YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Lạc Vệ

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Lạc Vệ có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LẠC VỆ

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Câu 1: Chép chính xác hai câu thơ còn thiếu vào dấu … trong đoạn thơ trên (0.5 điểm)

Câu 2: Ngoài ngôn ngữ độc thoại, tác giả sử dụng nghệ thuật chủ yếu nào để miêu tả nội tâm của Thúy Kiều (0.5 điểm)

Câu 3: Hai câu thơ cuối trong đoạn thơ vừa hoàn chỉnh gợi liên tưởng gì về tâm trạng hiện tại và tương lai của Thúy Kiều? (1.0 điểm)

Câu 4:

a. Kể tên các cách thức để phát triển từ vựng tiếng Việt (0.5 điểm)

b. Đặt một câu trong đó có sử dụng từ Hán Việt thể hiện thái độ ngợi ca Truyện Kiều – Nguyễn Du (0.5 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính khiêm tốn

Câu 2: (5.0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau, trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương và nêu suy nghĩ cùng hướng của bản thân để xứng đáng với những hi sinh của Bác:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày mặt trời đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I.

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Cách giải:

2 câu thơ cò thiếu trong dấu … là:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Cách giải:

Ngoài ngôn ngữ độc thoại, tác giả chủ yếu dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình để diễn tả nội tâm của Thúy Kiều.

Câu 3:

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Hai câu thơ cuối trong đoạn thơ gợi liên tưởng về tâm trạng hiện tại và cả tương lai của Thúy Kiều:

Tâm trạng hiện tại: nỗi buồn và sự cô đơn, sợ hãi. Nó được gợi ra qua hình ảnh thiên nhiên:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

=> Dự cảm về một tương lai đầy sóng gió khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

Câu 4:

Phương pháp: căn cứ nội dung bài: Sự phát triển từ vựng

Cách giải:

a) Cách thức để phát triển từ vựng tiếng Việt:

+ Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng dựa trên hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ.

+ Tạo từ ngữ mới.

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

b) Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác của nền văn học Việt Nam.

Từ Hán Việt: Kiệt tác (tác phẩm đặc sắc và đạt tới đỉnh cao nghệ thuật).

II.

Câu 1.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu về hình thức

- Bài văn hoặc đoạn văn

- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.

Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau:

1. Nêu vấn đề.

2. Giải thích vấn đề.

- Khiêm tốn là không khoe khoang về bản thân mình, không tự cao với những gì mình có.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

(Trích bài thơ Đồng chí, Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2017)

1. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính

2. Nhận biết

Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?

3. Thông hiểu

Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.

4. Vận dụng

Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên (trả lời ngắn từ 5 – 7 dòng)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Vận dụng cao

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về vai trò của tình bạn trong cuộc sống con người.

Câu 2: (5,0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Từ đó, hãy liên hệ với người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1.

1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm,…

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Hình ảnh: rừng hoang sương muối, đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới, đầu súng.

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:

- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.

- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:

+ Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ.

+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc. Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.

+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh.

+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.

4.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Người lính trong tư thế điềm tĩnh, chủ động, sẵn sàng chờ giặc đến.

- Tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh cho đất nước.

- Tinh thần đồng đội gắn bó chặt chẽ, vượt qua mọi khó khăn.

- Dù đứng trước cảnh mất mát hi sinh, tâm hồn họ vẫn bay lên với những hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng.

Phần II. Làm văn

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

*Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích vấn đề

Tình bạn là gì? Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa những người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý tưởng,… họ có thể chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với nhau.

2. Bàn luận vấn đề

- Vai trò, ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống:

+ Có bạn bè sẽ giúp chúng ta san sẻ nỗi buồn, nhân đôi niềm vui, làm cho cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn.

+ Người bạn tốt còn là người bạn có thể giúp ta học được những điều hay lẽ phải, để bản thân chúng ta trở nên hoàn thiện hơn.

- Chứng minh: Có thể kể đến những tình bạn đẹp của Lưu Bình và Dương Lễ, Bá Nha và Tử Kì, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê,…

- Cách ứng xử trong tình bạn

+ Tình bạn cần sự chân thành từ hai phía, mỗi người cần chân thành, tin tưởng lẫn nhau.

+ Luôn bên cạnh bạn những lúc buồn, giúp đỡ bạn những lúc khó khăn.

+ …

3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Dân gian có câu “Giàu vì bạn, sang vì vợ” nhưng cũng có câu “Tin bạn mất bò” bởi lẽ có nhiều người tưởng như là bạn nhưng thật ra lại lợi dụng ta để mưu cầu lợi ích cá nhân. Vì thế phải suy nghĩ cẩn thận để chọn người bạn tốt để tránh xa những kẻ trục lợi, lừa thầy phản bạn.

- Liên hệ bản thân.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2.0 điểm)

Đọc phần trích Bức thư của thầy Hiệu trưởng ở Singapore gửi phụ huynh học sinh và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(1) Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con.

(2) Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kì thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn nữa.

(3) Hãy nói với con rằng: dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét.

a.  Nhận biết

Tìm và gọi tên một phép liên kết trong đoạn văn (1)

b. Thông hiểu

Các cụm từ in đậm ở đoạn văn (2) và (3) thuộc phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy.

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

- Sau sự kiện bé Hải An hiến giác mạc cứu người, trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết họ đã nhận được 765 hồ sơ đăng kí hiến tạng trong thời gian 11 ngày (từ 25/2 đến 6/3/2018). Đây là con số kỉ lục về số lượng người đăng kí hiện tạng từ trước đến nay.

(Theo Báo Sức khỏe đời sống, ngày 7/3/2018)

- Sau sự việc các hiệp sĩ tử nạn khi truy bắt cướp ở Sài Gòn, Nguyễn Sin – đội Săn bắt cướp Biên Hòa, đã đăng tải dòng trại thái công khai trên trang cá nhân của mình, cho biết chỉ trong vòng hai ngày đứng ra kêu gọi mọi người quyên góp, hỗ trợ gia đình hai hiệp sĩ, anh đã nhận được từ cộng đồng số tiền ủng hộ lên tới 1,7 tỉ đồng.

(Theo Báo Đất Việt, ngày 15/5/2018)

Từ số liện trong các thông tin trên, viết một bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của mạng xã hội, đối với các sự việc có ý nghĩa trong đời sống.

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về khúc tâm tình của người cha qua đoạn thơ.

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quyên hương

Còn quê hương thì làm phong tục.

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.”

(Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2015)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

- Phép lặp từ ngữ: Nếu con

- Phép nối: Nhưng

b.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học: so sánh, nhân hóa.

Cách giải:

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ

- Tác dụng: Nhấn mạnh việc cần làm và là việc làm tốt nhất, cần thiết nhất với những đứa con trong thời điểm đó – đó là sự an ủi, khích lệ, động viên để con tự tin và có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu 2.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.

- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích vấn đề:

Mạng xã hội là gì? Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo, (trong tiếng Anh gọi là: social network). Là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân  trên cùng một trang web (hoặc các  doanh nghiệp – nhưng  có vai trò như các cá nhân). Các mạng xã hội điển hình hiện nay có thể kể đến như twitter, Facebook, instagram, youtube …

=> Bên cạnh những mặt tiêu cực, có thể thấy mạng xã hội cũng đã góp phần không nhỏ vào việc lan truyền những việc tử tế trong xã hội.

2. Bàn luận vấn đề

- Sức mạnh của mạng xã hội:

+ Ngày nay mạng xã hội đóng vai trò như một “Người phán xử”. Rất nhiều sự việc quan trọng vì nhờ có mạng xã hội mà mọi được trao quyền quan sát, nhận định, phán xét… và có rất nhiều sự việc nhờ mạng xã hội đã giúp người bị án oan tìm được công lí.

+ Mạng xã hội lan tỏa những việc tử tế một cách nhanh chóng.

+ Mạng xã hội góp phần giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó, trao đi yêu thương.

+ Mạng xã hội giúp cho những người thất lạc có thể tìm lại nhau.

- Sử dụng mạng xã hội thế nào cho hiệu quả.

+ Mạng xã hội là một con dao hai lưỡi, nó có thể đem đến những lợi ích to lớn nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt tiêu cực.

+ Người dùng mạng xã hội cần phải có con mắt đánh giá, nhận định trước các vấn đề xã hội để không bị truyền thông dắt mũi. Hãy là một người sử dụng mạng xã hội khôn ngoan.

3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Mạng xã hội như con dao hai lưỡi, thái độ của người dùng sẽ quyết định cho mặt tốt hay mặt xấu trở nên phổ biến.

- Em đã sử dụng mạng xã hội như thế nào?

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

- Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980.

- Đoạn thơ là lời khuyên của cha với con, nên sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình.

2. Phân tích

- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:

+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.

+ Ẩn dụ “đá” “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình.

+ So sánh “như sông” “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Lạc Vệ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF