Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Bài toán liên quan đến sửa tật của mắt môn Vật Lý 11 năm 2021-2022. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả.
Chúc các em học tập thật tốt, đạt kết quả cao!
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. Sửa tật cận thị: Đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết (vật ở vô cùng qua Ok cho ảnh ảo nằm tại điểm cực viễn) \(\Rightarrow \left| {{f_k}} \right| + \ell = O{C_V}\)
1.2. Sửa tật viễn thị và lão thị: Đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần nhất và cách mắt 25cm mà mắt phải điều tiết tối đa (vật ở cách mắt qua Ok cho ảnh ảo nằm tại điểm CC)
\(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & d=25-\ell \\ & {{d}^{/}}=-\left( O{{C}_{C}}-\ell \right) \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{f}_{k}}=\frac{\text{d}{{\text{d}}^{/}}}{d+{{d}^{/}}}\)
2. VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 80cm. Muốn nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết, người đó phải đeo kính sát mắt có độ tụ
A. – 4dp B. – 1,25 dp C. – 2dp D. – 2,5 dp
Hướng dẫn giải
+ Người đó đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết (vật ở vô cùng qua Ok cho ảnh ảo nằm tại điểm cực viễn CV) \(\left| {{f}_{k}} \right|+\ell =O{{C}_{V}}\)
\(\xrightarrow(O{{C}_{V}}=0,8\left( m \right)){\ell =0}{{f}_{k}}=-0,8\left( m \right)\Rightarrow {{D}_{k}}=\frac{1}{{{f}_{k}}}=-1,25\left( dp \right)\)
Câu 2. Mắt một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 12,5cm và khoảng nhìn rõ là 37,5cm. Hỏi người này phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu để nhìn rõ được các vật ở vô cực mà không phải điều tiết? Coi kính đeo sát mắt
A. – 8/3dp B. – 4 dp C. – 2 dp D. – 8 dp
Hướng dẫn giải
+ Người đó đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết (vật ở vô cùng qua Ok cho ảnh ảo nằm tại điểm cực viễn CV)
\(\left| {{f}_{k}} \right|+\ell =O{{C}_{V}}\)
\(\to {{f}_{k}}=-0,5\left( m \right)\Rightarrow {{D}_{k}}=\frac{1}{{{f}_{k}}}=-2\left( dp \right)\)
Câu 3. Một người khi không đeo kính có thể nhìn rõ các vật gần nhất cách mắt 50 cm. Xác định độ tụ của kính mà người đó cần đeo sát mắt để có thể nhìn rõ các vật gần nhất cách mắt 25 cm.
A. 4,2 dp. B. 2 dp. C. 3 dp. D. 1,9 dp.
Hướng dẫn giải
+ Để khi đeo kính nhìn được vật gần nhất cách mắt 25cm thì qua kính cho một ảnh ảo tại điểm cực cận của mắt
\(\left\{ \begin{align} & d=25-\ell =25 \\ & {{d}^{/}}=-\left( O{{C}_{C}}-\ell \right) \\ \end{align} \right.\)
\(\Rightarrow f=\frac{d{{d}^{/}}}{d+{{d}^{/}}}=\frac{25.\left( -50 \right)}{25-50}=+50\left( cm \right)=0,5\left( m \right) \Rightarrow D=\frac{1}{f}=2\left( dp \right)\)
Câu 4. Một người lớn tuổi chỉ có thể nhìn được vật ở xa mà mắt không phải điều tiết, nhưng muons đọc được những dòng chữ gần nhất cách mắt 25cm thì phải đeo kính có đọ tụ 1 (dp). Biết kính đeo cách mắt 5cm. Khoảng cực cận của mắt người đó là:
A. 100/3 cm
B. 100/7cm
C. 30cm
D. 40cm
Hướng dẫn giải
+ Để khi đeo kính nhìn được vật gần nhất cách mắt 25cm thì qua kính cho một ảnh ảo tại điểm cực cận của mắt
\(\left\{ \begin{align} & d=0,25-\ell =0,2\left( m \right) \\ & {{d}^{/}}=-\left( O{{C}_{C}}-\ell \right)=-\left( O{{C}_{C}}-0,25 \right) \\ \end{align} \right.\) \(\to 1=\frac{1}{0,2}+\frac{1}{-O{{C}_{C}}+0,05}\Rightarrow O{{C}_{C}}=0,3\left( m \right)\)
Câu 5. Một người lớn tuổi có thể nhìn được vật ở xa mà mắt không phải điều tiết, nhưng muốn đọc được dòng chữ gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ 1 (dp). Độ biến thiên độ tụ của mắt người đó từ trạng thái không điều tiết đến ứạng thái điều tiết tối đa là
A. 4,2dp B. 2 dp C. 3dp D. 1,9 dp
Hướng dẫn giải
+ Người này nhìn được vật ở xa mà mắt không phải điều tiết nên \(O{{C}_{V}}=\infty \).
+ Để khi đeo kính nhìn được vật gần nhất cách mắt 25cm thì qua kính cho một ảnh ảo tại điểm cực cận cửa mắt.
+ \(\left\{ \begin{align} & d=0,25-\ell =0,25\left( m \right) \\ & {{d}^{/}}=-\left( O{{C}_{C}}-\ell \right)=-O{{C}_{C}} \\ \end{align} \right.\to 1=\frac{1}{0,25}+\frac{1}{-O{{C}_{C}}}\Rightarrow O{{C}_{C}}=\frac{1}{3}\left( m \right)\)
+ \(\left\{ \begin{align} & {{D}_{\min }}=\frac{1}{{{f}_{\max }}}=\frac{1}{O{{C}_{V}}}+\frac{1}{OV} \\ & {{D}_{\max }}=\frac{1}{{{f}_{\min }}}=\frac{1}{O{{C}_{C}}}+\frac{1}{OV} \\ \end{align} \right.\Rightarrow \Delta D={{D}_{\max }}-{{D}_{\min }}=\frac{1}{O{{C}_{C}}}-\frac{1}{O{{C}_{V}}}=3\left( dp \right)\)
Câu 6. Một người cận thị lớn tuổi chỉ còn nhìn thấy rõ các vật trong khoảng cách mắt 50 cm ÷ 200/3 cm. Để nhìn xa vô cùng không điều tiết người này phải đeo kính có độ tụ D1 ; còn để đọc được sách khi đặt gần mắt nhất, cách mắt 25 cm thì phải đeo kính có độ tụ D2. Coi kính đeo sát mắt. Tổng (D1+ D2) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. −0,2 dp. B. −0,5 dp. C. 3,5 dp. D. 0,5 dp.
Hướng dẫn giải
+ Vì kính đeo sát mắt nên:
Với \({{D}_{1}}:{{f}_{k}}=-O{{C}_{V}}=-\frac{2}{3}\left( m \right)\Rightarrow {{D}_{1}}=\frac{1}{{{f}_{1}}}=-1,5\left( dp \right)\)
Với \({{D}_{2}}:\left\{ \begin{align} & d=0,25\left( m \right) \\ & {{d}^{/}}=-O{{C}_{C}}=-0,5\left( m \right) \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{D}_{2}}=\frac{1}{{{f}_{2}}}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}=\frac{1}{0,25}+\frac{1}{-0,5}=2\left( dp \right)\)
\(\Rightarrow {{D}_{1}}+{{D}_{2}}=-1,5+2=+0,5\left( dp \right)\)
Câu 7. Một người mắt không có tật về già, điểm cực cận cách mắt là X (m), khi điều tiết tối đa độ tụ của mắt tăng thêm 1 dp so với khi không điều tiết. Độ tụ của thấu kính phải đeo (cách mắt 2 cm) để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25 cm với điều tiết tối đa là D. Giá trị của xD gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 4,2.
B. 2,0.
C. 3,3.
D. 1,9.
Hướng dẫn giải
+ \(\left\{ \begin{align} & {{D}_{\min }}=\frac{1}{O{{C}_{V}}}+\frac{1}{OV} \\ & {{D}_{\max }}=\frac{1}{O{{C}_{C}}}+\frac{1}{OV} \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{D}_{\max }}-{{D}_{\min }}=\frac{1}{O{{C}_{C}}}-\frac{1}{O{{C}_{V}}}\to O{{C}_{C}}=1\left( m \right)\)
+ Khi đeo kính để nhìn vật cách mắt 25cm mà mắt điều tiết tối đa thì ảnh A1B1 nằm tại điểm cực cận của mắt
\(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & {{d}^{/}}=\ell -O{{C}_{V}}=-0,98\left( m \right) \\ & d=0,25-0,02=0,23\left( m \right) \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{D}_{k}}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}=\frac{1}{0,23}+\frac{1}{-0,98}=3,33\left( dp \right)\)
Câu 8. Một người mắt không có tật về già, điểm cực cận cách mắt là X (m), khi điều tiết tối đa độ tụ của mắt tăng thêm 1 dp so với khi không điều tiết. Độ tụ của thấu kính phải đeo (cách mắt 2 cm) để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25 cm không điều tiết là D. Giá trị của xD gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 4,2. B. 2,0. C. 3,3. D. 1,9.
Hướng dẫn giải
+ \(\left\{ \begin{align} & {{D}_{\min }}=\frac{1}{O{{C}_{V}}}+\frac{1}{OV} \\ & {{D}_{\max }}=\frac{1}{O{{C}_{C}}}+\frac{1}{OV} \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{D}_{\max }}-{{D}_{\min }}=\frac{1}{O{{C}_{C}}}-\frac{1}{O{{C}_{V}}}\xrightarrow(O{{C}_{V}}=\infty ){{{D}_{\max }}-{{D}_{\min }}=1\left( dp \right)}O{{C}_{C}}=1\left( m \right)\)
+ Khi đeo kính để nhìn vật cách mắt 25cm mà mắt điều tiết tối đa thì ảnh A1B1 nằm tại điểm cực viễn của mắt
\(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & {{d}^{/}}=\ell -O{{C}_{V}}=-\infty \\ & d=0,25-0,02=0,23\left( m \right) \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{D}_{k}}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}=\frac{1}{0,23}+\frac{1}{-\infty }=4,35\left( dp \right)\)
Câu 9. Một người có điểm cực viễn cách mắt 25 cm và điểm cực cận cách mắt 10 cm. Khi đeo kính sát mắt có độ tụ −2 dp thì có thể nhìn rõ các vật nằm trong khoảng nào trước kính?
A. 10 cm ÷ 50 cm.
B. 12,5 cm ÷ 50 cm.
C. 10 cm ÷ 40 cm.
D. 12,5 cm ÷ 40 cm.
Hướng dẫn giải
Sơ đồ tạo ảnh: \(\to V\left\{ \begin{align} & \frac{1}{{{d}_{C}}}+\frac{1}{-O{{C}_{C}}}={{D}_{k}} \\ & \frac{1}{{{d}_{v}}}+\frac{1}{-O{{C}_{V}}}={{D}_{k}} \\ \end{align} \right.\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{1}{{{d_C}}} + \frac{1}{{ - 0,1}} = 2\\ \frac{1}{{{d_V}}} + \frac{1}{{ - 0,25}} = - 2 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {d_C} = 0,125\left( m \right)\\ {d_V} = 0,5\left( m \right) \end{array} \right.\)
3. LUYỆN TẬP
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây, mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực?
A. Mắt không có tật, không điều tiết
B. Mắt không có tật và điều tiết tối đa
C. Mắt cận không điều tiết
D. Mắt viễn không điều tiết
Câu 2. Mắt lão nhìn thây vật ở xa vô cùng khi
A. đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết.
B. đeo kính phân kì và mắt không điều tiết
C. mắt không điều tiết.
D. đeo kính lão.
Câu 3. Về phương diện quang hình học, có thể coi
A. mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
B. hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua của mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
C. hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh và võng mạc tương đương với một thấu kính hội tụ.
D. hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, võng mạc và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thủy tinh thể để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khảng cách thủy tinh thể và võng mạc để giữ cho cảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thủy tinh thể và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thủy tinh thể, khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
Câu 5. Cấu tạo thu gọn của mắt về phương diện quang học được biểu diễn như sơ đồ hình vẽ: O: quang tâm của mắt; V: điểm vàng trên màng lưới. Quy ước đặt: (1): Mắt bình thường về già; (2): Mắt cận; (3): Mắt viễn. Mắt loại nào có điểm cực viễn Cv ở vô cực?
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (1) và(3).
Câu 6. Cấu tạo thu gọn của mắt về phương diện quang học được biểu diễn như sơ đồ hình vẽ: O: quang tâm của mắt; V: điểm vàng trên màng lưới. Quy ước đặt: (1): Mắt bình thường về già; (2): Mắt cận; (3): Mắt viễn. Mắt loại nào có fmax > OV?
A. (1).
B. (2)
C. (3).
D. (l) và (3).
Câu 7. Cấu tạo thu gọn của mắt về phương diện quang học được biểu diễn như sơ đồ hình vẽ: O: quang tâm của mắt; V: điểm vàng trên màng lưới. Quy ước đặt: (1): Mắt bình thường về già; (2): Mắt cận; (3): Mắt viễn. Mắt loại nào phải đeo kính hội tụ?
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (1) và (3).
Câu 8. Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Mắt người này
A. không có tật.
B. bị tật cận thị.
C. bị tật lão thị.
D. bị tật viễn thị.
Câu 9. Mắt cận thị khi không điều tiết thì có tiêu điểm
A. nằm trước võng mạc
B. cách mắt nhỏ hơn 20cm
C. nằm trên võng mạc
D. nằm sau võng mạc
Câu 10. Mắt cận thị khi không điều tiết thì có tiêu điểm
A. tiêu cự của thuỷ tinh thể là lớn nhất.
B. mắt không điều tiết vì vật rất gần mắt.
C. độ tụ của thuỷ tinh thể là lớn nhất.
D. khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là nhỏ nhất.
---(Để xem nội dung từ câu 11 đến câu 30 của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP
1.A |
2.C |
3.B |
4.A |
5.A |
6.C |
7.D |
8.B |
9.A |
10.C |
11.D |
12.B |
13.B |
14.D |
15.A |
16.D |
17.D |
18.B |
19.B |
20.C |
21.B |
22.C |
23.A |
24.C |
25.D |
26.B |
27.A |
28.B |
29.C |
30.C |
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài toán liên quan đến sửa tật của mắt môn Vật Lý 11 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thế tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: