YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Đại Phúc

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em tài liệu tham khảo để chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 thật tốt và đạt được kết quả cao, Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Đại Phúc. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐẠI PHÚC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Hãy đọc bài báo được trích dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“Mỗi khi bảng công việc trong nhà trẻ có thể làm của chuyên gia Montessori được chia sẻ trên Facebook, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn khá bất ngờ, hoài nghi khi biết ở độ tuổi của con, con có thể làm được rất nhiều việc phù hợp.

Cho trẻ làm việc nhà không có gì gọi là phi thực tế (…)

Việc nhà theo từng độ tuổi của trẻ

Theo thời gian ý nghĩa của làm việc nhà sẽ theo con vươn xa ra ngoài xã hội. Những việc tuy vặt vãnh, nhỏ nhặt nhưng lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ giúp trẻ trang bị kĩ năng thực tế, giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập. Đến một lúc nào đó, con sẽ thấy thoải mái khi chia sẻ công việc với người đồng hành (chồng/vợ/bạn bè), chứ không phải là làm vì nghĩa vụ, làm một cách thụ động. Đồng thời, nó sẽ giúp trẻ nhạn ra năng lực của bản thân (…)”

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

Trong bài báo, việc nhà cho trẻ được phân loại từ độ tuổi nào đến độ tuổi nào?

Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết

Liệt kê hai danh từ có trong câu: “cho trẻ làm việc nhà không có gì gọi là phi thực tế”.

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Em hiểu như thế nào về nội dung: làm “việc nhà” sẽ “giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập”?

Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu

Đề xuất một “việc nhà” mà em cho là học sinh từ 13 đến 15 tuổi biết làm thuần thục. Hãy viết ngắn gọn các bước để làm công việc đó.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Một số điều không tốt nếu học sinh ở độ tuổi trung học cơ sở không biết làm công việc nhà.

Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ quan điểm về vấn đề trên.

Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao

“Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1) là một trích đoạn truyện ngắn hay. Qua năm tháng, nhiều bạn đọc không thể quên được hình ảnh của cô bé Thu trong truyện. Còn em thì sao?

Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về nhân vật bé Thu trong đoạn trích nêu trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài báo được trích

Cách giải:

Việc nhà cho trẻ được phân ở các độ tuổi sau:

- Từ 4 – 5 tuổi

- Từ 7 – 8 tuổi

- Từ 12 tuổi trở lên

2.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Danh từ

Cách giải:

- Danh từ: trẻ, nhà.

3.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

Làm “việc nhà” sẽ “giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập” có nghĩa là: khi cho trẻ làm các công việc trong gia đình, chúng có thể dần dần tự chăm sóc cho bản thân mà không cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ. Đây chính là cơ sở cho sự hình thành tính cách độc lập của trẻ em.

4.

Phương pháp:

Cách giải:

Học sinh có thể lựa chọn một trong các công việc nêu ở bảng phù hợp với độ tuổi từ 13 – 15 như: Nấu một bữa cơm hoàn chỉnh, Lau nhà,… Sau đó trình bày ngắn gọn cách thức tiến hành công việc đó.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 1:

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.

- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích vấn đề

- Việc nhà những công việc diễn ra trong gia đình. Con người dọn dẹp, sửa sang khiến cho không gian sống sạch sẽ hơn, tiện nghi hơn.

=> Bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng phải tham gia vào công việc dọn dẹp không gian sống của gia đình. Đặc biệt là các bạn học sinh.

2. Bàn luận vấn đề

- Một số việc nhà cơ bản: rửa bát, quét nhà, gập quần áo, nấu cơm,…

- Tác hại khi học sinh  không làm việc nhà:

+ Không gian sống trở nên bẩn thỉu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.

+ Không thể tự chăm lo cho bản thân nếu xa gia đình.

+ Hình thành nên thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào những người xung quanh.

+ Trở thành kẻ lười biếng, không tự lập.

+ Trở thành gánh nặng cho cha mẹ, luôn phải lo lắng cho đứa con đã trưởng thành về thể xác trong khi tâm hồn vẫn chỉ là đứa trẻ lên ba.

- Nguyên nhân tình trạng lười làm việc nhà:

+ Do được bố mẹ nuông chiều.

+ Do thói quen lười nhác, ỷ lại.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2.0 điểm)

Đọc  đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

(Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2014)

a. Nhận biết

Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Nhận biết

Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật có liên quan đến nghề chài lưới.

c. Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên.

Câu 2: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác hại của mạng xã hội.

Câu 3: (6.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân. Qua đó, em rút ra bài học gì để phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Quê hương

Cách giải:

- Văn bản: Quê hương

- Tác giả: Tế Hanh

b.

Phương pháp: căn cứ bài Trường từ vựng

Cách giải:

Trường từ vựng liên quan đến nghề chài lưới: Thuyền, mái chèo, buồm.

c.

Phương pháp: căn cứ bài So sánh

Cách giải:

- Biện pháp so sánh:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”

- Tác dụng:

+ Giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Khiến cho sự vật trở nên có thần, có hồn, sức truyền cảm mạnh mẽ:

  • Con thuyền như một chú ngựa đẹp đẽ, với sức lực phi thường, vươn mình trên biển cả mênh mông, rộng lớn.
  • Hình ảnh cánh buồm vốn giản dị, mộc mạc bỗng trở nên vĩ đại, lớn lao và thiêng liêng biết bao nhiêu, cánh buồm đã trở thành biểu tượng, linh hồn của quê hương. Cùng với đó là hình ảnh nhân hóa “rướn” cho thấy sức mạnh không chỉ của con thuyền căng mình lao về phía trước mà đằng sau đó là niềm tin, khát vọng của những người dân chài lưới vào một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.

- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải thích

- Facebook là gì?  Facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người có thể giao lưu, kết bạn với nhau.

- Bên cạnh những mặt tích cực, Facebook còn tồn tại rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến người dùng.

3. Bàn luận vấn đề

- Tác hại:

+ Nghiện facebook dẫn đến tiêu tốn thời gian vô ích, bỏ bê chuyện học hành,…

+ Sống trong thế giới ảo và quên đi cần phải quan tâm đến những người xung quanh.

+ Làm con người dễ lâm vào trạng thái mặc cảm, tự tin, đua đòi,…

+ Facebook làm ảnh hưởng đến sự riêng tư của con người, người dùng có thể dễ dàng bị đánh cắp thông tin.

+ Nhiều đối tượng sử dụng facebook với mục đích xấu, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Cách dùng facebook hợp lí:

+ Sử dụng facebook với thời gian hợp lí, mục đích đúng đắn.

+ Gia đình và nhà trường có những biện pháp tích cực để giảm thiểu lượng thời gian dùng facebook của con cái.

+ Tìm đến những thú vui lành mạnh khác để giải trí như đọc sách.

- Liên hệ bản thân: Em sử dụng facebook như thế nào?

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng… Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi.

Nhưng nếu mỗi ngày, chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành… Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này. Cũng như sự yêu thương là có thật.

Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người!

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, NXB Hội nhà văn, 2016, tr.184 – 185)

a) Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

b) Nhận biết

Hai câu “Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này” được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

c) Thông hiểu

Theo tác giả, vì sao “khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi”?

d) Thông hiểu

Em có đồng tình với quan điểm: “Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người”? Vì sao?

Câu 2: Vận dụng cao

 Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) về chủ đề điều kì diệu của sự sẻ chia.

Câu 3: Vận dụng cao

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

 

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr 70)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

a)

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

b)

Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

Phép liên kết: phép nối – “và”.

c)

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Theo tác giả, “khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi” vì “khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng”.

d)

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

Có đồng tình.

Vì:

+ Chúng ta cảm thấy mình được yêu thương, mình có sự gắn kết với thế giới này.

+ Khi chia sẻ, mình có thể cảm nhận được cuộc sống có những người khó khăn và vất vả hơn mình nhiều, mình có thể vẫn là một con người rất may mắn. Mình cần cố gắng và nỗ lực cho cuộc sống nhiều hơn nữa.

Câu 2.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.

- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Nêu vấn đề: điều kì diệu của sự sẻ chia.

2. Giải thích vấn đề:

Sự sẻ chia là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ với những người xung quanh. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại.

- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi.” Sẻ chia sẽ đem đến cho cuộc sống những điều kì lạ mà ta không tưởng.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Tác dụng của sự sẻ chia:

+ Khi chúng ta biết sẻ chia, chúng ta sẽ nhận được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương từ những người xung quanh.

+ Khi mọi người biết sẻ chia các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

+ Sự sẻ chia giúp con người vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.

+ Sẻ chia với mọi người sẽ đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho chính bản thân.

- Sự sẻ chia diễn ra trên nhiều phương diện, cả vật chất lẫn tinh thần, cả những người thân thiết đến những mối quan hệ ngoài xã hội.

- Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng, có phân tích.

- Phê phán những con người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình.

- Liên hệ bản thân: Em đã biết chia sẻ với mọi người chưa? Sự chia sẻ giúp em điều gì trong cuộc sống.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.

- Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.

Tác phẩm:

- Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.

- Tác phẩm được sáng tác vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.

2. Phân tích

a. Khoảnh khắc giao mùa

* Tín hiệu mùa thu

- Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận qua khứu giác là hương ổi. Với nhiều nhà thơ khác, mùa thu là mùa của hương cốm dìu dịu, hoa sữa nồng nàn. Còn đối với Hữu Thỉnh đó là hương ổi mộc mạc, bình dị. Hương ổi chủ động “phả vào trong gió se”.

+ Với từ “phả” tác giả đã đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường. Dường như hương ổi đã truyền cho ta hơi ấm của tình cảm, hơi thở của cuộc sống.

+ Vì thế gợi hình dung cụ thể về mùi ổi chín thơm nồng, ngọt mát, có sức lan tỏa.

- Mùa thu về còn hiện qua cả xúc giác “gió se”. Gió và hương ổi làm thức dậy cả không gian thôn vườn, ngõ xóm.

- Hình ảnh “sương qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy “chùng chình” đã làm cho làn sương trở nên sinh động có hồn.

* Cảm xúc của nhà thơ

- Trong giờ phút giao mùa ấy lòng nhà thơ thật đắm say:

+ Đó là cảm giác bất ngờ khi bắt gặp tín hiệu thu về: “Bỗng nhận ra hương ổi”. Từ “bỗng” diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, một niềm vui chợt đến, một thoáng xúc động, một cái giật mình khẽ đánh thức con người khỏi những bề bộn của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên và cảm nhận những vẻ đẹp giản dị nhất của nó.

+ Rồi đến cảm giác mơ hồ, mong manh, bối rối, tự hỏi lòng mình “hình như thu đã về”.

+ Từ “về” còn gợi ra cảm giác thân thiết, quen thuộc, ấm áp như nhà thơ gặp lại một người bạn cũ.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Đại Phúc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF