Nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 7 tài liệu Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Động vật không xương sống Sinh học 7 năm 2020 đầy đủ và chi tiết được biên tập và tổng hợp giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các em. Mời các em cùng tham khảo.
TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG SINH HỌC 7 NĂM 2020
Câu 1 : Máu giun đất có màu:
a. Không màub. Màu đỏ c. Vàng nhạtd. Màu đất
Câu 2: Sâu bọ có bao nhiêu đôi chân bò ?
a. Hai đôib. Ba đôic. Bốn đôid. Năm đôi
Câu 3: Các động vật nào dưới đây thuộc lớp Giáp xác?
a. Tôm, mọt ẩm, cua đồng đựcc. Tôm, ốc sên, bò cạp
b. Tôm, mực, mọt ẩmd. Ốc sên, mực, trai
Câu 4: Cơ quan hô hấp của châu chấu là:
a. Mangc. Hệ thống ống khí.
b. Hệ thống túi khí d. Da
Câu 5 : Giun đũa kí sinh ở đâu?
a. Ruột già ngườic. Ruột non người
b. Manh tràng ngườid. Dạ dày người
Câu 6: Hãy xếp lại số thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện :
1. Chăng các sợi tơ vòng3. Chăng sợi tơ phóng xạ
2. Chờ mồi( thường ở trung tâm lưới)4. Chăng dây tơ khung
a. 2→4→3→1c. 4→1→3→2
b. 4→3→1→2d. 2→3→4→1
Câu 7: Những thân mềm nào dưới đây có hại?
a. Ốc sên, trai sôngc. Ốc gạo, sò, ốc mút
b. Ốc sên, ốc mút, ốc bươu vàngd. Ốc gạo, hến, mực
Câu 8: Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ :
a. Có thành tế bàoc. Có điểm mắt
b. Có diệp lụcd. Có không bào lớn
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không có ở trai sông?
a. Vỏ có 3 lớpc. Miệng có tua dài và tua ngắn
b. Có khoang áod. Có tấm mang
Câu 10:Phần phụ nào của tôm sông có chức năng bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng?
a. Các chân hàmc. Các chân bụng
b. Các chân ngựcd. Tấm lái
Câu 11: Để phòng tránh giun móc câu ta phải:
a. Không đi chân khôngc. Không ăn rau sống
b. Rửa tay trước khi ănd. Tiêu diệt ruồi nhặng ở trong nhà
Câu 12: Cành san hô dùng để trang trí thuộc bộ phận nào?
a. Phần thịt và khung xương san hôc. Toàn bộ cơ thể san hô
b. Phần thịt san hôd. Khung xương bằng đá vôi
Câu 13:Trùng biến hình di chuyển nhờ:
a. Nhờ roic. Nhờ chân giả
b. Nhờ lông bơid. Không có cơ quan di chuyển
Câu 14: Sự lột xác chỉ có ở:
a. Châu chấu, mốic.Tôm, châu chấu
b. Tôm, nhệnd. Nhện, bọ cạp
Câu 15: Nhóm nào sau đây gồm các đại diện của giun tròn
a. Giun Đất, Giun Đỏ, Đỉa, Rươi
b. Sán Lông, Sán Lá Gan, Sán Bã Trầu, Sán Dây
c. Sán Bã Trầu, Giun Đũa, Giun Kim, Giun Móc Câu
d. Giun Đũa, Giun Kim, Giun Móc Câu, Giun Rễ Lúa
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh
a. Các nội quan tiêu biến.b. Kích thước cơ thể to lớn.
c. Mắt lông bơi phát triển.d .Giác bám phát triển .
Câu 17: Tế bào gai của thủy tức có chức năng
a. Tự vệ và bắt mồi. b. Sinh sản
c. Tiêu hóa mồi. d. Không có chức năng gì.
Câu 18: San hô khác hải quỳ ở các đặc điểm?
a. Có lối sống bám, cơ thể hình trụ
b. Sống tập đoàn, có ruột khoang thông với nhau, có bộ xương đá vôi
c. Sống tập đoàn, có bộ xương đá vôi
d. Sống cá thể, có bộ xương đá vôi
Câu 19: Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:
a. Trùng giày, trùng kiết lị. b. Trùng biến hình, trùng sốt rét.
c. Trùng sốt rét, trùng kiết lị. d. Trùng roi xanh, trùng giày.
Câu 20: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng ?
a. Trùng giày. b. Trùng biến hình.
c. Trùng sốt rét. d. Trùng roi xanh.
Câu 21. Đặc điểm nhận dạng đơn giản nhất của các đại diện ngành Giun đốt là
a. Hô hấp qua mạng.
b. Cơ thể thuôn dài và phân đốt.
c. Hệ thần kinh và giác quan kém phát triển.
d. Di chuyển bằng chi bên.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây về đỉa là sai?
a. Ruột tịt cực kì phát triển.
b. Bơi kiểu lượn sóng.
c. Sống trong môi trường nước lợ.
d. Có đời sống kí sinh toàn phần.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây về rươi là đúng?
a. Cơ thể phân đốt và chi bên có tơ.
b. Sống trong môi trường nước mặn.
c. Cơ quan cảm giác kém phát triển.
d. Có đời sống bán kí sinh gây hại cho người và động vật.
Câu 24. Đặc điểm nào sau đây giúp đỉa thích nghi với lối sống kí sinh?
a. Các tơ chi tiêu giảm.
b. Các manh tràng phát triển để chứa máu.
c. Giác bám phát triển.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 25. Rươi di chuyển bằng
a. Giác bám.
b. Hệ cơ thành cơ thể.
c. Chi bên.
d. Tơ chi bên.
Câu 26. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những đại diện của ngành Giun đốt?
a. Rươi, giun móc câu, sá sùng, vắt, giun chỉ.
b. Giun đỏ, giun chỉ, sá sùng, đỉa, giun đũa.
c. Rươi, giun đất, sá sùng, vắt, giun đỏ.
d. Giun móc câu, bông thùa, đỉa, giun kim, vắt.
Câu 27. Đặc điểm nào ở đỉa giúp chúng thích nghi với lối sống bán kí sinh?
a. Các sợi tơ tiêu giảm.
b. Ống tiêu hóa phát triển các manh tràng để chứa máu.
c. Giác bám phát triển để bám vào vật chủ.
d. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 28. Sá sùng sống trong môi trường
a. Nước ngọt. b. Nước mặn. c. Nước lợ. d. Đất ẩm.
Câu 29. Trong số các đặc điểm sau, đặc điểm có ở các đại diện của ngành Giun đốt là
1. Cơ thể phân đốt.
2. Có xoang cơ thể.
3. Bắt đầu có hệ tuần hoàn.
4. Hô hấp qua da hoặc mang.
Số phương án đúng là
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
Câu 30. Giun đốt có khoảng trên
a. 9000 loài. b. 10000 loài.
c. 11000 loài. d. 12000 loài.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
b |
b |
a |
c |
c |
b |
b |
b |
c |
c |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
a |
d |
c |
c |
d |
d |
a |
b |
c |
d |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
b |
b |
a |
d |
d |
c |
d |
b |
d |
a |
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Động vật không xương sống Sinh học 7 năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: