YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập lớp Hình nhện - ngành Chân khớp Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập lớp Hình nhện - ngành Chân khớp sinh học 7 có đáp án tài liệu bao gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập lớp Hình nhện và vai trò của ngành Chân khớp trong chương trình Sinh học 7 sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt cho các kỳ kiểm tra sắp tới. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

LỚP HÌNH NHỆN - NGÀNH CHÂN KHỚP

Câu 1: Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau:

(1): Chăng tơ phóng xạ.       (2): Chăng các tơ vòng.       (3): Chăng bộ khung lưới.

Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí.

A. (3) → (1) → (2).                                     B. (3) → (2) → (1).    

C. (1) → (3) → (2).                                      D. (2) → (3) → (1).

Câu 2: Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác:

(1): Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.      (2): Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.

(3): Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc.   (4): Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.

A. (3) → (2) → (1) → (4).              B. (2) → (4) → (1) → (3).

C. (3) → (1) → (4) → (2).              D. (2) → (4) → (3) → (1).

Câu 3: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Ở phần bụng của nhện, phía trước là…(1)…, ở giữa là …(2)… lỗ sinh dục và phía sau là …(3)….

A. (1) : một khe thở ; (2) : hai ; (3) : các núm tuyến tơ

B. (1) : đôi khe thở ; (2) : một ; (3) : các núm tuyến tơ

C. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : hai ; (3) : một khe thở

D. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : một ; (3) : đôi khe thở

Câu 4: Cơ thể của nhện được chia thành

A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.            

B. 2 phần là phần đầu và phần bụng.

C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.

D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.

Câu 5: Lớp Hình nhện có khoảng bao nhiêu loài?

A. 3600 loài.                                                 B. 20000 loài.          

C. 36000 loài.                                               D. 360000 loài.

Câu 6: Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò?

A. 1.                           B. 2.                           C. 3.                           D. 4.

Câu 7: Trong lớp Hình nhện, đại diện nào dưới đây vừa có hại, vừa có lợi cho con người?

A. Ve bò.                   B. Nhện nhà.             C. Bọ cạp.                 D. Cái ghẻ.

Câu 8: Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới?

A. Đôi chân xúc giác.                                  B. Bốn đôi chân bò.  

C. Các núm tuyến tơ.                                  D. Đôi kìm.

Câu 9: Ở nhện, bộ phận nào dưới đây nằm ở phần bụng?

A. Các núm tuyến tơ.                                   B. Các đôi chân bò.      

C. Đôi kìm.                                                   D. Đôi chân xúc giác.

Câu 10: Động vật nào dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện?

A. Cua nhện.             B. Ve bò.                   C. Bọ ngựa.               D. Ve sầu.

Câu 11: Trong số những chân khớp dưới đây, có bao nhiêu loài có giá trị thực phẩm?

      1. Tôm hùm        2. Cua nhện.              3. Tôm sú       4. Ve sầu

Số ý đúng là :           

A. 1.                          B. 2.                           C. 3.                           D. 4.

Câu 12: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?

A. Tôm sông, nhện, ve sầu.                         B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ.

C. Kiến, ong mật, nhện.                               D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.

Câu 13: Số đôi chân ngực ở tôm sông, nhện nhà, châu chấu lần lượt là

A. 3, 4 và 5.                                                   B. 4, 3 và 5.              

C. 5, 3 và 4.                                                   D. 5, 4 và 3.

Câu 14: Tôm sông có những tập tính nào dưới đây?

A. Dự trữ thức ăn.                                        B. Tự vệ và tấn công.               

C. Cộng sinh để tồn tại.                                D. Sống thành xã hội.

Câu 15: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác là

A. cơ thể phân đốt.                                      

B. phát triển qua lột xác.

C. các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.                     

D. lớp vỏ ngoài bằng kitin.

Câu 16: Trong ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị lớn về mặt thực phẩm cho con người?

A. Lớp Đuôi kiếm.                                        B. Lớp Giáp xác.     

C. Lớp Hình nhện.                                       D. Lớp Sâu bọ.

Câu 17: Động vật nào dưới đây có tập tính chăn nuôi động vật khác?

A. Kiến cắt lá.                                                B. Ve sầu.     

C. Ong mật.                                                   D. Bọ ngựa.

Câu 18: Tập tính nào dưới đây không có ở kiến?

A. Đực cái nhận biết nhau bằng tín hiệu. 

B. Chăm sóc thế hệ sau.

C. Chăn nuôi động vật khác.                                 

D. Dự trữ thức ăn.

Câu 19: Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội?

A. Kiến                      B. Ong                       C. Mối                       D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?

A. Bướm.         B. Ong mật.         C. Nhện đỏ.         D. Bọ cạp.

Đáp án trắc nghiệm ôn tập lớp Hình nhên - ngành Chân khớp Sinh học 7

1A, 2C, 3B, 4D, 5C, 6D, 7C, 8B, 9A, 10B

11C, 12C, 13D, 14B, 15C, 16B, 17A, 18A, 19D, 20A.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập lớp Hình nhện - ngành Chân khớp Sinh học 7 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF