YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 9 năm 2022 Trường THCS Nguyễn Thái Sơn có đáp án

Tải về
 
NONE

Một trong những phương pháp hiệu quả giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập cho kì thi HSG sắp tới là giải đề. Xin gửi đến các em học tài liệu Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 9 năm 2022 Trường THCS Nguyễn Thái Sơn có đáp án đã được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN THÁI SƠN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 120 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1 (4,0 điểm). 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Những dấu chân lùi lại phía sau

Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ

Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

Hơn một điều bất chợt

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

(Trích Trường ca Những người đi tới biển - Thanh Thảo)

a. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ:

“Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ

Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”

b. Anh (Chị) hiểu như thế nào về nội dung câu thơ:

“Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên”?

Câu 2 (6,0 điểm)

Vết nứt và con kiến

  Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không, con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

    Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.

                       (Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM) 

Hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 3 (10.0 điểm)

Khi bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng :

“…Những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”.

                                        ( Trang giấy trước đèn, NXB KHXH,1994)

Tình thế đặc biệt ấy được thể hiện như thế nào trong văn bản Làng - Kim Lân (Ngữ văn 9, Tập 1).

--------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1 (4,0 điểm)

a. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh (2,0 điểm)

- Tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm và nét độc đáo cho câu thơ.

- Từ đặc tính của cỏ (sắc, dày, yếu mềm và mãnh liệt) câu thơ nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt, tinh thần đoàn kết, tâm hồn lãng mạn, nhiệt huyết sục sôi của thời thanh xuân - lứa tuổi hai mươi.

- Bộc lộ thái độ ngợi ca, trân trọng và tình yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời.

b. Nội dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/ Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên” có thể hiểu (2,0 điểm):

- “Hoa:” vẻ đẹp của sức mạnh ý chí tinh thần, tâm hồn của tuổi trẻ.

- “Mùa xuân”: thắng lợi, thành quả

=> Ý nghĩa: Tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn, với sức mạnh ý chí và tinh thần quyết tâm tiêu diệt kẻ thù nhất định sẽ giành thắng lợi – đó là lời động viên, đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả với tuổi trẻ.

Câu 2 (6,0 điểm)

A. Yêu cầu về kỹ năng:

Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, sinh động, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.

B. Yêu cầu về kiến thức:

- Hiểu và đánh giá, bàn luận thuyết phục vấn đề mà đề bài nêu ra.

- Học sinh có thể có những kiến giải, đánh giá theo quan điểm riêng của mình song cần lôgic, hợp lí và đảm bảo những ý sau :

1. Giải thích ý nghĩa câu chuyện (1,0 điểm): 

- Tóm tắt khái quát nội dung câu chuyện.

- Thông điệp rút ra từ câu chuyện Vết nứt và con kiến: cần xây dựng đức tính kiên trì, bền bỉ, sáng tạo… vượt qua những trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc sống và biến nó thành những trải nghiệm thú vị, vô giá cho chính bản thân con người.

2. Bàn luận (4,0 điểm) 

- Trên đường đời, con người luôn gặp những khó khăn, trở ngại, thử thách. Đây là một điều tất yếu của cuộc sống.

- Thái độ và hành động của con người trước khó khăn, trở ngại: tìm những cách thức, biện pháp cụ thể để vượt qua nó hay né tránh, bỏ cuộc…

- Đối mặt và tìm ra giải pháp vượt qua khó khăn, thử thách là một lựa chọn đúng đắn, cần thiết, giúp cho con người trưởng thành và đi tới thành công

- Phê phán những thái độ và hành động tiêu cực: bi quan, chán nản, than vãn, bỏ cuộc,…

3. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)

- Trong cuộc đời ta sẽ gặp phải nhiều trở ngại, hãy nỗ lực sáng tạo và vươn lên.

- Cần có thái độ, hành động đúng cho bản thân và kêu gọi cộng đồng: rèn luyện sự quyết tâm, kiên trì, sự sáng tạo, niềm tin, hi vọng, lạc quan,… trong khi giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

* Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu để làm nổi bật vấn đề. Khuyến khích và trân trọng những bài viết có bản sắc, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, sáng tạo, độc đáo.

C. Biểu điểm:

- Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót không đáng kể.

- Điểm 3- 4: Hiểu vấn đề, đáp ứng khoảng ½ yêu cầu; mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 1- 2: Chưa hiểu vấn đề, bài làm sơ sài, hời hợt, mắc quá nhiều lỗi.

- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn về kĩ năng và kiến thức.

Câu 3 (10.0 điểm)

A. Về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

- Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

B. Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Giải thích (1,5 điểm)

- Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó.

- Những người cầm bút có tài khi sáng tạo truyện ngắn phải chọn được những khoảnh khắc, buộc nhân vật ở vào một tình thế (tình huống) để nhân vật bộc lộ thế giới nội tâm với những diễn biến phong phú và phức tạp của mình (phần tâm can, phần ẩn náu sâu kín, khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại).

=> Nhận định của Nguyễn Minh Châu đã nhấn mạnh và khẳng định tác dụng của việc lựa chọn tình thế (tình huống) nhằm làm nổi bật diễn biến nội tâm, bản chất, tính cách nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn.

2. Lí giải (1,0 điểm)

- Đặc trưng của thể loại truyện ngắn là ngắn về dung lượng nhưng hàm súc trong nội dung biểu đạt. Mỗi truyện ngắn chỉ giống như một lát cắt của đời sống nhưng vẫn phản ánh đầy đủ về cuộc sống qua cách nhìn, cách khám phá và cách biểu hiện riêng của nhà văn.

- Đặc trưng trên đòi hỏi người viết truyện ngắn phải sáng tạo được những tình huống (tình thế) độc đáo, phải biết chớp lấy khoảnh khắc ý nghĩa để có thể qua ngắn mà nói được dài, qua khoảnh khắc ngắn ngủi mà thấy diện mạo toàn thể (Chu Văn Sơn).

- Sáng tạo được tình huống truyện có ý nghĩa sẽ giúp nhà văn làm nổi bật được tính cách nhân vật, chiều sâu tâm hồn, bản chất đời sống, đồng thời giúp nhà văn bộc lộ đầy đủ nhất tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

3. Chứng minh (6,0 điểm)

a. Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng

b. Tình huống truyện (tình thế): Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây. Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đối nghịch với tình cảm, niềm tự hào: một con người vốn yêu làng và luôn hãnh diện tự hào về ngôi làng của mình thì bỗng nghe tin làng lập tề theo giặc. Tình huống bất ngờ ấy đã bộc lộ một cách sâu sắc mạnh mẽ tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai.

c. Ý nghĩa của tình huống (tình thế) trong việc bộc lộ phần tâm can ẩn náu sâu kín ... trong tâm hồn của nhân vật ông Hai.

* Khái quát về nhân vật ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

- Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ làng, nhớ những kì niệm với làng và với anh em lao động, vui vẻ náo nức, tự hào mỗi khi nói về làng mình, tình yêu làng hòa trong tình yêu nước.

* Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi bị đặt vào trong tình thế nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

- Ban đầu, ông chết lặng vì sững sờ đau lòng, xấu hổ không dám nhìn mặt ai.

- Nơm nớp, nhục nhã khi nghe có người nói việc làng mình Việt gian theo giặc cúi gằm mặt xuống mà đi.

- Nhìn lũ con mà đau đớn xót xa thay cho chúng khi là trẻ con làng Việt gian. Muôn vàn nỗi lo ùa về trong tâm trí ông: lo cho số phận của những đứa con bị khinh rẻ, hắt hủi, lo cho bao người tản cư làng ông bị tẩy chay, thù hằn, lo cho tương lai của gia đình. Ông Hai rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lí khi niềm tin bị phản bội.

- Mấy ngày sau đó, ông hoang mang sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh, không dám đi đâu, không dám nhìn thẳng vào thực tế phũ phàng. Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai. Ông rơi vào tình trạng bế tắc hoàn toàn, khi buộc phải lựa chọn ông đã tự xác định một cách đau đớn, dứt khoát Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.

- Dù đã dứt khoát nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với quê hương. Ông gửi gắm nỗi lòng của mình qua lời tâm sự với đứa con ngây thơ, ông nhắc cho con về tấm lòng thủy chung với kháng chiến, khẳng định tình cảm sâu nặng bền vững và thiêng liêng ấy. Cái lòng của bố con ông là như thế ấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai.

=> Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai, Kim Lân đã khám phá và làm nổi bật những nét đẹp tâm hồn của người nông dân cách mạng: hài hòa giữa lòng yêu làng, yêu nước với nhiệt tình cách mạng. Tác giả đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để thử thách nhân vật, để nhân vật bộc lộ chiều sâu tư tưởng và chủ đề của tác phẩm, bộc lộ phần tâm can ẩn náu sâu kín nhất trong tâm hồn.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc tinh tế: miêu tả cụ thể những diễn biến nội tâm từ suy nghĩ, hành động đến ngôn ngữ.

- Thủ pháp đối thoại và độc thoại nội tâm đã diễn tả một cách chính xác và mạnh mẽ những ám ảnh, day dứt của nhân vật. Ngôn ngữ sinh động giàu tính khẩu ngữ, thể hiện rõ cá tính nhân vật.

4. Bàn luận  (1,5 điểm)

- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định: ý nghĩa vai trò của việc lựa chọn tình huống (tình thế) để làm nổi bật nội tâm và tính cách nhân vật, tư tưởng, chủ đề tác phẩm trong nghệ thuật viết truyện ngắn.

- Khẳng định sự thành công của nhà văn Kim Lân khi lựa chọn tình huống truyện ngắn Làng. Nhìn từ khía cạnh tình huống truyện, khi tình yêu làng của ông Hai được đưa ra thử thách, khi nhân vật được đặt trước một tình huống khó khăn: về hay không về làng nữa. Đó có thể là một lựa chọn sinh tử, nhưng với ông Hai, đó là một lựa chọn vô cùng khó khăn, đau đớn. Phần chính của câu chuyện tập trung vào cuộc đấu tranh trong nội tâm nhân vật. Nhìn từ khía cạnh đó, Làng có thể coi là một câu chuyện tâm lí, thành công của truyện chủ yếu là nhờ vào tài miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân. 

-  Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.

C. Biểu điểm:

- Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. Khuyến khích những bài viết sắc sảo, sáng tạo, thuyết phục, tạo ấn tượng riêng.

- Điểm 7-8: Đáp ứng khoảng 2/3 các yêu cầu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt và chính tả.

- Điểm 5-6: Đáp ứng khoảng ½ các yêu cầu, lập luận chưa chạt chẽ, thuyết phục, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

- Điểm 3-4: Chưa hiểu rõ nội dung yêu cầu cảu đề, thiếu nhiều ý, phân tích chứng minh còn chung chung không đúng trọng tâm, mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả.

- Điểm 1-2: Không hiểu đề, trình bày quá sơ sài, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa, mắc quá nhiều lỗi.

- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.                                                                                

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (4 điểm):

Chỉ ra và phân tích ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong các câu thơ sau.

a.          

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.

                                                (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

b.                    

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

                                                   (Ca dao)

 

c.                 

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?

                                       (Tương tư – Nguyễn Bính)  

d.               

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

                                          (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu 2 (6 điểm):

Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:

Ngọn gió và cây sồi

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

   (Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ,  NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)

Câu 3 (10 điểm):

Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học. (Tố Hữu)

Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam được học trong chương trình Ngữ văn 9.

---------------------HẾT---------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1                                                                                                                                                         Câu thơ a.

     Biện pháp: nhân hóa...

     Tác dụng: gió, mây, dòng nước cũng có suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, sinh động, có hồn... Qua đó,  gợi tả được khung cảnh thiên nhiên lặng lẽ, u buồn, đơn lẻ, chia phôi...cũng chính để gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình.                                                                                                                                             Câu thơ b.

     Biện pháp ẩn dụ: thuyền (chỉ người con trai),  bến (chỉ người con gái)

     Tác dụng: Diễn tả được một cách kín đáo nỗi nhớ, tấm lòng nhất mực thủy chung , chờ đợi của người con gái...

     (Có thể phân tích thêm biện pháp nhân hóa)                                                                                       Câu thơ c.

     Biện pháp hoán dụ: Thôn Đoài, thôn Đông (chỉ người thôn Đoài, người thôn Đông)

     Biện pháp ẩn dụ: cau, trầu (chỉ người đang yêu, đang nhớ nhau, cách nói bóng gió trong tình yêu đôi lứa).

     Tác dụng: Thể hiện tình yêu, nỗi nhớ một cách kín đáo, tế nhị.                                                    

     (Có thể phân tích thêm biện pháp nhân hóa)                                                                                       Câu thơ d.

     Biện pháp hoán dụ:  Đầu xanh, má hồng(chỉ Kiều)

     Tác dụng: Diễn tả nỗi khổ của nàng Kiều cũng là của người phụ nữ trong xã hội phong kiến...        Lưu ý: Học sinh có thể chỉ kể ra trong mỗi trường hợp 1 biện pháp tu từ mà phân tích tốt, sâu sắc vẫn cho điểm tối đa.

Câu 2                                                                                                                                                         Yêu cầu về kĩ năng

     - Bài văn có bố cục và cách trình bày hợp lí. 

     - Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.

     - Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.                                                              

Câu 3                                                                                                                                                         A. Yêu cầu về kĩ năng:

     - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.

     - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.

     - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, so sánh, mở rộng vấn đề, ...). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác chứng minh.

     - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

     - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.                              

B. Yêu cầu về kiến thức                                                                                                                           

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

…Bạn có bao giờ để ý là khi bạn cảm thấy vui thì những người xung quanh bỗng trở nên thật dễ thương không? Làm sao mà họ thay đổi như vậy, bạn không thấy buồn cười sao?

Thế giới xung quanh là sự phản ánh của chính chúng ta. Khi chúng ta thấy căm ghét bản thân thì chúng ta ghét cả người khác. Khi chúng ta thích bản thân mình thì thế giới thật tuyệt vời.

Hình ảnh của chính chúng ta là dấu ấn quyết định cách chúng ta cư xử, đối tượng chúng ta giao du và cái gì chúng ta sẽ làm và không làm. Tư tưởng và hành động của chúng ta bắt nguồn từ cách chúng ta nhìn nhận bản thân mình.

Bức tranh về chính chúng ta sẽ được tô màu bởi kinh nghiệm, thành công và thất bại của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta về bản thân và phản ứng của người khác đối với chúng ta.

Tin hình ảnh này là có thật, chúng ta chỉ sống trong phạm vi các bức tranh này. Vì thế hình ảnh về bản thân chúng ta sẽ quyết  định:

- Chúng ta thích mọi điều xung quanh và thích sống với điều đó đến mức độ nào.

- Mức độ thành công chúng ta đạt được trong cuộc sống.

Chúng ta là người mà chúng ta tin mình sẽ trở thành. Chính vì thế, tiến sĩ Maxwell Maltz, tác giả cuốn sách bán chạy nhất tên là “Điều khiển học – Tâm lý” đã viết: “Mục tiêu của tất cả các liệu pháp tâm lí là thay đổi hình ảnh của một cá nhân về chính bản thân họ”.

(“Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”- Andrewmathews, NXB Trẻ, 2016)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5điểm): Theo tác giả, hình ảnh về bản thân chúng ta sẽ quyết định điều gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào về quan niệm “Chúng ta là người mà chúng ta tin mình sẽ trở thành”?

Câu 3 (1,5điểm): Việc trích dẫn câu nói của tiến sĩ  Maxwell Maltz vào cuối văn bản có tác dụng gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Bằng ngôn từ, hãy chia sẻ “bức tranh”của chính bản thân em. Chỉ ra mặt tích cực, hạn chế của “bứctranh” ấy?

 II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm)

Câu 1 (6,0 điểm):                                                                                                                                                               

Từ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận về ý nghĩa của thái độ sống tích cực đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2 (10,0 điểm):

Xuân Diệu cho rằng: Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”.

Theo em, người đọc có thể tìm thấy hiện thực, cuộc đời thơ như thế nào khi đến với bài thơ “Sang thu” của HữuThỉnh? Hãy chia sẻ những bài học cuộc sống em rút ra từ thi phẩm trên.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

 Theo tác giả, hình ảnh về bản thânchúng ta sẽ:

- Quyết định chúng ta thích mọi điều xung quanh và thích sống với những điều đó đến mức độ nào. (0,25 điểm)

- Quyết định mức độ thành công của chúng ta đạt được trong cuộc sống. (0,25 điểm)

* Lưu ý: Trả lời sai hoặc không trả lời thì không cho điểm.

Câu 2 (1,0 điểm):

Quan niệm của tác giả có nghĩa là:                                                                                               

- Trở thành một con người như thế nào trong đời thực xuất phát từ sự hình dung của mỗi chúng ta về bản thân mình. (0,5 điểm)

- Cuộc sống của mỗi người do chính họ tạo nên. (0,5 điểm)

* Lưu ý: HS có thể diễn đạt cách khác nhưng đảm bảo ý vẫn cho điểm tối đa.

Câu 3 (1,5 điểm): Việc trích dẫn câu nói của tiến sĩ Maxwell Maltz vào cuối văn bản có tác dụng:

  - Nhấn mạnh quan điểm của tác giả: Để thay đổi một con người, điều đầu tiên là phải thay đổi sự hình dung của con người đó về chính bản thân họ. (0,5 điểm)

   - Khuyên chúng ta phải biết thay đổi cách nhìn về chính bản thân theo chiều hướng tích cực. 

Câu 4 (1,0 điểm):

- HS chia sẻ “bức tranh” bản thân của chính mình bằng ngôn từ.(0,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (16,0điểm)

Câu 1 (6,0 điểm):

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội.

- Biết phối hợp lí lẽ và dẫn chứng để xây dựng lập luận.

* Yêu cầu về kiến thức:

Xác định đúng vấn đề nghị luận:ý nghĩa củathái độ sống tích cực đối với mỗi người trong cuộc sống.

Triển khai vấn đề nghị luận:HS vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, thuyết phục. Có thể trình bày theo hướng sau:

- Thái độ sống tích cực giúp cho con người:

+ Luôn lạc quan, vui vẻ, loại bỏ những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.

+ Tin vào cuộc đời, con người và bản thân.

+ Đứng lên sau thất bại, biến khó khăn thành cơ hội.

+ Giúp con người sống đẹp (bao dung, vị tha, trách nhiệm…) không chỉ vì bản thân mà còn vì cộng đồng xã hội, vì môi trường sống của chính mình.

Câu 2 (10,0 điểm):

* Yêu cầu chung: Biết cách làm bài nghị luận văn học, có bố cục 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Nhận diện đúng vấn đề, biết phân tích tác phẩm theo định hướng một cách sáng tạo, có sự liên hệ mở rộng,bày tỏ được quan điểm của bản thân…

- Kết cấu bài mạch lạc, văn viết có giọng điệu, có hình ảnh, ngôn từ chính xác, chữ viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.

* Yêu cầu cụ thể:HS có thể triển khai vấn đề theo các cách khác nhau nhưng bài làm cần phải đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Dẫn dắt, nêu và trích dẫn vấn đề một cách hợp lí. (0,5 điểm)

2. Giải thích ý kiến (1,0điểm):

3. Phân tích, chứng minh, bình luận:(7,0 điểm)

3.1. Thơ là hiện thực,thơ là cuộc đời(5,0 điểm)

+ Từ những tín hiệu báo thu về và cảm xúc của nhà thơ (Khổ 1):

+ Đến những thay đổi sắc thái cảnh vật lúc thu nsang với những rung cảm của tác giả(Khổ 2):Mùa thu dần đến và hiện ra ngày càng rõ hơn trước mắt nhà thơ: Sự vận động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa được cụ thể hoá bằng những đổi thay của vạn vật: Sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ

 +Và sự chuyển biến âm thầm trong cảnh vật cùng với chiều sâu suy ngẫm của nhà thơ (Khổ 3):

3.2. Thơ còn là thơ(2,0 điểm):

4. Đánh giá, liên hệ bản thân(1,5 điểm):

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm 2022 Trường THCS Nguyễn Thái Sơn có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !             

 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON