YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Hồng Dương

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Hồng Dương có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau:

NHÀ LÀ NƠI ĐỂ VỀ

Nhà, một tiếng gọi thân thương với rất nhiều tình yêu và sự quan tâm, chia sẻ. Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống.

Sau bao nhiêu khát vọng bay nhảy của tuổi trẻ, những biến cố cuộc sống giúp chúng con càng thêm yêu và trân quý sự thiêng liêng, ấm áp của hai tiếng “Gia đình”, “Tổ quốc” và sự biết ơn dành cho những người đã yêu thương chúng con vô điều kiện.

(Con đã về nhà, Tăng Quang, NXB Phụ nữ Việt Nam, 2020, tr. 71)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra thành phần phụ chú trong câu văn sau:

Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái Nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống.

Câu 2. Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những đối tượng nào?

Câu 3. Theo em, việc viết hoa từ “Mái Nhà” trong văn bản trên có ý nghĩa gì?

Câu 4. “Hai tuần cách ly” gợi nhắc đến những ngày cả nước phòng chống đại dịch COVID-19. Trong biến cố ấy, việc tốt nào của người Việt Nam để lại ấn tượng nhất trong em? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự biết ơn.

Câu 2 (5,0 điểm): Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và đất nước trong đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng,

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng đi

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 55-56)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu

Câu 1:

Nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống.

Câu 2:

Những biến cố cuộc sống chỉ những biến đổi bất ngờ trong cuộc sống, trong văn bản chỉ Đại dịch Covid 19.

Câu 3:

Viết hoa từ Mái Nhà bởi mái nhà này không chỉ là ngôi nhà cho mỗi người, mà trở thành 1 địa danh, một vùng đất an toàn, yên bình cho mọi người trú ẩn, được gọi tên, định danh trong tâm hồn mỗi người, vì vậy nó được viết hoa như 1 danh từ riêng.

Câu 4:

Việc tốt làm em ấn tượng nhất của người Việt Nam chính là việc các y bác sĩ, phi công sẵn sàng bay vào vùng dịch để đón đồng bào ta trở về nước. Vì đây là hành động vô cùng cao cả, quên thân mình, bất chấp nguy hiểm, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta. Vô cùng cảm động, đáng để tuyên dương và biết ơn.

II. Làm văn

Câu 1:

Ông cha ta có câu: "Uống nước nhớ nguồn". Đây là lời dạy vô cùng ý nghĩa dành cho chúng ta về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là gì? Chính là việc chúng ta phải biết cảm ơn, biết trân trọng sự giúp đỡ của người khác đối với chúng ta, dù là lớn hay nhỏ. Trong cuộc sống, luôn có những lúc ta cần sự giúp đỡ của người khác, có thể là chủ động hoặc bị động, vô tình hoặc cố tình. Thế nhưng dù thế nào ta luôn phải biết thể hiện lòng biết ơn của bản thân với người đã giúp đỡ. Lòng biết ơn không phải chỉ thể hiện qua những món quà vật chất giá trị về tiền bạc. Mà hơn cả, nó phải được thể hiện ở những lời cảm ơn chân thành, những hành động trả ơn chân thực, gần gũi. Chúng ta không nên có những suy nghĩ sai lầm về lòng biết ơn. Hành động biết ơn chỉ thực sự có giá trị khi nó được thể hiện từ sâu trong tấm lòng. Và hơn hết là chúng ta bày tỏ sự biết ơn ngay khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. Bởi vậy, không nên có những suy nghĩ, tư tưởng ép buộc sự biết ơn, mong chờ sự biết ơn từ người khác. Đấy là một suy nghĩ sai lầm. Chúng ta giúp đỡ người khác không phải vì mong chờ sự hồi đáp mà chính xuất phát từ lòng thương người của bản thân. Trong xã hội hiện đại, một bộ phận đã cho rằng việc được hưởng sự hỗ trợ từ người khác là hiển nhiên, và chưa biết thể hiện lòng biết ơn đúng đắn. Chẳng hạn như việc những người trong khu cách ly phàn nàn vì điều kiện ăn ở chưa được tốt như ở nhà. Thay vì cảm ơn sự hỗ trợ của nhà nước, thì họ lại buông lời phàn nàn, chê trách. Hay như những người được đón về từ vùng dịch bỏ trốn khỏi khu cách ly, gây nguy hiểm cho cộng đồng. Đây là hành động vô cùng đáng chê trách. Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn một cách hợp lý, đúng mực. Đôi khi không hẳn là phải trả ơn đúng với người đã giúp mình mới là biết ơn. Mà chung ta có thể thể hiện điều đó qua sự giúp đỡ những con người khác, qua việc cố gắng xây dựng, phát triển cộng đồng, đất nước. Như vậy, lòng biết ơn thật sự là một truyền thống tốt đẹp cần được duy trì và phát huy của dân tộc ta. Như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng..."

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Làng quê Việt Nam

Làng quê Việt Nam đổi bằng xương máu

Máu chảy thành sông

Xương chất cao thành núi

Hơn bốn nghìn năm không hề đòi hỏi

Tấm huân chương…

Chỉ có những tâm hồn

Vì dân vì nước

Từ làng quê mà ra

Yêu thương nhau như một nhà

Xây dựng xóm thôn đổi mới …

Ai bảo họ là nhà quê không biết ăn nói

Bảy mươi lăm phần trăm đồng ruộng quê mùa

Còn lại hai nhăm phần trăm a dua

Nếu dàn trận đánh

Ai sẽ thắng?

Và ai sẽ thua?

(Phan Huy Hùng)

Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 3 (0,75đ): Khổ thơ đầu tiên đã để lại cho em ấn tượng gì?

Câu 4 (1đ): Nêu ý nghĩa của bài thơ.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước.

Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản (3đ)

Câu 1 (0,5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nói quá (Máu chảy thành sông/ Xương chất cao thành núi). Biện pháp nghệ thuật này đã nhấn mạnh và giúp người đọc hình dung ra những đau thương, mất mát mà dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi để dành lại được độc lập.

Câu 3 (0,75đ):

Khổ thơ đầu tiên không chỉ giúp chúng ta hình dung ra những đau thương, mất mát mà đất nước chúng ta đã phải trải qua mà còn làm chúng ta thêm căm thù quân giặc, thêm yêu quý và trân trọng hòa bình, độc lập mà chúng ta được được hưởng.

Câu 4 (1đ):

Trong bài thơ Làng quê Việt Nam, tác giả Phan Huy Hùng mang đến cho bạn đọc cách nhìn cụ thể hơn, chân thực hơn về những khó khăn, gian khổ của đất nước; đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng và quyết tâm đán đuổi giặc ngoại xâm của cả dân tộc. Bên cạnh đó, bài thơ cũng là lời khẳng định, tuyên bố đanh thép của tác giả, của nhân dân Việt Nam rằng cả dân tộc luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập nếu kẻ thù lăm le xâm chiếm.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Tình yêu quê hương, đất nước

1. Mở bài

Mỗi con người không thể sống mà không có tình yêu: yêu cha mẹ, yêu xóm làng… và rộng hơn hết chính là tình yêu quê hương, đất nước.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Quê hương: là nơi chúng ta sinh ra, có gia đình và những người thân yêu. Đất nước là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, là nơi dòng tộc, gia đình sinh sống.

→ Tình yêu quê hương, đất nước là tình yêu thương mà con người dành cho nơi mình sinh ra lớn lên và phát triển.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)

b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)

c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)

Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được:

- Đoạn thơ trên trích trong văn bản“ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải (0,5 điểm)

- Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó

+ Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm)

+ Phép so sánh: Đất nước với “...vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm)

+ Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm)

2. HS viết đoạn văn nghị luận đảm baỏ bố cục rõ ràng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn mạch lạc...

- Nội dung

* Mở đoạn: giới thiệu vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung khổ thơ (0,25đ)

* Thân đoạn: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ làm rõ nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam anh hùng, gian nan, vất vả nhưng rất đỗi gần gũi, yêu thương và đáng tự hào. “Đất nước như vì sao” khiêm nhường mà tráng lệ “cứ đi lên” sánh vai cùng các cường quốc năm châu (1đ)

* Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân về đất nước (0,25đ)

* Liên hệ: Cho dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta vẫn đang ngày càng phát triển đi lên, hội nhập cùng sự phát triển của Quốc tế, đạt nhiều thành tựu tiến bộ trên mọi mặt....(0,5đ)

Câu 2 (6 điểm)

PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu cảnh được tả; Thân bài Tả quang cảnh, cảnh vật chi tiết theo thứ tự; Kết bài :Phát biểu cảm tưởng về quang cảnh , cảnh vật đó.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tả một người thân yêu nhất với em

c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về câu chuyện

Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

* Phần mở bài:

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm .

- Khái quát được nét đẹp về nhân vật Phương Định.

* Phần thân bài:

Vẻ đẹp của Phương Định

- Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ.

- Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm.

- Có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Hồng Dương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF