Nhằm hỗ trợ các em học sinh trong việc ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kì thi Học kì 1 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu tài liệu Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Nguyễn An Ninh gồm các câu hỏi đọc hiểu và làm văn có đáp án. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN AN NINH |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 10 CTST NĂM HỌC: 2023-2024 (Thời gian làm bài: 60 phút) |
Đề thi số 1
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
CHÂN QUÊ
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính – Thơ và đời, NXB Văn học, 2003)
Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Qua bài thơ, anh/chị hiểu nghĩa của từ “chân quê” như thế nào?
Câu 3 (1,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nêu khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 4 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị rút về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc về nghệ thuật của một bài thơ anh/chị yêu thích.
--HẾT--
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1:
- Thể thơ: lục bát
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2:
- Nghĩa của từ “Chân quê”: vẻ đẹp mộc mạc, đằm thắm, giản dị và chân chất.
Câu 3:
- Nhân vật trữ tình: “anh” – một chàng trai thôn quê.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Bồn chồn, mong đợi người yêu; bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái; trách móc, xót xa, tiếc nuối trước sự thay đổi ấy; mong muốn, nhắc nhở người mình yêu gìn giữ vẻ đẹp truyền thống và cái gốc mộc mạc, đằm thắm của quê hương (trong cách ăn mặc) mà cha ông ta đã tạo nên.
Câu 4:
- Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Đó là kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm. Nhưng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là từ chối tiếp nhận tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.
- Muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải có bản lĩnh văn hóa, một mặt phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những gí trị của các nền văn hóa khác để làm giàu có thêm nền văn hóa nước nhà.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chủ đề và nghệ thuật của một bài thơ em yêu thích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Giới thiệu bài thơ và nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.
- Xác định chủ đề của bài thơ.
- Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề thơ (thời gian, không gian, nội dung)
- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của bài thơ.
- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
Đề thi số 2
I. Phần Đọc (6,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau:
NỮ THẦN NGHỀ MỘC
Sau khi đã sáng tạo ra loài người, lại thấy loài người phải sống chui rúc trong các hang đá tối tăm lạnh lẽo. Ngọc Hoàng thương tình bèn sai một vị thần bày cho loài người cách làm nhà cửa và các vật dụng sinh hoạt. Vị thần này xuống trần dưới dạng một người đàn bà đã già với mái tóc trắng như cước và vẻ mặt bí hiểm. Bà già sống lẩn lộn trong dân gian, cùng làm cùng ăn với mọi người và ngày càng có uy tín với nhân dân. Bấy giờ loài người chỉ mới biết đẵn gỗ hoặc tre nứa làm chỗ tránh mưa, tránh nắng tạm thời. Bà già đã tìm cách hướng dẫn loài người làm cưa, để cưa gỗ cho nhanh chóng hơn. Nhưng cách truyền nghề của bà cụ độc đáo. Không bao giờ bà nói thẳng cách thức làm mà chỉ hướng dẫn một cách gián tiếp. Chẳng hạn, bà đưa mọi người ra bờ suối, bên những bụi dứa dại đầy gai. Bà bứt lấy một chiếc lá và cứa vào chân của từng người. Ai tinh ý thì nghĩ ra cách làm chiếc cưa, tương tự như chiếc lá dứa.
Trong số những người đi theo bà, có hai anh em nhà nọ tên là Lỗ Ban, Lỗ Bốc tinh ý hơn cả. Họ suy nghĩ cách hướng dẫn của bà và rèn được một lưỡi cưa. Có lưỡi cưa, mọi người xẻ gỗ nhanh hơn. Từ đó anh em Lỗ Ban trở thành những người thầy đầu tiên của nghề mộc.
Nữ thần còn dạy cho mọi người cách làm nhà, làm thuyền bằng gỗ. Cách làm nhà được bà hướng dẫn như sau: bà đứng thẳng trước mọi người, hai tay chống vào hai bên hông, để từ đó Lỗ Ban, Lỗ Bốc suy diễn. Lỗ Ban cho rằng nữ thần dạy làm kiểu nhà có một cột chính ở giữa, giao múi với hai đầu kèo, còn Lỗ Bốc thì lại cho rằng có thể làm kiểu hai cột đâm lên vào khoảng giữa hai kèo, v.v... Hai anh em tranh luận và mỗi người làm một kiểu, kiểu nhà nào trông cũng chắc chắn, vững chãi. Dân chung quanh từ hai kiểu nhổ nào biến chế được rất nhiều kiểu khác nữa.
Nữ thần lại còn dạy cho dân cách làm thuyền để đi trên mặt nước. Bà nằm ngửa, hơi co người, để cho tay và chân gấp lại. Anh em Lỗ Ban, Lỗ Bốc bắt chước kiểu đó nghĩ ngay với việc lấy một khúc gỗ, đục rỗng lòng và đặt những mái chèo ngắn ở hai đầu.
Sau này họ còn tìm cách trang trí những hình chạm trổ chim, hoa, cá... vào những công trình bằng lỗ của mình cho thêm đẹp. Nghề làm mộc phát triển từ đấy nhưng nguồn gốc ban sơ chính là nhờ nữ thần nghề mộc truyền cho từ thuở xưa.
(Nguồn: https://lazi.vn/truyen/d/3416/nu-than-nghe-moc)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Thần thoại
D. Sử thi
Câu 2: Nhân vật chính của văn bản là:
A. Ngọc Hoàng
B. Nữ Thần nghề mộc
C. Lỗ Ban
D. Lỗ Bốc
Câu 3: Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Thần nghề mộc xuất hiện vào thời gian nào?
A. Trước khi sáng tạo ra loài người
B. Trong khi sáng tạo ra loài người,
C. Khi sáng tạo ra loài người, loài vật
D. Sau khi đã sáng tạo ra loài người
Câu 4: Phương án nào sau đây đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ thần nghề mộc?
A. Nữ thần xuống trần, sinh sống với con người.
B. Nữ thần xuống trần, chung sống với con người, dạy họ làm cưa, làm thuyền, làm nhà…giúp nghề mộc phát triển
C. Nữ thần xuống trần, dạy họ làm cưa
D. Nữ thần xuống trần, dạy họ làm nhà
Câu 5: Dòng nào dưới đây không đúng với đoạn trích Nữ thần nghề mộc?
A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo
B. Kết thúc truyện có hậu
C. Nhân vật có khả năng phi thường
D. Truyện được kể theo lời nhân vật
Câu 6: Cách Nữ thần dạy con người làm thuyền với chi tiết “Bà nằm ngửa, hơi co người, để cho tay và chân gấp lại”cho thấy ?
A. Nữ thần là người khỏe mạnh
B. Nữ thần là người hài hước
C. Nữ thần là người trí tuệ
D. Nữ thần là người vụng về
Câu 7: Đoạn trích Nữ thần nghề mộc thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Giải thích sự ra đời nghề mộc và lòng biết ơn đối với Nữ thần nghề mộc.
B. Tôn vinh người anh hùng
C. Sự hình thành loài người.
D. Biết ơn Ngọc Hoàng và Lỗ Ban, Lỗ Bốc.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Hãy nêu 02 nét đặc trưng thể loại của văn bản trên? (Gợi ý: Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, chủ đề…) (0,5 điểm)
Câu 9: Văn bản đã giải thích sự ra đời nghề mộc, theo anh/chị sự giải thích đó có còn phù hợp với con người hiện đại không? (1,0 điểm)
Câu 10: Qua câu chuyện, người xưa muốn gửi gắm thông điệp gì? (1,0 điểm)
II. Phần Viết (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về sức mạnh niềm tin của giới trẻ hiện nay.
-HẾT-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
Phần |
Câu |
Nội dung |
I |
ĐỌC |
|
1 |
C |
|
2 |
B |
|
3 |
D |
|
4 |
B |
|
5 |
D |
|
6 |
C |
|
7 |
A |
|
8 |
02 nét đặc trưng của thể loại truyện Nữ Thần nghề mộc: - Thời gian: cổ sơ, mang tính vĩnh hằng “Sau khi đã sáng tạo ra loài người, lại thấy loài người phải sống chui rúc trong các hang đá tối tăm lạnh lẽo” - Nhân vật: Thần nghề Mộc, Ngọc Hoàng… |
|
9 |
Cách giải thích của dân gian về nguồn gốc nghề mộc mang đậm tính tưởng tượng, trực quan; chứa đựng khát vọng tìm hiểu, lý giải sự ra đời của nghề mộc. Cách lí giải ấy phù hợp với thời kì khoảng 2000-1100 trước Công nguyên, không phù hợp với xã hội ngày nay, khi khoa học kĩ thuật, tư duy của con người đã phát triển mạnh mẽ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời đúng một ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. |
|
10 |
Thông điệp qua văn bản: - Giải thích nguồn gốc của nghề mộc theo quan niệm của tác giả dân gian - Các vị thần linh đã có công tạo ra nghề mộc. Chính vì vậy, mọi người hãy biết ơn, bảo vệ, giữ gìn để nó xứng đáng với công lao của các vị thần linh. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời tương đương với một ý đã gợi trong đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 - 0,75 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. |
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề thi số 3
I. Đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TƯƠNG TƯ
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ “Tương tư” được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát.
B. Song thất lục bát.
C. Tự do
D. Thất ngôn bát cú
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Nhân hóa
Câu 3. Hai câu nào trong bài thơ cho thấy tình cảm của chàng trai chưa được đền đáp?
A. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, / Một người chín nhớ mười mong một người.
B. Hai thôn chung lại một làng, / Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
C. Bảo rằng cách trở đò giang, / Không sang là chẳng đường sang đã đành.
D. Bao giờ bến mới gặp đò, / Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.
Câu 4. Cặp đôi nào dưới đây không có trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính?
A. Bên ấy - bên này
B. Trong bến - ngoài làng
C. Giàn giầu - hàng cau
D. Một người - một người
Câu 5. Nguyễn Bính được coi là nhà thơ của:
A. cảnh quê.
B. đời quê.
C. hồn quê.
D. nếp quê.
Câu 6. Cách ngắt nhịp đạt hiệu quả cao nhất trong câu thơ đầu là:
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
A. 2/2/2
B. 2/4
C. 4/2
D. 3/3
Câu 7. Cảm xúc chính của hai câu thơ sau là gì?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
A. Nhớ nhung, đợi chờ.
B. Nhớ nhung, hờn trách.
C. Nhớ nhung, than thở.
D. Nhớ nhung, tiếc nuối
Trả lời các câu hỏi:
Câu 8. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Câu 9. Nhận xét tâm trạng của chàng trai qua hai câu thơ cuối:
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Câu 10. Từ nội dung bài thơ trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu tuổi học đường?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài văn phân tích nội dung và nghệ thuật của bốn câu thơ cuối trong bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính.
---HẾT---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
Phần |
Câu |
Nội dung |
I |
ĐỌC HIỂU |
|
|
1 |
A |
2 |
C |
|
3 |
B |
|
4 |
B |
|
5 |
C |
|
6 |
D |
|
7 |
A |
|
8 |
- Giúp câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, gợi hình, gợi cảm - Cảm nhận rõ hơn nỗi nhớ của nhân vật trữ tình kín đáo, ý nhị mà da diết, mãnh liệt |
|
9 |
- Nhận xét tâm trạng của chàng trai: + Sự trách móc, hờn dỗi của chàng trai. + Nhận xét tâm trạng của chàng trai: chàng trai khao khát hạnh phúc, mong đón nhận được tình cảm của cô gái. |
|
10 |
- Suy nghĩ về tình yêu tuổi học trò: + Tích cực: là tình cảm đẹp, trong sáng; giải tỏa những mệt mỏi trong học tập, cùng nhau hỗ trợ vươn lên,… + Tiêu cực: lứa tuổi học trò chưa đủ chín chắn và trưởng thành để xác định một mối quan hệ bền vững; nếu chỉ tập trung vào tình yêu thì dễ đi sai đường, lạc lối,… |
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Nguyễn An Ninh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề thi HK1 môn Toán 10 CTST năm 2023 - 2024 có đáp án trường THPT Thanh Hà
- Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật lí 10 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Trịnh Hoài Đức
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !