Phương pháp giải bài toán về mắt môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 là tài liệu được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Nội dung tài liệu bao gồm kiến thức cơ bản, ví dụ minh họa và những câu hỏi cơ bản và nâng cao, hỗ trợ các em lớp 11 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.
1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.1. Mắt thường
- Là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên võng mạc (màng lưới)
- Mắt bình thường có điểm cực cận Cc cách mắt cỡ 25cm (OCC = Đ » 25cm), điểm cực viễn ở vô cùng (OCv = \(\infty \))
- Giới hạn nhìn rõ của mắt (CC; CV)
- Công thức về thấu kính mắt: \(D=\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}\xrightarrow{{{d}^{/}}=\,\,OV}D=\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{OV}\)
- Khi quan sát ở vô cực (không điều tiết) thì d = OCv = \(\infty \):
\(D=\frac{1}{f}=\frac{1}{\infty }+\frac{1}{OV}\Rightarrow D=\frac{1}{f}=\frac{1}{OV}\)
- Khi quan sát ở cực cận (điều tiết tối đa) thì d = OCc = Đ:
\(D=\frac{1}{f}=\frac{1}{O{{C}_{c}}}+\frac{1}{OV}\)
- Khi chuyển từ trạng thái quan sát vật ở vị trí cách mắt d1 sang trạng thái quan sát vật ở vị trí cách mắt d2 thì độ biến thiên độ tụ của mắt là: \(\Delta D=\frac{1}{{{d}_{2}}}-\frac{1}{{{d}_{1}}}\)
- Khi chuyển từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa thì: \(\Delta D=\frac{1}{O{{C}_{C}}}-\frac{1}{O{{C}_{V}}}\)
- Góc trông vật AB là góc a tạo bởi hai tia sáng xuất phát từ hai điểm A và B tới mắt.
- Năng suất phân li của mắt amin là góc trông nhỏ nhất giữa hai điểm mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó. \(\tan \alpha =\frac{AB}{OA}=\frac{AB}{\ell }\)
Lưu ý: Khi tính toán các công thức liên quan đến độ tụ D hay độ biến thiên độ tụ DD thì nhất thiết phải để đơn vị chiều dài ở dạng mét (m)
1.2. Mắt cận thị
- Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc. Do đó có fmax < OV với OV là khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể tới võng mạc. Khoảng cực cận OCC = Đ < 25cm, OCV có giá trị hữu hạn
- Cách sửa (có 2 cách, cách 1 có lợi nhất thường được sử dụng)
Cách 1: Đeo thấu kính phân kỳ để nhìn xa như người bình thường, tức là vật ở vô cực cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực viễn.
- Sơ đồ tạo ảnh: \(S\,\equiv \infty \xrightarrow{{{O}_{k}}}{{S}^{/}}\equiv {{C}_{v}}\xrightarrow{O}{{S}^{//}}\equiv V\)
\(\left\{ \begin{align} & d=\infty \Rightarrow {{d}^{/}}=-{{O}_{k}}{{C}_{v}}=-\left( O{{C}_{v}}-\ell \right)={{f}_{k}} \\ &t\Rightarrow \ell =0\Rightarrow {{d}^{/}}=-{{O}_{k}}{{C}_{v}}=-O{{C}_{v}}={{f}_{k}} \\ \end{align} \right.\)
với \(\ell =O{{O}_{k}}\) là khoảng cách từ kính tới mắt.
Cách 2: Đeo thấu kính phân kỳ để nhìn gần như người bình thường, tức là vật đặt cách mắt 25cm cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực cận.
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} d = 25 - \ell \Rightarrow {d^/} = - {O_k}{C_c} = - \left( {O{C_c} - \ell } \right)\\ t \Rightarrow \ell = 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} d = \S = 25\left( {cm} \right){\mkern 1mu} \\ {\mkern 1mu} {d^/} = - {O_k}{C_c} = - O{C_c} \end{array} \right.\\ D = \frac{1}{d} + \frac{1}{{{d^/}}} \end{array} \right.\)
với \(\ell =O{{O}_{k}}\) là khoảng cách từ kính tới mắt.
Chú ý: OCc = Đ là khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt là khoảng cách từ điểm cực cận (CC) đến mắt.
1.3. Mắt viễn thị
- Là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm sau võng mạc (fmax > OV)
- Điểm cực cận ở xa hơn mắt bình thường (OCC = Đ > 25cm)
- Cách sửa:
+ Đeo thấu kính hội tụ để nhìn gần như người bình thường, tức là vật đặt cách mắt 25cm cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực cận.
+ Sơ đồ tạo ảnh: \(S\,\xrightarrow{{{O}_{k}}}{{S}^{/}}\equiv {{C}_{c}}\xrightarrow{O}{{S}^{//}}\equiv V\)
\(\left\{ \begin{array}{l} {d^/} = - {O_k}{C_c} = - \left( {O{C_c} - \ell } \right)\\ \Rightarrow \ell = 0 \Rightarrow {d^/} = - {O_k}{C_c} = - O{C_c} \end{array} \right.\)
(với l = OOk là khoảng cách từ kính tới mắt)
+ Tiêu cự của kính:
\(\left\{ \begin{align} & {{f}_{k}}=\frac{d{{d}^{/}}}{d+{{d}^{/}}}>0 \\ & {{D}_{k}}=\frac{1}{{{f}_{k}}}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}} \\ \end{align} \right.\)
2. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Một người có mắt bình thường (không tật) nhìn thấy được các vật ở rất xa mà không phải điều tiết. Khoảng cực cận của người này là OCc = 25 cm. Độ tụ của mắt người này khi điều tiết tối đa tăng thêm bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải
Theo bài ra: OCc = 25 cm, OCV = \(\infty \).
Ảnh thu được nằm trên võng mạc nên d/ = OV.
Áp dụng công thức về thấu kính mắt: \(D=\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}=\frac{1}{d}+\frac{1}{OV}\)
+ Khi mắt nhìn vật ở điểm cực viễn (ngắm chừng ở cực viễn d = OCV):
\({{D}_{\min }}=\frac{1}{{{f}_{\max }}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{O{{C}_{v}}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{\infty }=\frac{1}{OV}\)
+ Khi mắt nhìn vật ở điểm cực cận(ngắm chừng ở cực cận d = OCC):
\({{D}_{\max }}=\frac{1}{{{f}_{\min }}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{O{{C}_{C}}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{0,25}\)
+ Độ biến thiên độ tụ: \(\Delta D={{D}_{\max }}-{{D}_{\min }}=\frac{1}{0,25}=4\text{d}p\)
Ví dụ 2: Mắt một người bình thường về già, khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ thêm 1 dp.
a) Xác định điểm cực cận và cực viễn của mắt
b) Tính độ tụ của thấu kính phải đeo (cách mắt 2 cm) để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25 cm không điều tiết.
Hướng dẫn giải
a) Điểm cực viễn của mắt bình thường ở vô cùng → OCv = \(\infty \)
+ Khi mắt nhìn vật ở điểm cực viễn: \({{D}_{\min }}=\frac{1}{{{f}_{\max }}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{O{{C}_{v}}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{\infty }=\frac{1}{OV}\)
+ Khi mắt nhìn vật ở điểm cực cận: \({{D}_{\max }}=\frac{1}{{{f}_{\min }}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{O{{C}_{c}}}\)
+ Độ biến thiên độ tụ: \(\Delta D={{D}_{\max }}-{{D}_{\min }}=\frac{1}{O{{C}_{c}}}=1\text{d}p\Rightarrow O{{C}_{c}}=1\left( m \right)\)
Vậy điểm cực cận của mắt người này cách mắt 100 cm
b) Để mắt nhìn thấy vật mà không phải điều tiết thì qua kính ảnh phải hiện ở vô cùng \(\infty \) d/ = \(\infty \), muốn vậy thì vật phải đặt ở tiêu điểm vật của kính.
Þ d = f = OCv – l = 25 – 2 = 23 (cm) = 0,23 (m)
Vậy độ tụ của kính là: \(D=\frac{1}{f}=\frac{1}{0,23}=4,35\text{d}p\)
Ví dụ 3: Một mắt bình thường có tiêu cự biến thiên từ fmin = 14 mm đến fmax. Biết khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là 15mm. Tìm phạm vi nhìn rõ của mắt và độ biến thiên độ tụ của mắt khi chuyển từ trạng thái không điều tiết sang điều tiết tối đa.
Hướng dẫn giải
+ Khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc: \({{d}^{/}}=OV=15\left( mm \right)={{15.10}^{-3}}(m)\)
+ Mắt bình thường, khi nhìn vật ở cực viễn Cv thì d = OCV = \(\infty \) tiêu cự của thủy tinh thể lúc này cực đại fmax .
Ta có: \({{D}_{\min }}=\frac{1}{{{f}_{\max }}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{O{{C}_{v}}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{\infty }=\frac{1}{{{15.10}^{-3}}}=\frac{200}{3}dp\)
+ Khi mắt nhìn vật ở cực cận Cc thì d = OCc tiêu cự của thủy tinh thể lúc này cực cực tiểu fmin = 14mm → \({{D}_{\max }}=\frac{1}{{{f}_{\min }}}=\frac{1}{{{14.10}^{-3}}}=\frac{500}{7}dp\)
Ta có: \(\frac{1}{{{f}_{\min }}}=\frac{1}{OV}+\frac{1}{O{{C}_{c}}}\Leftrightarrow \frac{1}{14}=\frac{1}{15}+\frac{1}{O{{C}_{c}}}\Rightarrow O{{C}_{c}}=210\left( mm \right)=21\left( cm \right)\)
+ Vậy phạm vi nhìn rõ của mắt người này từ 21 cm trở ra đến vô cùng
+ Độ biến thiên độ tụ của mắt khi chuyển từ trạng thái không điều tiết sang điều tiết tối đa: \(\Delta D={{D}_{\max }}-{{D}_{\min }}=\frac{500}{7}-\frac{200}{3}=\frac{100}{21}\approx 4,76\text{d}p\)
Ví dụ 4: Mắt một người có điểm cực viễn Cv cách mắt 50 cm.
a) Mắt người này bị tật gì ?
b) Muốn nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu ? (Coi kính đeo sát mắt).
c) Điểm Cc cách mắt 10 cm. Khi đeo kính trên (sát mắt) thì người đó nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải
Mắt người bình thường có điểm cực viễn CV ở vô cùng và cực cận CC cách mắt cỡ 25 cm (OCC = 25cm).
Mắt người viễn thị có điểm cực viễn CV ở vô cùng và cực cận CC xa hơn mắt thường (OCC > 25cm).
Mắt người cận thị có điểm cực viễn CV không nằm ở vô cùng mà cách mắt một khoảng cách hữu hạn nào đó và cực cận CC gần hơn mắt thường (OCC < 25cm).
Từ các đặt điểm của mắt như phân tích ở trên ta dễ dàng nhận ra tật của mắt người này như sau:
a) Mắt người này có điểm cực viễn Cv cách mắt 50 cm ( giá trị hữu hạn) nên mắt người này bị cận thị.
b) Muốn mắt nhìn ở vô cực mà không phải điều tiết thì người này phải đeo kính có độ tụ D1 sao cho vật đặt ở vô cực cho ảnh ảo ở điểm cực viễn của mắt.
Do đó ta có:\(d=\infty ;\ \ {{d}^{/}}=-O{{C}_{v}}<0\) ( vì ảnh là ảnh ảo nên d/ < 0).
Độ tụ kính cần đeo:\(D=\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}=\frac{1}{\infty }+\frac{1}{-O{{C}_{v}}}=-\frac{1}{0,5}\Rightarrow D=-2\,\text{d}p\)
c) Khi đeo kính trên mà nhìn vật cách mắt đoạn gần nhất là d, thì ảnh ảo sẽ hiện ở điểm cực cận của mắt (d/ = -10 cm).
Ta có: \(D=\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}=\frac{1}{d}+\frac{1}{-O{{C}_{C}}}\Leftrightarrow -2=\frac{1}{d}+\frac{1}{-0,1}\Rightarrow d=0,125\left( m \right)=12,5\left( cm \right)\)
Vậy khi đeo kính trên (kính đeo sát mắt) thì người đó nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt 12,5 cm.
Ví dụ 5: Một người đeo sát mắt một kính có độ tụ D = -1,25 dp thì nhìn rõ những vật nằm cách mắt trong khoảng từ 20 cm đến rất xa. Mắt người này mắc tật gì ? Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt người ấy khi không đeo kính ?
Hướng dẫn giải
+ Tiêu cự của thấu kính là: \(f=\frac{1}{D}=\frac{1}{-1,25}=-0,8\left( m \right)=-80cm\)
+ Vật ở rất xa tức là d =\(\infty \) cho ảnh d/ = f = -80 cm là ảnh ảo trước thấu kính (tức trước mắt) là 80 cm. Vậy điểm cực viễn cách mắt 80 cm < ¥ nên mắt đó là mắt cận thị.
+ Khi nhìn vật qua kính, ở cách mắt d = 20 cm thì sẽ cho ảnh ảo ở điểm cực cận nên ta có d/ = -OCc. Mà: \(\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}\)
\(\Leftrightarrow \frac{1}{-80}=\frac{1}{20}-\frac{1}{O{{C}_{c}}}\Rightarrow \frac{1}{O{{C}_{c}}}=\frac{3}{80}\Rightarrow O{{C}_{c}}=\frac{80}{3}\left( cm \right)=26,67\left( cm \right)\)
Vậy giới hạn nhìn rõ của mắt người này là từ 26,67 cm đến 80 cm.
Ví dụ 6: Mắt một người cận thị có khoảng cực cận là 12,5 cm và khoảng nhìn rõ của mắt là 37,5 cm.
a) Hỏi người này phải đeo kính có độ tụ bằng bao nhiêu để nhìn rõ được các vật ở vô cực mà không phải điều tiết ?
b) Người đó đeo kính có độ tụ như thế nào thì sẽ không nhìn thấy rõ được bất kì vật nào trước mắt ? Coi kính đeo sát mắt.
Hướng dẫn giải
a) Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn: \(\text{O}{{C}_{v}}=12,5+37,5=50\left( cm \right)\)
+ Khi đeo kính nhìn vật ở vô cực thì cho ảnh ảo ở điểm cực viễn nên ta có:
\(\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}=\frac{1}{\infty }+\frac{1}{-O{{C}_{v}}}=-\frac{1}{50}\Rightarrow f=-50\left( cm \right)=-0,5\left( m \right)\)
+ Độ tụ của kính là: \(D=\frac{1}{f}=\frac{1}{-0,5}=-2\text{d}p\)
b) Để không nhìn thấy vật thì ảnh phải nằm ngoài phạm vi nhìn rõ của mắt
+ Nếu kính là thấu kính hội tụ thì ảnh ảo sẽ nằm trước kính từ sát kính đến xa vô cùng tức là luôn có những vị trí của vật cho ảnh ảo nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt và mắt có thể nhìn rõ được các vật đó.
+ Với thấu kính phân kì ảnh của mọi vật là ảo nằm trong khoảng từ kính đến tiêu điểm ảnh F/ Þ Nếu F/ nằm bên trong điểm cực cận Cc thì mắt không thể nhìn rõ được bất cứ vật nào. Do đó ta có: \(\text{O}{{\text{F}}^{/}}
\(\Leftrightarrow -0,125\left( m \right)
Vậy, muốn không nhìn thấy rõ được bất kì vật nào trước mắt thì người này phải đeo kính phân kỳ có độ tụ thỏa mãn \(D<-8dp\).
Ví dụ 7: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 20 cm đến 50 cm. Có thể sửa tật cận thị của người đó bằng hai cách:
- Đeo kính cận L1 để có thể nhìn rõ vật ở rất xa.
- Đeo kính cận L2 để có thể nhìn vật ở gần nhất là 25 cm.
a) Hãy xác định số kính (độ tụ) của L1 và L2.
b) Tìm khoảng cực cận khi đeo kính L1 và khoảng cực viễn khi đeo kính L2.
c) Hỏi sửa tật cận thị theo cách nào có lợi hơn ? Vì sao ?
Giả sử kính đeo sát mắt.
Hướng dẫn giải
a) Xác định số kính:
*Khi đeo kính L1:
+ Qua L1 vật ở vô cực cho ảnh ảo ở điểm cực viễn của mắt cận.
Như vậy:
\(\left\{ \begin{align} & d=\infty \\ & {{d}^{/}}=-O{{C}_{V}}=-50cm \\ \end{align} \right.\Rightarrow \frac{1}{{{f}_{1}}}=\frac{1}{\infty }+\frac{1}{-50}\Rightarrow {{f}_{1}}=-50\left( cm \right)=-0,5\left( m \right)\)
Độ tụ của kính L1 là: \({{D}_{1}}=\frac{1}{{{f}_{1}}}=\frac{1}{-0,5}=-2dp\)
* Khi đeo kính L2:
+ Vật ở cách mắt 25cm cho ảnh ảo ở điểm cực cận của mắt
Như vậy:
\(\left\{ \begin{align} & d=25 \\ & {{d}^{/}}=-O{{C}_{C}}=-20cm \\ \end{align} \right.\Rightarrow \frac{1}{{{f}_{2}}}=\frac{1}{25}+\frac{1}{-20}\Rightarrow {{f}_{2}}=-100\left( cm \right)=-1\left( m \right)\)
Độ tụ của kính L2 là:\({{D}_{2}}=\frac{1}{{{f}_{2}}}=\frac{1}{-1}=-1dp\)
b) Tìm khoảng cực cận khi đeo kính L1 và khoảng cực viễn khi đeo kính L2:
*Khoảng cực cận khi đeo kính L1
+ Vật chỉ có thể đặt gần mắt nhất ở vị trí cho ảnh ảo ở điểm cực cận của mắt.
+ Như vậy:
\(\left\{ \begin{align} & d_{1}^{/}=-20cm \\ & {{f}_{1}}=-50cm \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{d}_{1}}=\frac{d_{1}^{/}{{f}_{1}}}{d_{1}^{/}-{{f}_{1}}}=\frac{\left( -20 \right)\left( -50 \right)}{\left( -20 \right)-\left( -50 \right)}=33,3cm\)
Vậy điểm gần nhất khi đeo kính L1 còn nhìn rõ vật cách mắt là 33,3 cm
*Khoảng nhìn rõ xa nhất khi đeo kính L2
+ Vật chỉ có thể đặt xa mắt nhất ở vị trí cho ảnh ảo ở điểm cực viễn của mắt.
+ Như vậy:
\(\left\{ \begin{align} & d_{2}^{/}=-50cm \\ & {{f}_{2}}=-100cm \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{d}_{2}}=\frac{d_{2}^{/}{{f}_{2}}}{d_{2}^{/}-{{f}_{2}}}=\frac{\left( -50 \right)\left( -100 \right)}{\left( -50 \right)-\left( -100 \right)}=100cm\)
Vậy điểm xa nhất khi đeo kính L2 còn nhìn rõ vật cách mắt là 100 cm.
c) Khi đeo kính L1 phạm vi nhìn từ 33,3 cm đến vô cùng, còn khi đeo kính L2 phạm vi nhìn từ 25 cm đến 100 cm. Vậy đeo kính L1 có lợi hơn.
Ví dụ 8: Mắt viễn thị nhìn rõ được vật cách mắt gần nhất 40 cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất là 25 cm. Biết kính đeo sát mắt
Hướng dẫn giải
Theo đề ra ta có: OCc = 40 cm
Khi đeo kính sát mắt, mắt nhìn thấy ảnh ảo của vật tại Cc.
Do đó:
\(\left\{ \begin{align} & {{d}^{/}}=-O{{C}_{c}}=-40\left( cm \right) \\ & d=25\left( cm \right) \\ \end{align} \right.\)
Ta có: \({{D}_{k}}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{/}}}=\frac{1}{0,25}+\frac{1}{-0,4}=1,5\text{d}p\)
3. LUYỆN TẬP
Bài 1. Một mắt không có tật có quang tâm nằm cách võng mạc một khoảng bằng 1,6 cm. Hãy xác định tiêu cự và độ tụ của mắt đó khi:
a. Mắt không điều tiết (nghỉ).
b. Mắt điều tiết để nhìn rõ một vặt đặt cách mắt 20cm.
Bài 2. Thuỷ tinh thể L của mắt bình thường có tiêu cự là 15 mm khi nhìn vật ở điểm cực viễn. Người này chỉ có thể đọc sách gần nhất là 25 cm.
a. Xác phạm vi thấy rõ của mắt.
b. Tính tụ số của thuỷ tinh thể khi nhìn vật ở điểm cực cận.
Bài 3. Một mắt bình thường có võng mạc cách thủy tinh thể một đoạn 15 mm. Hãy xác định tiêu cự và độ tụ của thủy tinh thể khi nhìn vật sáng AB trong các trường hợp sau:
a. Vật AB ở vô cực
b. Vật AB cách mắt 80 cm
Bài 4. Một người chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 10 cm đến 40 cm. Mắt người đó mắc tật gì ? Khi đeo sát mắt một kính có độ tụ D = -2,5 điôp thì người đó có thể nhìn rõ những vật nằm trong khoảng nào trước mắt ?
Bài 5. Một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 25cm
a. Mắt bị tật gì?
b. Tính độ biến thiên độ tụ của thuỷ tinh thể khi người này quan sát các vật trong khoảng nhìn rõ của mắt .
c. Người này phải đeo kính hội tụ hay phân kì, có độ tụ bao nhiêu để có thể nhìn rõ các vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết ? Khi đeo kính đó, người đó có thể nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? (Kính đeo sát mắt).
Bài 6. Một người đứng tuổi nhìn rõ được các vật ở xa khi mắt không điều tiết. Muốn nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 27cm thì phải đeo kính +2,5dp cách mắt 2cm.
a. Xác định các điểm CC và CV của mắt.
b. Nếu đeo kính sát mắt thì có thể nhìn rõ các vật ở trong khoảng nào?
Bài 7. Một người cận thị lớn tuổi chỉ còn nhìn thấy rõ các vật trong khoảng cách mắt 50 cm đến 67 cm. Tính độ tụ của các kính phải đeo để người này có thể:
+ Nhìn xa vô cùng không điều tiết.
+ Đọc được sách khi đặt gần mắt nhất, cách mắt 25 cm.
Coi kính đeo sát mắt.
Bài 8. Một người mắt có tật, phải đeo kính có độ tụ -2 điôp. Khi đeo kính người này nhìn rõ các vật ở xa vô cùng không cần điều tiết và đọc được trang sách đặt cách mắt gần nhất là 25 cm. Coi kính đeo sát mắt.
a. Người này mắt bị tật gì ?
b. Xác định phạm vi nhìn rõ của mắt người này khi không dùng kính.
Bài 9. Mắt một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm và độ biến thiên độ tụ từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa là 8 dp. Hỏi điểm cực cận của mắt người này cách mắt bao nhiêu?
Bài 10. Một mắt cận thị về già chỉ nhìn rõ được các vật nằm cách mắt trong khoảng từ 40cm đến 80cm.
a. Để nhìn rõ vật ở xa cần đeo kính số mấy (kính đeo sát mắt) ? Khi đó điểm nhìn rõ gần nhất qua kính cách mắt bao nhiêu ?
b. Để đọc sách cách mắt 25cm cần đeo kính số mấy (kính đeo sát mắt) ? Khi đó điểm nhìn rõ xa nhất cách mắt bao nhiêu ?
c. Để khi đọc sách khỏi phải lấy kính cận ra thì phải dán thêm một tròng nữa. Hỏi kính dán thêm có độ tụ bằng bao nhiêu ?
Bài 11. Một người viễn thị nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40cm.
a. Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm. Kính đeo sát mắt.
b. Nếu người ấy đeo một kính có độ tụ +1 điốp thì sẽ nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Bài 12. Mắt của một người có điểm cực viễn và điểm cực cận cách mắt lần lượt 0,5m và 0,15m.
a. Người này bị tật gì về mắt?
b. Phải ghép sát vào mắt thấu kính có tụ số bao nhiểu để nhìn thấy vật đặt cách mắt 20m không điều tiết.
Bài 13. Mắt của một người cận thị có điểm Cv cách mắt 20cm.
a. Để sửa tật này, người đó phải đeo (sát mắt) kính gì, tụ số bao nhiêu để nhìn rõ các vật ở xa vô cùng.
b. Người này muốn đọc một thông báo cách mắt 40cm nhưng không có kính cận mà lại sử dụng một thấu kính phân kì có tiêu cự 15cm. Để đọc được thông báo trên mà không phải điều tiết thì phải đặt thấu kính phân kì cách mắt bao nhiêu?
Bài 14. Một người cận thị phải đeo kính (sát mắt) có tụ số –4dp mới nhìn rõ các vật ở xa vô cùng. Khi đeo kính, người đó chỉ đọc được trang sách cách mắt mình ít nhất là 25cm. Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt người cận thị này.
-----( Để xem đầy đủ nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập để tải về máy)------
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài toán về mắt môn Vật Lý 11 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau: