YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập, kiến thức Địa lí 10 Cánh diều trước kỳ thi Học kì 1 sắp đến, HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2023-2024. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!

ATNETWORK

1. Ôn tập lý thuyết

1.1. Một số vấn đề chung

* Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ:

- Phương pháp kí hiệu

- Phương pháp đường chuyển động

- Phương pháp chấm điểm

- Phương pháp khoanh vùng

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ

* Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống:

- Khái niệm: Bản đồ (Atlat) là phương tiện không thể thiếu trong học tập Địa lí.

- Các bước sử dụng bản đồ trong học tập bao gồm:

+ Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.

+ Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.

+ Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.

1.2. Trái Đất

1.2.1. Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng

a) Nguồn gốc hình thành Trái Đất

- Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Trái Đất.

- Ban đầu, hệ Mặt Trời là một đám mây bụi quay tròn gọi là tinh vần Mặt Trời.

- Trong khi quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó. Đồng thời khối bụi lớn nhất tập trung vào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời, phần còn lại xung quanh tạo thành các vành xoắn ốc. Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.

b) Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

* Vỏ Trái Đất

- Vị trí: Vỏ Trái Đất nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Đặc điểm: Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), rắn chắc.

* Cấu tạo của vỏ Trái Đất

- Đặc điểm

+ Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá.

+ Vỏ Trái Đất có trên 5 000 loại khoáng vật (90 % là nhóm khoáng vật si-li-cat).

+ Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm: đá mac-ma, đá trầm tích và đá biến chất.

c) Thuyết kiến tạo mảng

* Đặc điểm

- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo.

- Các mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

- Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm). Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời nhau, xô vào nhau.

* Kết quả: Tạo ra các sống núi ngầm, động đất, núi lửa, các dãy núi trẻ,...

1.2.2. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

a) Hệ quả chuyển động tự quay quanh trụ của Trái Đất

* Sự luân phiên ngày đêm:

- Đặc điểm

+ Chiều tự quay: từ Tây sang Đông.

+ Độ nghiêng của trục so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’.

+ Chu kì tự quay hết một vòng là 24 giờ (1 ngày đêm).

- Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều có sự luân phiên ngày và đêm, nhờ đó có sự điều hoà nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất. Đây là yếu tố quan trọng cho sự sống tồn tại và phát triển.

* Giờ trên Trái Đất:

- Khái niệm

+ Giờ địa phương được hình thành do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên các địa điểm trên cùng một kinh tuyến có một giờ riêng.

+ Giờ khu vực (múi giờ): Để thuận lợi cho sinh hoạt hằng ngày của mỗi quốc gia, người ta phải quy định một giờ thống nhất cho từng khu vực.

- Đặc điểm

+ Trên bề mặt Trái Đất có 24 khu vực giờ.

+ Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.

+ Giờ quốc tế hay còn gọi là giờ GMT (Greenwich Mean Time) và đánh số 0.

+ Kinh tuyến 180° đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.

b) Hệ quả chuyển động tự quay quanh Mặt Trời của Trái Đất

* Các mùa trong năm:

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Nguyên nhân: Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa.

- Đặc điểm về mùa

+ Mỗi mùa trong năm có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu và độ dài ngày đêm.

+ Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi mùa cũng có sự khác nhau theo cách tính lịch dương hoặc lịch âm.

+ Ở vùng ôn đới, một năm có bốn mùa khá rõ rệt; ở vùng nhiệt đới, mùa xuân và mùa thu thường ngắn, không rõ rệt.

+ Mùa ở hai bán cầu luôn trái ngược nhau.

* Ngày đêm dài, ngắn theo vĩ độ:

- Đặc điểm: Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

1.3. Thạch quyển

1.3.1. Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất 

a) Thạch quyển

- Khái niệm: Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti.

- Thành phần: Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là các đá ở thể rắn.

- Giới hạn

+ Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100 km.

+ Độ dày thạch quyển không đồng nhất, mỏng hơn ở vỏ đại dương và dày hơn ở vỏ lục địa.

b) Khái niệm và nguyên nhân của nội lực

- Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân

+ Nguồn năng lượng từ quá trình phân huỷ các chất phóng xạ trong Trái Đất.

+ Sự sắp xếp vật chất theo trọng lực, các phản ứng hoá học,... xảy ra bên trong Trái Đất.

c) Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình

Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình.

* Hiện tượng uốn nếp

- Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp.

- Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp.

* Hiện tượng đứt gãy

- Vị trí: Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.

- Đặc điểm: Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi,...) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng).

- Kết quả

+ Các đứt gãy lớn tạo điều kiện hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.

+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên, ví dụ như Biển Đỏ.

* Hoạt động núi lửa

- Đặc điểm

+ Hoạt động núi lửa có thể xuất hiện trên lục địa và trên biển, đại dương.

+ Núi lửa làm thay đổi địa hình do hoạt động phun trào và đông cứng mac-ma trên bề mặt Trái Đất.

+ Trên lục địa, hoạt động núi lửa tạo thành các ngọn núi lửa đứng độc lập hoặc tập hợp thành khối, dãy núi lửa.

- Kết quả

+ Miệng núi lửa đã ngừng hoạt động thường tạo thành thung lũng hoặc hồ tự nhiên.

+ Dọc theo các đứt gãy, hoạt động núi lửa có thể phun trào mạc-ma trên diện rộng, tạo thành những bề mặt địa hình rộng lớn.

+ Hoạt động núi lửa còn tạo nên các đảo, quần đảo ở nhiều vùng biển và đại dương trên thế giới.

d) Sự phân bố các vành đai động đất. Núi lửa trên Trái Đất

Động đất, núi lửa thường tập trung ở ranh giới các mảng thạch quyển, tạo nên các vành đai động đất và vành đai núi lửa trên Trái Đất.

- Vành đai động đất: Phía tây châu Mĩ, giữa Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương.

- Vành đai núi lửa: Phía tây châu Mĩ, đông Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương.

1.3.2. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

a) Khái niệm và nguyên nhân của ngoại lực

- Khái niệm: Ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân: Năng lượng bức xạ Mặt Trời là nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực.

- Các yếu tố: Khí hậu, thuỷ văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực.

b) Tác động của ngoại lực đến địa hình

- Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

- Các quá trình ngoại lực không có ranh giới rõ ràng và chúng có thể đan xen lẫn nhau.

- Quá trình phong hóa: Các loại phong hóa chủ yếu là phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.

1.4. Khí quyển

1.4.1. Khí quyển. Nhiệt độ không khí

a) Khái niệm khí quyển

- Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.

- Không khí bao gồm các thành phần: khí ni-tơ (78%); khí ô-xy (21%); hơi nước, khí cacbonic và các khí khác (1%).

- Khí quyển được cấu tạo gồm một số tầng là: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt và tầng ngoài cùng.

- Vai trò: Tầng đối lưu chứa đến 80% khối lượng không khí của khí quyển, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người và sinh vật.

b) Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

- Theo vĩ độ địa lí

- Theo lục địa và đại dương

- Theo địa hình

1.4.2. Khí áp, gió và mưa

a) Khí áp

* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

- Phân loại: Đai áp thấp và đai áp cao.

- Phân bố

+ Phân bố đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.

+ Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt, do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

- Nguyên nhân: Sự hình thành các đai áp có nguồn gốc từ nhiệt động lực.

+ Tại xích đạo, không khí bị đốt nóng nở ra thăng lên cao nên ở đây hình thành đai áp thấp xích đạo.

+ Đến tầng bình lưu, không khí chuyển động theo luồng ngang về phía hai cực, nhiệt độ hạ thấp và bị lệch hướng do tác động của lực Cô-ri-ô-lit nên giáng xuống vùng cận chí tuyến, tạo nên đai áp cao cận nhiệt đới.

+ Ở cực, nhiệt độ xuống thấp, không khí co lại nén xuống bề mặt Trái Đất tạo nên đai áp cao cực.

+ Không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau thăng lên cao, tạo nên đai áp thấp ôn đới.

* Nguyên nhân sự thay đổi khí áp

- Nhân tố: Sự thay đổi khí áp chịu tác động của độ cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí.

- Theo độ cao: Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén của không khí càng giảm nên khí áp càng nhỏ.

- Theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng của không khí giảm đi nên khí áp giảm.

- Theo độ ẩm: Không khí có độ ẩm cao thì khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô làm cho khí áp giảm.

b) Một số loại gió chính trên Trái Đất

- Gió mậu dịch tín phong

- Gió Tây ôn đới

- Gió mùa

- Gió địa phương: 

+ Gió đất, gió biển

+ Gió phơn

+ Gió núi, thung lũng

c) Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

- Khí áp

- Gió

- Frông

- Dải hội tụ nhiệt đới

- Dòng biển

- Địa hình

d) Sự phân bố mưa trên thế giới

- Phân bố mưa theo vĩ độ

- Phân bố mưa trên lục địa

1.5. Thủy quyển

---(Để xem tiếp nội dung Thủy quyển của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

1.6. Sinh quyển

1.6.1. Đất và sinh quyển

a) Đất và lớp vỏ phong hóa

- Khái niệm

+ Đất là lớp vật chất tơi xốp nằm trên cùng của bề mặt lục địa.

+ Lớp vỏ phong hoá là sản phẩm phong hoá của đá gốc, nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc.

- Thành phần: Vô cơ, hữu cơ, nước, không khí và được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng, nước, nhiệt, khí cho thực vật sinh trưởng và phát triển, tạo ra năng suất cây trồng.

b) Các nhân tố hình thành đất

- Đá mẹ

- Khí hậu

- Sinh vật

- Địa hình

- Thời gian

- Con người

c) Khái niệm, đặc điểm và giới hạn của sinh quyển

- Khái niệm: Là toàn bộ sinh vật sinh sống trên Trái Đất, tạo thành một quyển của Trái Đất. Hay có thể hiểu, sinh quyển là thế giới của sinh vật sống trên Trái Đất.

- Đặc điểm chủ yếu của sinh quyển là các cơ thể sống.

+ Thực vật là một thành phần quan trọng của sinh quyển.

+ Động vật thường sống thành bầy đàn trong các môi trường tự nhiên khác nhau.

+ Vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, có tính thích nghi mạnh và sinh sản nhanh.

- Tác động: Sinh quyển ảnh hưởng đến sự phát triển của các quyển khác trên Trái Đất.

- Giới hạn

+ Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật, bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp đất và một phần của thạch quyển.

+ Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp lớp ô-zôn của khí quyển.

+ Giới hạn dưới ở lục địa là đáy lớp vỏ phong hoá, ở đại dương xuống tận các hố sâu đại dương (sâu nhất khoảng 11 km)

+ Sinh quyển thường tập trung nhiều ở khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.

d) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

- Khí hậu

- Nước

- Đất

- Địa hình

- Sinh vật

- Con người

1.7. Một số quy luật của vỏ địa lí

1.7.1. Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

a) Vỏ địa lí

- Khái niệm: Là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển).

- Giới hạn

+ Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn.

+ Giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.

- Đặc điểm

+ Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung.

+ Một số quy luật chính là: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới.

b) Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của địa lí

* Khái niệm

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Nguyên nhân: Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

- Đặc điểm: Tuy chúng có quá trình phát sinh và phát triển riêng nhưng luôn luôn chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.

* Biểu hiện của quy luật

- Biểu hiện: Trong tự nhiên, chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần và yếu tố còn lại. Lúc đó, thiên nhiên sẽ hình thành nên một trạng thái thống nhất mới, khác với ban đầu.

- Ví dụ: Phá rừng bừa bãi ở nhiều nơi trên Trái Đất đã làm thay đổi nhiều thành phần tự nhiên.

* Ý nghĩa thực tiễn

- Khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo được các thay đổi của thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đối với mình.

- Có biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

1.7.2. Quy luật địa đới và phi địa đới

a) Quy luật địa đới

- Khái niệm: Là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

- Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu nên góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất giảm độ lớn từ xích đạo về cực đã kéo theo sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên khác.

- Phạm vi: Tính địa đới biểu hiện nhiệt rõ nhất ở các vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.

* Biểu hiện của quy luật

Quy luật địa đới là quy luật phổ biến của vỏ địa lí, được thể hiện qua các yếu tố và thành phần tự nhiên.

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.

Vòng đai

Vị trí

Nóng

Giữa hai đường đẳng nhiệt năm + 20 °C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam, trong khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N.

Ôn hoà

Giữa các đường đẳng nhiệt năm + 20 °C và đường đẳng nhiệt + 10 °C tháng nóng nhất của hai bán cầu.

Lạnh

Giữa các đường đẳng nhiệt + 10 °C và 0 °C của tháng nóng nhất, ở vĩ độ cận cực của hai bán cầu.

Băng tuyết vĩnh cửu

Nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C, bao quanh hai cực.

- Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất.

+ Khí áp và gió thường xuyên trên Trái Đất cũng được phân bố theo các đai khí áp và các đới gió từ xích đạo về hai cực.

+ Lượng mưa có sự khác nhau giữa vùng xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.

- Các đới khí hậu

+ Khí hậu được hình thành do tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm.

+ Bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển là các yếu tố địa đới trên phạm vi rộng lớn nên tạo ra các đới khí hậu.

- Các nhóm đất và các kiểu thực vật chính

+ Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu.

+ Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật.

=> Sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực.

* Ý nghĩa thực tiễn

Hiểu biết sự phân bố các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất có tính quy luật từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.

b) Quy luật phi địa đới

- Khái niệm: Là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

- Nguyên nhân

+ Các quá trình nội lực đã tạo ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

+ Các thành phần tự nhiên ở bờ đông, bờ tây lục địa, ở độ cao núi khác nhau sẽ có những đặc điểm không giống nhau.

* Biểu hiện của quy luật

- Theo kinh độ (quy luật địa ô)

+ Khái niệm: Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

+ Nguyên nhân: Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên thay đổi từ đông sang tây. Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trung tâm lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

+ Biểu hiện: Thể hiện rõ nhất ở các thảm thực vật phân bố từ tây sang đông.

- Theo đai cao (quy luật đai cao)

+ Khái niệm: Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

+ Nguyên nhân: Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi.

+ Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

* Ý nghĩa thực tiễn

- Hiểu biết về sự phân hoá của tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung.

- Có biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hằng ngày.

2. Bài tập luyện tập

Câu 1: Trình bày về thời gian hoạt động, nguồn gốc hình thành, hướng và tính chất của gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió mùa.

Hướng dẫn giải:

Đặc điểm của một số loại gió trên thế giới:

Loại gió

Gió Mậu dịch

Gió Tây ôn đới

Gió mùa

Thời gian hoạt động

Quanh năm.

Quanh năm.

Theo mùa.

Nguồn gốc hình thành

Sự chênh lệch giữa áp cao cận nhiệt và áp thấp xích đạo.

Sự chênh lệch giữa áp cao cận nhiệt và áp thấp ôn đới.

Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

Phạm vi hoạt động

Từ xích đạo đến vĩ độ 300 ở cả hai bán cầu (bán cầu Bắc và bán cầu Nam).

Từ vĩ độ 300 đến vĩ độ 600 ở cả hai bán cầu (bán cầu Bắc và bán cầu Nam).

Một số khu vực thuộc đới nóng và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình.

Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực có hoạt động của gió mùa điển hình.

Hướng gió

Đông Bắc (bán cầu bắc) và Đông Nam (bán cầu nam).

Tây là chủ yếu (bán cầu bắc: Tây Nam, bán cầu Nam: Tây Bắc).

Có sự khác nhau từng khu vực và mùa.

Tính chất

Khô, ít mưa.

Ẩm cao, đem mưa nhiều.

Mùa đông có tính chất khô, mùa hạ có tính chất ẩm.

Câu 2: Trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật phi địa đới.

Hướng dẫn giải:

* Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

* Biểu hiện của quy luật

- Theo kinh độ (quy luật địa ô)

+ Quy luật địa ô là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

+ Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên (nhất là thảm thực vật) thay đổi từ đông sang tây. Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trung tâm lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

- Theo đai cao (quy luật đai cao)

+ Quy luật đai cao là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

+ Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

* Ý nghĩa thực tiễn: Hiểu biết về sự phân hoá của tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hằng ngày.

Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Kể tên các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới lượng mưa.

Hướng dẫn giải:

* Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất: khí áp, gió, frông, dòng biển và địa hình.

* Ảnh hưởng của các nhân tố tới lượng mưa

- Khí áp

+ Ở các khu áp thấp, không khí bị hút vào giữa và đẩy lên cao ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa. Ở xích đạo và ôn đới là những nơi có áp thấp nên mưa nhiều.

+ Ở các khu áp cao, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Ở cực và chí tuyến đều là những nơi có áp cao nên mua ít.

- Gió: Ở những nơi có gió từ biển thổi vào hoặc có hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn. Ở những nơi chịu ảnh hưởng của Tín phong thường mưa ít.

- Frông

+ Frông là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lí khác nhau, nơi không khí bị nhiễu loạn và sinh ra mưa.

+ Dọc các frông nóng cũng như frông lạnh, không khí nóng bị đẩy lên cao tạo thành mây và gây mưa, đó là mưa frông.

+ Các khối khí nóng ẩm trong vùng nội chí tuyến tiếp xúc với nhau tạo thành dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa lớn, đó là mưa dải hội tụ. Lượng mưa dải hội tụ lớn hơn rất nhiều so với mưa frông.

- Dòng biển

+ Những nơi có dòng biển nóng chảy qua có mưa nhiều vì phía trên dòng biển nóng không khí thường chứa nhiều hơi nước.

+ Những nơi có dòng biển lạnh chảy qua có mưa ít vì phía trên dòng biển lạnh, không khí lạnh nên hơi nước không bốc lên được.

- Địa hình

+ Cùng một sườn núi nhưng lượng mưa lại không giống nhau theo độ cao.

+ Ở vùng nhiệt đới và ôn đới, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nào đó sẽ không còn mưa do độ ẩm không khí đã giảm nhiều nên ở các sườn núi cao hoặc đỉnh núi thường ít mưa.

+ Cùng một dãy núi, lượng mưa khác nhau giữa sườn đón gió ẩm và sườn khuất gió.

Câu 4: Trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới. Lấy ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn giải:

- Khái niệm: Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).

- Biểu hiện của quy luật: Quy luật địa đới là quy luật phổ biến của vỏ địa lí, được thể hiện qua các yếu tố và thành phần tự nhiên.

+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất

+ Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất: Khí áp và gió thường xuyên trên Trái Đất cũng được phân bố theo các đai khí áp và các đới gió từ xích đạo về hai cực. Lượng mưa có sự khác nhau giữa vùng xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.

+ Các đới khí hậu: Khí hậu được hình thành do tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm. Bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển là các yếu tố địa đới trên phạm vi rộng lớn nên tạo ra các đới khí hậu.

+ Các nhóm đất và các kiểu thực vật chính: Sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Đất chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu và sinh vật. Do vậy, sự phân bố của đất và thực vật trên lục địa cũng thay đổi từ xích đạo về hai cực.

- Ý nghĩa thực tiễn: Hiểu biết sự phân bố các sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất có tính quy luật từ xích đạo về hai cực giúp con người định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống.

Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.

- Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.

Hướng dẫn giải:

- Giờ địa phương

+ Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng.

+ Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Nó được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời.

- Giờ khu vực

+ Để tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực).

+ Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Greenwich ở Anh).

Câu 6: Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và mưa lớn với mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Nền nhiệt, ẩm cao làm đất đá dễ bị phong hóa, bóc mòn do nước hoặc gió.

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc -> Vận chuyển mạnh mẽ các vật liệu bóc mòn đến các khu vực thấp bồi tụ nên các dạng địa hình mới.

- Bóc mòn và bồi tụ đã góp phần tạo nên những dạng địa hình mới và sự đa dạng của địa hình ở Việt Nam. Đó là đồi núi cao, cao nguyên, đồng bằng hạ lưu sông, vịnh, cồn cát, bãi cát, đầm phá,…

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 10 Cánh diều năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON