Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bài tập ôn thi HSG chủ đề Đột Biến Gen môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.
BÀI TẬP ÔN THI HSG CHỦ ĐỀ ĐỘT BIẾN GEN
MÔN SINH HỌC 9
Bài 1:
Số liên kết hydro sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau:
- Mất 1 cặp Nuclêôtít.
- Thay cặp Nuclêôtít này bằng cặp Nuclêôtít khác
Đáp án:
Số liên kết hydro sẽ thay đổi trong các trường hợp sau:
* Mất 1 cặp Nuclêôtít. – nếu mất cặp A - T sẽ giảm đi 2 liên kết hydro.
- nếu mất cặp G - X sẽ giảm đi 3 liên kết hydro.
* Thay bằng cặp khác:
- Thay cặp A – T bằng cặp T – A (và ngược lại) hoặc cặp G – X bằng cặp X – G (và ngược lại) thì số liên kết hydro vẫn không thay đổi
- Thay cặp G – X bằng cặp T – A sẽ giảm đi 1 liên kết hydro.
- Thay cặp A – T bằng cặp G – X sẽ tăng lên 1 liên kết hydro.
Bài 2:
Gen A bị đột biến thành gen a. Em hãy xác định vị trí và loại đột biến trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp
- Trường hợp 2: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với axit amin thứ 3 trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp
Đáp án
Trường hợp 1: Do phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp vì thế đột biến gen thuộc loại thêm cặp hoặc mất cặp nuclêôtit diễn ra tại vị trí một trong 3 cặp nuclêôtit đầu tiên của gen A
Trường hợp 2: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với axit amin thứ 3 trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp vì thế đây là đột biến thay thế cặp nuclêôtit ở vị trí một trong ba nuclêôtit ở bộ ba thứ 3 trên gen A.
Bài 3:
Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ \(\frac{{A + G}}{{T + X}}\)?
Đáp án:
Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ \(\frac{{A + G}}{{T + X}}\)?
- Không có dạng nào vì với ADN có cấu trúc mạch kép luôn có: A=T; G=X
Nên tỉ lệ \(\frac{{A + G}}{{T + X}}\) luôn không đổi.
Bài 4:
Gen B có tổng số nuclêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3500, gen này bị đột biến mất 6 nuclêôtit thành gen b. Biết khi gen B và b tự nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại Ađênin môi trường cung cấp cho gen b ít hơn gen B là 14 nuclêôtit.
- Gen B gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn?
- Xác định chiều dài của gen B và gen b?
- Xác định số liên kết hiđrô của gen b?
Đáp án:
* Số chu kỳ xoắn của gen B: \(\frac{{3000}}{{20}}\)= 150
* Chiều dài các gen:
- Chiều dài gen B: = \(\frac{{3000}}{{20}}\)x 3,4 = 5100 A0.
- Chiều dài gen b:
Tổng số nuclêôtit của gen b: 3000 – 6 = 2994
=> Chiều dài gen b: = \(\frac{{2994}}{{20}}\)x 3.4 = 5089,8 A0…
* Số liên kết hiđrô của gen b:
- Số nuclêôtit loại Ađênin của gen B bị mất: 14/(23-1) = 2.
=> Gen B bị mất 2 cặp A-T và 1 cặp G – X
=> Gen b ít hơn gen B 7 liên kết hiđrô
=> số liên kết hiđrô của gen b: 3500 – 7 = 3493
Bài 5:
Một gen ở vi khuẩn E. coli dài 0,51 µm có 3600 liên kết hiđrô bị đột biến, sau đột biến gen tăng thêm 2 liên kết hiđrô.
a. Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen ban đầu.
b. Em hãy cho biết dạng đột biến gen này là gì?
Đáp án:
a) Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen ban đầu:
- Vì chiều dài của gen là 0,51 µm = 5100A0 → số lượng nuclêôtit của gen là: 5100 x2/3,4 = 3000 (nuclêôtit)-
- Theo bài ra và theo NTBS ta lập được hệ phương trình:
2A + 3G = 3600
2A + 2G = 3000
- Giải hệ phương trình ta được: A = T = 900 nuclêôtit, G = X = 600 nuclêôtit
- Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen là: %A = %T = 30%, %G = %X = 20%.
b) Dạng đột biến: Vì gen đột biến tăng thêm 2 liên kết hiđrô so với gen ban đầu, do đó có thể là dạng đột biến:
- Thêm 1 cặp A – T.
- Thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X.
Bài 6:
Giả sử cặp nhiễm sắc thể 21 ở một người mang cặp gen Bb. Gen B có chiều dài bằng 0,408 µm và số nuclêôtit loại T chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen b có khối lượng phân tử bằng 9.105 đvC và số lượng bốn loại nuclêôtit bằng nhau. (Biết khối lượng phân tử trung bình của mỗi nuclêôtit bằng 300 đvC).
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
b. Nếu người trên có cặp thứ 21 chứa 3 nhiễm sắc thể, hãy tính số nuclêôtit từng loại của các gen thuộc cặp nhiễm sắc thể đó.
Đáp án:
a. Số lượng từng loại nu của mỗi gen:
* Gen B: Đổi 0,408 mm = 4080Aº
Tổng số nu của gen B là: NB = 2L/3,4 = 4080 x 2/3,4 = 2400(nu)
- Số nu mỗi loại của gen B là: TA = AB = 30 x 2400/100 = 720 (nu)
=> GB = XB = 480 (nu)
* Gen b:
Tổng số nu của gen b là: Nb = M/300 = 9 x 105/300 = 3000 (nu)
Số nu mỗi loại của gen b là: Ab = Tb = Gb = Xb = 3000/4 = 750 (nu)
b.- Người có cặp thứ 21 chứa 3 NST " kiểu gen là BBb hoặc Bbb.
* TH1: Nếu kiểu gen là BBb:
Số lượng nu từng loại là:
A = T = 2.AB + Ab = 2 . 720 + 750 = 2190 (nu)
G = X = 2.GB + Gb = 2 . 480 + 750 = 1710 (nu)
* TH2: Nếu kiểu gen là Bbb:
Số lượng nu từng loại là:
A = T = AB + 2.Ab = 720 + 2 . 750 = 2220 (nu)
G = X = GB + 2.Gb = 480 + 2 . 750 = 1980 (nu)
Bài 7:
Gen B có chiều dài 0,51mm bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4 A0.
a) Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.
b) Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1 nuclêôtit là 300 ĐVC.
Đáp án:
a) Dạng đột biến:
- Chiều dài tăng thêm 3,4 Aº → tương ứng 1 cặp nuclêôtit.
- Chiều dài gen b hơn gen B → đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
b) Khối lượng phân tử gen b:
- Đổi 0,51 mm = 5100 Aº
- Chiều dài gen b: 5100 + 3,4 = 5103, 4 A º
- Số nuclêôtit của gen b: 5103,4 x 2/3,4 = 3002 nuclêôtit
- Khối lượng phân tử gen b: 300 x 3002 = 900.600 đvc
Bài 8:
Một gen quy định cấu trúc của một pôlipeptit gồm598 axit amin có tỉ lệ: G : A = 4 : 5.
- Tính chiều dài của gen.
- Tính số lượng nuclêôtit từng loại do môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao liên tiếp 6 lần.
- Do đột biến, một cặp A-T của gen được thay thế bằng cặp G – X. Số liên kết hyđrô trong gen thay đổi như thế nào?
Đáp án:
1, Tính chiều dài của gen:
Số N của gen: (598 + 2) x3 x2 = 3600.
Chiều dài của gen: (3600 : 2) x 3,4 = 6120 A0
2, Số lượng nuclêôtit từng loại :
A + G = 3600 : 2 = 1800 mà G : A = 4: 5 G : A = 0,8 G = 0,8A
Giải ra ta có: A = T = 1000; G = X = 800.
Số lượng nuclêôtit từng loại do MT cung cấp:
A = T = (26 - 1) x 1000 = 63000 G = X = (26 - 1) x 800 = 50400
3, Số liên kết H…
-Trong gen chưa đột biến: H = (2 x 1000) + (3 x 800) = 4400.
-Trong gen đột biến: A = T = 1000 – 1 =999 G = X = 800 + 1 = 801
H = (2 x 999) + (3 x 801) = 4401.
Vậy gen đột biến nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết H.
Bài 9:
Ở ruồi giấm, gen A qđ tính trạng mắt đỏ, gen a qđ tính trạng mắt hồng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì môi trường nội bào cung cấp cho gen mắt đỏ nhiều hơn gen mắt hồng 90 Nu tự do. Hãy xác định kiểu đột biến có thể xảy ra trong gen đột biến?
Đáp án:
- Khi 2 gen nói trên tự nhân đôi 4 lần MT nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với số gen con là:
24 - 1 = 15
- Vì MTCC cho gen A nhân đôi 4 lần nhiều hơn cho gen a nhân đôi 4 lần là 90 Nu. Do đó 1 gen A nhiều hơn 1 gen a là: 90 : 15 = 6 Nu ( tương đương 3 cặp Nu)
- Các kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến là:
+ Nếu 3 cặp Nu nằm trong 1 bộ ba sẽ bị mất 1 aa trong phân tử protein
+ Nếu 3 cặp Nu nằm ở 2 bộ ba thì sẽ mất 1 aa và thay đổi 1aa trong phân tử protein
+Nếu 3 cặp Nu nằm rải rác ở các vị trí khác nhau thì sẽ mất 1 aa và thay đổi toàn bộ các aa tính từ điểm xảy ra đột biến trong gen
Bài 10:
Một gen có 75 vòng xoắn và có hiệu số giữa G với A bằng 150 Nu. Gen bị đột biến trên 1 cặp Nu và sau đột biến gen có chứa 300 Nu loại A và 450 Nu loại G. XĐ dạng đột biến đã xảy ra trên gen?
Đáp án:
- Xét gen trước đột biến:
Số lượng Nu của gen là: 75. 20 = 1500 Nu
Theo đề bài: G – A = 150 nên G = 150 + A (1)
Mà: A + G = N/2 = 750 (2)
Từ (1) và (2) ta có: A = T = 300
G = X = 450
- Xét gen sau đột biến:
A = T = 300 và G = X = 450
Như vậy trước và sau đột biến số lượng từng loại Nu của gen không thay đổi.
Vậy đã xảy ra đột biến thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác cùng loại:
+ Thay cặp A – T này bằng cặpT– Akhác. Hoặc thay cặp G – X này bằng cặp X – G khác. ( vì đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp Nu).
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Bài tập ôn thi HSG chủ đề Đột Biến Gen môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: