cụm từ lớn lên trong các câu văn được tác giả dùng thể hiện biện pháp điệp ngữ.

- Tác dụng của biện pháp điệp: nhấn mạnh cội nguồn nuôi dưỡng sự trưởng thành cho tác giả. Đó là sự hi sinh của cha mẹ, là những vất vả tảo tần bố mẹ đã gánh chịu để đem đến cho con ấm no dù vào những mùa giáp hạt. Không chỉ nuôi dưỡng thể xác, “anh em tôi” còn được nuôi dưỡng về tâm hồn, được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình. Tất cả để lại trong lòng tác giả lòng biết ơn không thể nào quên.

Câu 4.

Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tình yêu thương, sự kính trọng với gia đình, đặc biệt là lòng biết ơn vô bờ bến đối với đấng sinh thành. Tác giả hiểu thấu những vất vả gian lao mà bố mẹ phải trải qua trong những mùa giáp hạt. Nhưng hơn tất thảy, bố mẹ vẫn luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Dù không còn phải ăn cơm độn khoai sắn nhưng tác giả vẫn “nhớ lắm những mùa giáp hạt” vì trong những hoàn cảnh khó khăn ấy, con người mới cảm nhận được hết tấm lòng của những người thân thương xung quanh.

II. Tạo lập văn bản

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức

- Viết đoạn văn (10-12 câu)

- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc

* Yêu cầu về nội dung: Học sinh đảm bảo các ý chính sau:

- Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là tình cảm tự nhiên, bất biến. Vì thế mới có câu thơ:

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

- Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái không gì đo đếm được, từ khi con mới ra đời cho tới tận lúc con lớn khôn. Tình yêu thương đó được thể hiện qua những hành động khác nhau: từ việc chăm cho con ăn, học, san sẻ với con những khó khăn, làm chỗ dựa tinh thần cho con trong mọi khó khăn đến lớn nhất, vĩ đại nhất là bố mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. Được sống trong tình yêu thương của cha mẹ là niềm hạnh phúc nhất trần đời.

- Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những đứa trẻ không được hưởng hạnh phúc đó, vẫn có những bậc cha mẹ sẵn sàng vứt bỏ con mình, không quan tâm yêu thương con.

- Là một đứa con, em đang được đón nhận tình yêu thương của cha mẹ, em phải làm gì để xứng đáng với tình yêu thương ấy.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

I. Mở bài: Nêu cảm nhận chung về tác giả, tác phẩm và nhân vật

“Lặng lẽ Sa Pa” được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của nhà văn Nguyễn Thành Long, có thể coi đây là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông – vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình. Truyện đã xây dựng được hình tượng nhân vật anh thanh niên với những nét tính cách, phẩm chất đáng quý qua đoạn trích ở phần nói chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

II. Thân bài: Cần đạt được các nội dung sau

1. Giới thiệu khát quát hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên

- Anh là “người cô độc nhất thế gian”, một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét. Anh cô độc đến “thèm người” và luôn “nhớ người”.

- Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất”, dự báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

2. Tính cách, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên

a. Là con người thiết tha yêu cuộc sống

- Tình cảm gắn bó, sự quan tâm, gần gũi của anh với những người xung quanh.

- Trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ, cô kĩ sư.

- Thông qua sách để gặp gỡ những tâm hồn khác, để đỡ cơn “thèm người”

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Suối Hoa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF