YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Minh Hợp

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 9 tài liệu Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Minh Hợp đã được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS MINH HỢP

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1. (2,0 điểm): 

Cho đoạn trích:

“Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”

(Ngữ văn 9, Tập một)

a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giá? (0,5 điểm)

b. Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

c. Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì? (0,5 điểm)

d. Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. (0,5 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết tự hào về bản thân. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép liên kết câu (chỉ ra phép liên kết cấu đó) và một câu văn có chứa thành phần biệt lập tỉnh thái (gạch chân thành phần đó).

Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(...)

Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

(Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1:

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

b) Đại từ xưng hô: thiếp, chàng.

c) Cụm từ nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.

d) Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa.

Câu 2: Các em có thể tham khao một số ý sau:

- Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống.

- Biết tự hào về những gì tốt đẹp của bản thân sẽ giúp ta biết tự khẳng định mình, giúp bản thân thêm tự tin, từ đó có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn.

- Chẳng hạn khi được thầy cô khen ngợi vì đạt được thành tích tốt trong học tập, chúng ta thường cảm thấy phấn chấn tinh thần vì nỗ lực được công nhận, giá trị bản thân được nâng cao trong mắt người khác. Đó là những cảm xúc tích cực thúc đẩy con người hoàn thiện bản thân, một trong những yếu tố tiên quyết để thành công.

Câu 3: Dàn bài tham khảo

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu nội dung của đoạn trích:

    + Tác giả: Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ra trong gia đình quyền quý, có học thức, tiếp nhận nhiều văn hóa khác nhau,…

    + Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, “Truyện Kiều” có bốn phần, kể về cuộc đời bất hạnh của nàng Kiều,…

    + Nội dung đoạn trích: Bức tranh thiên nhiên của mùa xuân và lễ hội tảo mộ, du xuân của chị em Kiều.

2. Thân bài: Phân tích

* Bức tranh thiên nhiên của mùa xuân vào lúc sáng sớm.

- Hai câu đầu: chim én đưa thoi, thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

    + Câu thơ “Ngày xuân con én đưa thoi’’ là câu thơ gợi tả về không gian. Trên nền trời cao rộng, đàn én lượn qua lượn lại , chao liệng như thoi đưa vào những tháng cuối của mùa xuân.

    + “Thiều quang’’ là chỉ ánh sáng của mùa xuân, nó không chói chang như mùa hạ hay yếu ớt của mùa đông mà nó là ánh sáng ấm áp, mang đến sức sống cho muôn loài.

→ Mặc dù đã cuối mùa xuân nhưng vẫn thấy những chú chim én đang bay lượn trên bầu trời, mới đây thôi mà đã bước sang thứ ba rồi, cũng như chỉ thời gian trôi qua nhanh quá,…

- Hai câu sau: sử dụng hai gam màu xanh và trắng, màu xanh của thảm cỏ non, trắng tinh khôi của hoa lê,… màu xanh bát ngát trải rộng cả vùng trời làm nền để nổi bật màu trắng tinh khôi, trong trẻo của bông hoa lê.

    + Chữ “tận” mở ra một không gian bao la bát ngát không có điểm dừng.

    + Từ “điểm” tĩnh như không tĩnh, làm cho ta liên tưởng thiên nhiên có tâm hồn, biết làm đẹp giống như một con người.

→ Bằng một vài nét chấm phá, tác giả đã vẽ lên một bức tranh sinh động, hấp dẫn, khiến cho người đọc cảm giác mình đang đứng trước khung cảnh của mùa xuân.

* Bức tranh lúc chiều tà của con người trong lúc trở về:

    + “Tà tà bóng ngả’’ mặt trời đã xuống núi, chỉ còn lại vệt sáng yếu ớt chiếu lên bầu trời.

    + Bước chân thơ thẩn: chỉ suy nghĩ của con người, nhưng ở đây lại nói bước chân biết thơ thẩn giống như không tự chủ được mà cứ bước đi.

    + “Dòng nước uốn quanh” chỉ sự nhẹ nhàng êm đềm của con suối nhỏ,….

    + Các từ láy thanh thanh, nao nao, tà tà, thơ thẩn gợi tả sắc thái của cảnh vật và cũng chính là tâm trạng của con người. → Dường như cảnh vật cũng thấu hiểu lòng người, cũng khoác lên mình một màu u buồn.

→ Tất cả mọi thứ không còn ồn ào, náo nhiệt như lúc lễ hội mới bắt đầu thay vào đó là một khung cảnh êm đềm, trôi qua nhẹ nhàng,…

→ Nguyễn Du sử dụng thủ pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình mượn cảnh vật để nói lên tâm trạng của con người. Một tâm trạng bâng khuâng, thơ thẩn như đang suy nghĩ về một vấn đề nào đó và dự cảm có điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai sắp tới.

3. Kết bài

- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:

    + Đây là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp có cảnh có tình.

    + Sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh mang tính chọn lọc, bút pháp tả cảnh thiên nhiên đặc sắc tả cảnh điểm xuyết, tả cảnh ngụ tình,…

- Khẳng định được cái tài của Nguyễn Du: Bức tranh ngày xuân vui tươi, rộn ràng, náo nức và có chút buồn phiền được Nguyễn Du khắc họa thành công với sự cảm nhận tinh tế cũng như sự tài hoa trong cách dụng công xây dựng ngôn ngữ.

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (1,0 điểm). Cho khổ thơ sau:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện,cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

         (Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục, 2015)

a. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Nêu ngắn gọn nội dung chính của khổ thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra những từ ngữ làm phương tiện liên kết và các phép liên kết câu trong đoạn trích sau:

Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống.

(Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi)

Câu 3 (2,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: Tình bạn chân chính là viên ngọc quý. Qua ý kiến trên, hãy viết bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình bạn chân chính.

Câu 4 (6,0 điểm).

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê

(Phần trích Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, 2015)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (1,0 điểm).

a. Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy.

b. Nội dung chính của khổ thơ trên:

Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, “quen ánh điện”, “cửa gương". “Ánh điện”, "cửa gương" tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng... dần dần "cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. “Vầng trăng" ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy. “Trăng" bây giờ thành “người dưng". Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ở thành phố vì quen với "ánh điện, cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến“vầng trăng" từng là bạn tri kỉ một thời.

Câu 2 (1,0 điểm). "Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống."

Đoạn trích sử dụng phương pháp lặp từ ngữ "con người", "tư tưởng", "cuộc sống".

Câu 3 (2,0 điểm). Các em có thể dựa trên các ý sau để nêu ra bình luận của mình:

- Ngọc là một trong những vật trang sức đẹp, cứng, màu sắc óng ánh tuyệt đẹp và có giá trị về kinh tế cũng như giá trị tồn tại.

- Còn tình bạn chân chính là tình bạn đẹp trong sáng, thủy chung. Bạn bè tâm đầu ý hợp, yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, chia sẻ với nhau những niềm vui, những nỗi buồn. Những người bạn tri kỉ của nhau thường tôn trọng nhau và hiểu nhau.

- Tình bạn là một tài sản vô giá, tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất do con người kì công tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại. Một tình bạn đẹp còn thể hiện ở niềm tin dành cho nhau.

- Và chính vì giá trị vĩnh cửu của tình bạn, ta có thể hiểu được tại sao tình bạn chân chính là viên ngọc quý.

Câu 4 (6,0 điểm). Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

a, Mở bài

- Truyện ngắn “Ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ trong những ngày mưa bom bão đạn.

- Cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường.

b, Thân bài

* Hoàn cảnh sống và chiến đấu

- Xuất thân là con gái Hà Nội, Phương Định tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn. Công việc của chị là đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ. Công việc hết sức nguy hiểm.

* Giữa chiến trường khói lửa,chị vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con đôi khi nhạy cảm,mơ mộng,thích hát.

* Bản chất anh hùng, nghiêm túc trong công việc, tinh thần dũng cảm, luôn có thần chết rình rập.

* Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội.

c, Kết bài

- Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, tác giả đã làm hiện lên cô nữ thanh niên xung phong vô cùng đáng yêu, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, hào hùng.

- Ca ngợi những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi lung linh, tỏa sáng.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!".

(Trích Bếp lửa - Bằng Việt, Ngữ văn 9)

b) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau:

   Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.

(Trích Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9)

c) Đặt câu trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập.

Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.139)

a) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

d) Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về biển đảo quê hương.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Qua đó làm nổi bật được tình cảm của nhà văn đối với những người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Đây là lời dẫn trực tiếp

b) Thành phần biệt lập: Phụ chú (- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.)

c) Các em tự đặt câu:

Ví dụ:

- Chao ôi, tôi muốn mang hết cả rừng hoa này về.

- Cái áo ấy (áo hoa màu xanh) là của tôi.

Câu 2. (3,0 điểm)

a) Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

b) Phương thức biểu đạt: Miêu tả.

c) Phép tu từ: So sánh nhân hóa.

- Cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa.

- Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khi mặt trời lặn.

d) Các em viết đoạn văn về: Hình ảnh mặt trời xuống biển và cảnh hoàng hôn

Câu 3. (5,0 điểm)

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài: Vài lời giới thiệu để tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên.

Tác giả:

- Nguyễn Thành Long là nhà văn quê ở Quảng Nam

- Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam ở thể loại truyện ngắn và kí. Ông thường đi nhiều nơi nên có một vốn sống vô cùng phong phú.

Tác phẩm:

- Lặng lẽ Sa Pa truyện của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai.

- Nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

II. Thân bài

* Xuất hiện anh thanh niên

 - Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với 3 người đó là anh lái xe, ông họa sĩ và một cô gái trẻ. Đồng thời anh còn để lại nhiều ấn tượng với ông họa sỹ và các nhân vật khác.

* Công việc thực hiện

* Phong cách sống đẹp

*Anh thanh niên là hình tượng đại diện chung cho người lao động

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em hình tượng anh thanh niên.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Minh Hợp. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON