YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn tập chủ đề Gương cầu lõm môn Vật lý 7

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Vật lý 7 một cách hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn tập chủ đề Gương cầu lõm môn Vật lý 7 được biên tập đầy đủ, chi tiết kèm đáp án hướng dẫn. Mời các em cùng tham khảo và luyện tập. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

Bài Tập Trắc Nghiệm Và Tự Luận

Ôn Tập Chủ Đề Gương Cầu Lõm Môn Vật Lý 7

I. TÓM TẮT KIẾN THỨC

1. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất sau:

  • là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
  • ảnh ảo lớn hơn vật.

2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm:

Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi:

  • Một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại 1 điểm trước gương.
  • Một chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song.

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

              Câu 1: Chiếu một chùm sáng song song tới gương, chùm phản xạ là chùm hội tụ. Đây là gương gì?

A. Gương phẳng            B. Gương cầu lõm            

C. Gương cầu lồi          D. Cả 3 gương

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương cầu lõm?

A. Là hình cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm

B. Cho ảnh ảo lớn hơn vật

C. Khoảng cách từ vật tới gương nhỏ hơn khoảng cách từ ảnh ảo tới gương

D. Chùm tia tới song song có chùm tia phản xạ là chùm sáng hội tụ

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về gương cầu lõm?

A. Gương cầu lõm là một phẩn của mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ của gương hướng ra xa tâm mặt cầu.

B. Gương cầu lõm là một phẩn của mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ của gương hướng vào tâm mặt cầu.

C. Gương cầu lõm là gương thường đặt trước ôtô, xe máy để người lái xe quan sát phía sau.

D. Các phát biểu A, B và C đều đúng

Câu 4: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo ảnh qua gương cầu lõm?

A. Ảnh của vật qua gương cầu lõm luôn là ảnh thật.

B. Ảnh của vật qua gương cầu lõm luôn là ảnh ảo

C. Ảnh của vật qua gương cầu lõm luôn lớn hơn vật

D. Các phát biểu A, B và C đều sai 

Câu 5: Khi chiếu một chùm sáng song song vào gương cầu lõm. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chùm tia phản xạ?

A. Chùm tia phản xạ là chùm phân kì                      B. Chùm tia phản xạ là chùm hội tụ

C. Chùm tia phản xạ là chùm song song                  D. Các khả năng A, B và C đều có thể xảy ra

Câu 6: Đặt một ngọn nến trước một gương cầu lõm và quan sát ảnh của nó trong gương. Nhận định nào sau đây là sai

A. Ảnh lớn hơn vật                                                 

B. Ảnh cùng chiều với vật

C. Ảnh nằm cùng phía vật so với gương cầu lõm

D. Ảnh này không thể hứng được trên màn

Câu 7: Di chuyển một vật sáng trước một gương người ta thấy có những vị trí mà tại đó không thể quan sát được ảnh của vật trong gương. Hỏi gương đó thuộc loại nào? Chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. Gương phẳng            B. Gương cầu lồi               C. Gương cầu lõm

D. Có thể là một trong ba loại gương kể trên.

Câu 8: Vật như thế nào có thể coi là gương cầu lõm?

A. Vật có dạng hình cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm

B. Vật có dạng mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng

C. Vật có dạng mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.

Cả A, B và C đều đúng

Câu 9: Trong các vật sau, vật nào có thể coi là gương cầu lõm?

A. Pha đèn pin                                                          B. Mặt trong của cái muỗng inox

C. Mặt trên của cái chảo đánh bóng                        D. Cả 3 vật đều được

Câu 10: Tại sao người ta không dùng gương cầu lõm làm gương chiếu hậu cho ôtô, xe máy? Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Vì ảnh của các vật qua gương không đổi xứng với các vật qua gương

B. Vì ảnh của các vật qua gương lớn hơn vật

C. Vì gương có phạm vi quan sát hẹp

D. Vì gương cầu lõm không đẹp bằng gương cầu lồi.

Câu 11: Vì sao nhờ có gương phản xạ đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng đi xa?

A. Vì gương lõm trong pin hắt ánh sáng trở lại                       

B. Vì gương cho ảnh ảo rõ hơn

C. Vì pha đèn là gương cầu lõm nên có thể phản xạ lại thành chùm tia song song

D. Vì nhờ gương mà ta nhìn thấy những vật ở xa.

Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh của một vật qua gương cầu lõm? Chọn phương án đúng nhất.

A. Ảnh nhìn thấy trong gương luôn lớn hơn vật

B. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo

C. Ảnh nhìn thấy trong gương không thể hứng được trên màn.

D. Các phát biểu A, B và C đều đúng.

Câu 13: Đặt một vật trước một gương thấy ảnh của vật trong gương có kích thước lớn hơn vật. Hỏi gương đó là loại gương nào? Chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. Gương phẳng           

B. Gương cầu lồi          

C. Gương cầu lõm

D. Có thể là một trong ba loại gương kể trên

Câu 14: Khi chiếu một chùm sáng song song vào gương cầu lõm, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chùm tia phản xạ?

A. Chùm tia phản xạ là chùm hội tụ                        B. Chùm tia phản xạ là chùm phân kì

C. Chùm tia phản xạ là chùm song song                  D. Các khả năng A, B và C đều có thể xảy ra

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường đi của một tia sáng khi đến gương cầu lõm?

A. Các tia sáng khi đến gặp gương cầu lõm đều bị phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng

B. Khi phản xạ trên gương cầu lõm, tia tới và tia phản xạ sẽ trùng nhau nếu tia tới đi qua tâm gương

C. Chùm tia sáng song song đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia sáng phản xạ là một chùm sáng hội tụ

D. Các phát biểu A, B và C đều đúng

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa tia tới và tia phản xạ của nó qua gương cầu lõm?

A. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc với nhau

B. Tia tới và tia phản xạ luôn song song với nhau

C. Tia tới và tia phản xạ luôn tuân theo định luật phản xạ ánh sáng

D. Tia tới và tia phản xạ luôn hợp với nhau một góc nhọn

Câu 17: Tác dụng của gương cầu lõm là gì?

A. Biến đổi chùm tia tới ss thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm

B. Biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song.

C. Tạo ảnh ảo, lớn hơn vật                                     

D. Các A, B và C đều đúng

...

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời đun nóng vật. Giải thích vì sao vật nóng lê?

.........................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................

Câu 2: Tại sao trong pha đèn pin (đèn ôtô, xe máy) người ta thường dùng gương cầu lõm mà không dùng gương phẳng hay gương cầu lồi?

.........................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................

 

---Để xem tiếp nội dung Bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn tập chủ đề Gương cầu lõm môn Vật lý 7 các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn tập chủ đề Gương cầu lõm môn Vật lý 7. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON