YOMEDIA

Bài tập về phản xạ ánh sáng qua gương phẳng môn Vật lý 7 có lời giải chi tiết

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bài tập về phản xạ ánh sáng qua gương phẳng môn Vật lý 7 có lời giải chi tiết. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu quan trọng, giúp các em rèn luyện được kĩ năng giải bài tập , chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. 

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP VỀ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG QUA GƯƠNG PHẲNG MÔN VẬT LÝ 7

Bài 1:  Hai gương phẳng quay mặt phản xạ vào nhau và hợp với nhau một góc  α. Một tia sáng song song với gương thứ nhất đến gương thứ 2. Tìm  góc α để tia sáng quay lại đường truyền ban đầu khi:

a, Chỉ phản xạ trên mỗi gương một lần.

b, Phản xạ trên gương đầu tiên 2 lần; gương kia một lần

 Hướng dẫn

a/ Để tia sáng quay lại theo đường cũ sau một lần phản xạ trên mỗi gương.

Do đó IJ vuông góc với G hay \(\mathord{\buildrel{\lower3pt\hbox{$\scriptscriptstyle\frown$}} \over J} = {0^0}\)

\(2\alpha = {90^0} \Rightarrow \alpha = {45^0}\)

b/ Để tia sáng trở lại theo phương cũ JK vuông góc với M

Xét tam giác IJK có  \(\mathord{\buildrel{\lower3pt\hbox{$\scriptscriptstyle\frown$}} \over J} = 2\alpha \)  (góc có cạnh tương ứng)

\(\Leftrightarrow 3\alpha = {90^0} \Leftrightarrow \alpha = {30^0}\)

 Bài 2: Hai gương phẳng G1 và G2 quay mặt phản xạ vào với nhau và tạo thành một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.

a. Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở về S.

b. Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ qua S.

Hướng dẫn

            a. Vẽ hình:

            + Chọn S1 đối xứng qua G1, S1 là ánh của S qua gương phẳng G1 nhưng lại là vật sáng so với gương phẳng G2. Lấy S2 đối xứng với S1 qua G2, S2 là ảnh cuối cùng (theo đề bài).

            + Vì tia phản xạ cuối cùng qua S nên ta nối S2 với S, S2S cắt G2 tại I2; nối I2 với S1 ta có I2S1 cắt G1 tại I1.

            + Nối I1 với S, ta được SI1 là tia tới đầu tiên.

            Như vậy, đường đi của đường tia sáng là S → I1 → I2 → S.

            b. Xét ∆OI1I2, ta có:

\(\begin{array}{l} O{I_1}{I_2} + O{I_2}{I_1} = {120^o}\\ \Rightarrow i_1^, + i_2^{} = {60^0} \end{array}\)

mà  \(i_1^, + {i_1};\,i_2^, = {i_2}\), do đó góc \(S{I_1}{I_2} + S{I_2}{I_1}\) = 120.

Như vậy : góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ cuối cùng là 600. (bài này vẽ lại hình bên ngoài để chứng minh cho rõ hơn).

Bài 3: Cho vật sáng AB đặt trước một gương phẳng G như hình vẽ (H.2).

  1. Vận dụng tính chất, vẽ ảnh của vật sáng qua gương phẳng?
  2. Giữ yên đầu A, quay đầu B của vật (ra xa gương), sao cho AB vuông góc với gương. Hãy vận dụng Định luật phản xạ ánh sáng vẽ ảnh của vật sáng qua gương và nêu đặc điểm của ảnh?

Hướng dẫn

  1. Vận dụng tính chất ảnh qua gương phẳng vẽ đúng hình (H.4)

* Từ A và B lấy A’ và B’ đối xứng qua gương, nối A’B’ ta được ảnh của vật qua gương.

  1.  

Vận dụng Định luật phản xạ, vẽ đúng hình (H.5)

* Từ A kẻ 2 tia tới bất kì AI và AK tới gương, cho 2 tia phản xạ IR và KR’. Kéo dài 2 tia phản xạ, cắt nhau tại A’.

* Tương tự: Từ B kẻ 2 tia tới bất kì BI và BK tới gương, cho 2 tia phản xạ IR1 và KR’1. Kéo dài 2 tia phản xạ, cắt nhau tại B’.

Nối A’B’ ta được ảnh của vật qua gương.

  • Đặc điểm: Ảnh ảo, bằng vật và ngược chiều với vật

Bài 4: Ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống tạo với mặt đất góc 600. Phải đặt một gương phẳng như thế nào để chùm tia phản xạ qua gương có thể chiếu vuông góc với mặt đất? Vẽ hình?

Hướng dẫn

Giả thiết có: góc (SIA) = 600 ;  góc (AIK) = 900

  => góc (SIK) = 1500

- Vẽ pháp tuyến của gương tại điểm tới I;  IN IG.

- góc (SIN) = góc (KIN) = 750  => góc (SIG) = 150 

  => góc (GIA) = 750

- Gương (G) tạo với mặt đất góc 750, mặt phản xạ hướng thẳng xuống như hình vẽ.

Bài 5:  Hai gương phẳng có hai mặt sáng quay vào nhau, tạo với nhau một góc a = 1200 (hình vẽ). Một điểm sáng S nằm cách cạnh chung của hai gương một khoảng OS = 6 cm.

a) Hãy xác định số ảnh tạo bởi hệ gương trên.

b) Tính khoảng cách giữa hai ảnh gần nhất. 

Hướng dẫn

a)

Vẽ ảnh S1 đối xứng với S qua OM \( \Rightarrow \widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}}\)

Vẽ ảnh S2 đối xứng với S qua ON \( \Rightarrow \widehat {{O_3}} = \widehat {{O_4}}\)

     OS1 = OS = OS2 (DS1OS và DSOS2 cân tại O)

     Như vậy có hai ảnh được tạo thành.

b) Vẽ OH \( \bot \) S1S2 .

Vì \( \widehat {{O_2}}+ \widehat {{O_3}}\) = 1200

\( \Rightarrow \widehat {{O_1}} + \widehat {{O_4}}\) = 1200

     Do đó S1OS2 = 3600 – 2400 = 1200

Trong tam giác S1OS2 cân tại O, AH là đường cao nên cũng là phân giác

Suy ra  \(\widehat {{O_5}} = \widehat {{O_6}}\frac{{\widehat {{S_1}O{S_2}}}}{2}\, = \,\frac{{{{120}^0}}}{2}\)= 600      

S2H = OS2.sin600 = 0,866.6 = 5,196

⇒  S1S2= 10,39 (cm).

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Tài liệu Bài tập về phản xạ ánh sáng qua gương phẳng môn Vật lý 7 có lời giải chi tiết năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON