HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. Từ trường
Xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện tồn tại từ trường. Từ trường có tính chất cơ bản là tác dụng lực từ lên nam châm hay lên dòng điện đặt trong nó. Vectơ cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực từ. Đơn vị cảm ứng từ là Tesla (T).
a. Từ trường của dòng điện trong dây dẫn thẳng dài
Vectơ cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn một đoạn r có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và điểm đang xét; chiều tuân theo quy tắc nắm tay phải và độ lớn là B = 2.10–7.\(\frac{I}{r}\)
b. Từ trường tại tâm của dòng điện trong khung dây tròn
Vectơ cảm ứng từ tại tâm khung dây tròn có phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây.
– Chiều: Theo quy tắc nắm tay phải
– Độ lớn: B = 2π.10–7.\(\frac{NI}{R}\)
R là bán kính của khung dây (m), N là số vòng dây trong khung, I là cường độ dòng điện trong mỗi vòng.
c. Từ trường trong ống dây có dòng điện chạy qua
Vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây song song với trục của ống dây; có chiều tuân theo quy tắn nắm tay phải và có độ lớn là B = 4π.10–7\(\frac{N}{l}I\) = 4π.10–7.nI
Trong đó, n là số vòng dây trên một mét của ống, l là chiều dài của ống dây, N là tổng số vòng dây trên ống
d. Nguyên lý chồng chất từ trường
Từ trường tổng hợp \(\overrightarrow{B}={{\overrightarrow{B}}_{1}}+{{\overrightarrow{B}}_{2}}+...+{{\overrightarrow{B}}_{n}}\)
1.2. Lực từ tác dụng lên dòng điện – lực lorent
a. Lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và vector cảm ứng từ; có chiều được xác định theo quy tắc bàn tay trái và có độ lớn là F = BIℓ sin α với α là góc hợp bởi đoạn dòng điện và vectơ cảm ứng từ.
Quy tắc bàn tay trái: “Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để cho các đường cảm ứng từ hướng vào lòng bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện, thì chiều ngón tay cái choãi ra 90° là chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây.”
b. Lực từ tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song là lực hút nếu dòng điện cùng chiều, là lực đẩy nếu hai dòng điện ngược chiều. Lực tác dụng lên mỗi dây có độ lớn là F = 2.10–7.\(\frac{{{I}_{1}}{{I}_{2}}}{r}\)ℓ. Trong đó, r là khoảng cách giữa hai dòng điện, ℓ là chiều dài đoạn dây có dòng điện.
c. Mômen ngẫu lực từ
Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện: M = IBS sin α
Trong đó S là diện tích phần mặt phẳng giới hạn bởi khung, α là góc hợp bởi vectơ pháp tuyến của khung và vectơ cảm ứng từ
d. Lực Lorenxơ
– Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa vector vân tốc và vector cảm ứng từ
– Chiều: Xác định theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng sao cho cảm ứng từ đâm xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều của vận tốc, ngón tay cái choãi ra 90° là chiều của lực lorenxơ tác dụng lên điện tích dương, và chiều ngược lại là chiều lực từ tác dụng lên điện tích âm
– Độ lớn: f = |q|vB sin α
Trong đó q là điện tích của hạt, α là góc hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ
2. LUYỆN TẬP
Câu 1: Phát biểu nào sau đây SAI? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì
A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
Câu 2: Tính chất cơ bản của từ trường là
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
Câu 3: Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.
D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây SAI? Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau.
B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.
D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.
B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ.
C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.
D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ.
B. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau.
C. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín.
D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt chính là một đường sức từ.
Câu 8: Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích đang chuyển động.
B. nam châm đứng yên.
C. các điện tích đứng yên.
D. nam châm đang chuyển động.
Câu 9: Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi
A. đổi chiều dòng điện ngược lại.
B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.
C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
D. quay dòng điện một góc 90° xung quanh đường sức từ.
Câu 10: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc
A. vặn đinh ốc 1.
B. vặn đinh ốc 2.
C. bàn tay trái.
D. bàn tay phải.
Câu 11: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng hướng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có chiều
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.
B. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
Câu 12: Phương của lực từ tác dụng lên dòng điện không vuông góc với
A. dòng điện.
B. phương của cảm ứng từ.
C. mặt phẳng song song với dòng điện và cảm ứng từ.
D. mặt phẳng vuông góc với cảm ứng từ.
Câu 13 Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều của dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi thay đổi cường độ dòng điện.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi cùng đổi chiều dòng điện và chiều cảm ứng từ.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực
B. Thực hiện thí nghiệm đo độ lớn của cảm ứng từ B = F/(Iℓ sin α) chứng tỏ B phụ thuộc vào cường độ I và chiều dài ℓ.
C. Thực hiện thí nghiệm đo độ lớn của cảm ứng từ B = F/(Iℓ sin α) chứng tỏ B không phụ thuộc vào cường độ I và chiều dài ℓ.
D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ.
Câu 15: Chọn câu SAI. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với
A. cường độ dòng điện trong đoạn dây.
B. chiều dài của đoạn dây.
C. góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. cảm ứng từ tại mỗi điểm của đoạn dây.
Câu 16: Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. Khi đó lực từ
A. luôn bằng không khi thay đổi cường độ đòng điện.
B. giảm khi giảm cường độ dòng điện.
C. có độ lớn thay đổi khi đảo chiều dòng điện.
D. có độ lớn phụ thuộc vào cường độ dòng điện.
Câu 17: Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10–2 N. Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là
A. 0,4 T.
B. 0,8 T.
C. 1,0 T.
D. 1,2 T.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây SAI? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
Câu 19: Một đoạn dây dẫn MN dài 6 cm có dòng điện I = 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây MN có độ lớn F = 7,5.10–2 N. Góc α hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là
A. 5°
B. 30°
C. 60°
D. 90°
Câu 20: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong một từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có
A. phương ngang, chiều hướng sang trái.
B. phương ngang, chiều hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng, chiều hướng lên.
D. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 50 của đề cương các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP
1D 2A 3A 4B 5C 6C 7C 8C 9C 10D
11D 12D 13C 14B 15C 16A 17B 18B 19B 20C
21D 22C 23C 24B 25A 26D 27A 28A 29D 30B
31C 32C 33D 34C 35B 36C 37C 38A 39C 40C
41A 42D 43C 44B 45A 46A 47D 48B 49C 50D
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:
Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm học 2021-2022 có đáp án Trường THPT Thị Xã Quảng Trị
Thi Online:
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Mai Thúc Loan
Chúc các em học tốt!